Hôm nay,  

Mất Cân Bằng Trong Kinh Tế Toàn Cầu: Dân Chủ Xã Hội và Xã Hội Chủ Nghĩa (Bài 25)

17/07/202016:30:00(Xem: 13456)

Người viết vốn dị ứng với xã hội chủ nghĩa và cảnh nhà nước lạm dụng quyền lực cho nên nghe đòi mở rộng vai trò của chính quyền để phục vụ xã hội là dán nhãn Mác-Xít theo cách nhìn nhà nước chẳng những không giải quyết mà còn tạo thêm vấn nạn (Government is not the solution to our problem, government is the problem – như Tổng Thống Ronald Reagan phát biểu). Tuy nhiên nghĩ lại thì oan uổng cho thành phần cấp tiến (progressive) khi một số đông trong đó vừa chống tư bản bất công lại chống độc tài cộng sản. Cho nên thiết tưởng cần phân biệt giữa hai mô hình Dân Chủ Xã Hội và Xã Hội Chủ Nghĩa, cọng thêm một khuông mẫu mới là Xã Hội Chủ Nghĩa theo màu sắc Trung Quốc. 


Mô hình Dân Chủ Xã Hội thường được gắn liền với kinh tế gia nổi tiếng John Manyard Keynes. Ông này sống vào đầu thế kỷ 20 nên chứng kiến cảnh Chủ Nghĩa Tư Bản phát triển quá độ dẫn đến chế độ thực dân, bất công xã hội và cuộc Đại Khủng Hoảng 1929. Keynes lại sang Nga nhìn thấy giáo điều Mác-Lenin chà đạp lên quyền tự do cá nhân và làm kiệt quệ nền kinh tế, rồi Đức với sự bùn nổ của tư tưởng Quốc Xã dẫn đến Thế Chiến Thứ Hai thảm khốc. Từ đó Keynes đưa ra giải pháp nhà nước phải đóng vai trò tích cực nhằm ngăn ngừa những quá độ của tư bản, bằng không bất công kinh tế sẽ dẫn đến phẩn nộ và  trào lưu dân túy cùng mầm mống Cộng Sản hay Phát Xít đe doạ hủy diệt quyền tự do cá nhân. Nói cách khác, chính quyền cần mang đến cơ hội đồng đều về kinh tế (economic opportunities – khác với sang bằng giàu nghèo) thì mới bảo vệ được tự do. Nhà nước phải chống độc quyền (monopoly) phát triễn dân sinh (giáo dục, y tế, quyền lợi lao động) tạo điều kiện để mọi người tìm ra được công ăn việc làm tốt (full employment) và chống đỡ nền kinh tế mỗi lần gặp khủng hoảng nhằm giảm thiểu tình trạng bất công và nghèo đói trước khi tâm lý phẫn uất lan tràn. 


Ở Mỹ Tổng Thống Roosevelt đã tiến hành nhiều bước cải cách như phát triển công đoàn và xây dựng mạng lưới an sinh từ sau năm 1929 theo chính sách New Deal để giúp Hoa Kỳ thoát ra Đại Khủng Hoảng. Trong khi đó Âu Châu vẫn còn chế độ thực dân cho nên có thể nói Hoa Kỳ áp dụng mô hình Dân Chủ Xã Hội trước Tây Âu. Nhưng Mỹ là vùng đất mới khai phóng ra đời từ khi dân chúng nổi dậy chống thuế má và sự bảo hộ của vương quốc Anh, do đó người dân Hoa Kỳ có truyền thống độc lập cá nhân (individualism) hoài nghi chính quyền sẽ tước đoạt quyền tự do và tài sản của họ dưới dạng thuế má. Ngược lại Tây Âu sau Thế Chiến Thứ Hai bị chèn ép giữa hai gã khổng lồ Nga và Mỹ nên nhất thiết phải có chính quyền dân chủ đủ mạnh để bảo đảm hoà bình, phục hồi kinh tế và phát triễn dân sinh. Do hoàn cảnh khác biệt này nên từ sau Thế Chiến Thứ Hai Âu Châu phát triễn theo mô hình Dân Chủ Xã Hội trong khi Hoa Kỳ lúc nào cũng bị dằn co giữa vai trò nhà nước lớn hay nhỏ.


Trong khi dân chúng Âu Châu tin vào chính quyền bảo đảm an sinh và quyền tự do cá nhân thì không ít dân chúng Hoa Kỳ chống lại vai trò bành trướng của nhà nước vì họ nghi nghờ sẽ tước đoạt tài sản (qua thuế má) và bóp nghẹt quyền tự do. Cho nên nhiều người Mỹ không phân biệt giữa Dân Chủ Xã Hội hay Xã Hội Chủ Nghĩa, trong cách mạng 1775 họ nổi lên chống “The British are coming” thì nay họ so sánh sự bành trướng của nhà nước giống như “The Communists are coming.”


Tuy nhiên giữa Dân Chủ Xã Hội và Xã Hội Chủ Nghĩa có nhiều khác biệt. Một là dân chủ đa đảng hay độc tài đơn đảng. Thứ nhì nhà nước vẫn phải tôn trọng luật pháp thay vì đứng trên luật pháp. Thứ ba là Tam Quyền Phân Lập. Nền Dân Chủ Xã Hội vẫn tôn trọng quyền tư hữu và kinh doanh tư nhân trong khi nhà nước dùng thuế má để tái phân phối tài sản nhằm giảm bớt giàu nghèo và phát triển dân sinh. Ngược lại trong Xã Hội Chủ Nghĩa không có quyền tư hữu kinh doanh tư nhân, nhà nước nắm trọn của cải và mọi sinh hoạt kinh tế trong nước để chia đều cho mọi người (mà cho đảng viên được nhiều hơn!) 


Xã Hội Chủ Nghĩa theo mô hình Trung Quốc (Việt Nam đang áp dụng) lại là một khuôn mẫu mới. Trước đây tư bản tạo ra của cải (wealth creation) trong khi cộng sản hô hào phân phối của cải (wealth distribution) dẫn đến tình trạng nghèo khó. Nhưng sau khi Liên Bang Xô Viết phá sản thì Đặng Tiểu Bình lập luận mèo trắng mèo đen cũng đều bắt chuột, đảng Cộng Sản tuy vẫn nắm độc quyền lãnh đạo nhưng tính chính danh đặt trên tăng trưởng GDP. Nhà cầm quyền tuy chấp nhận quyền tư hữu và kinh doanh nhưng phải có khả năng điều hành quốc gia tốt (good governance) nhằm tạo ổn định (stability) cho dân giàu nước mạnh. Kết quả nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng nhảy vọt đưa 1.5 tỷ người ra khỏi ngưỡng cửa nghèo khó trong đó 500-700 triệu người tiến vào giới trung lưu với mức sống và tiêu thụ không kém gì Tây Phương. Trung Quốc tự xem đang ở vào thời đại hoàn kim hơn cả đời nhà Hán. Dân chúng tuy có quyền tư hữu, khu vực kinh tế tư nhân dù được khuyến khích tăng trưởng vô cùng linh động nhưng vẫn đặt dưới sự giám sát trong khi nhà nước tiếp tục sở hữu đất đai, độc quyền lãnh đạo và đưa ra chiến lược công nghệ phát triễn quốc gia. Giữa nhà nước và các tập đoàn chủ lưc (Huawei, Alibaba, v.v…) mập mờ công hay tư.


Nói tóm lại hiện có 3 mô hình của 3 nền kinh tế lớn cạnh tranh lẫn nhau gồm Tư Bản (Hoa Kỳ), Dân Chủ Xã Hội (Tây Âu) và Xã Hội Chủ Nghĩa với màu sắc Trung Quốc. Âu Châu và Trung Quốc sẽ không thay đổi phương thức của mình trừ phi có biến động chính trị, trong khi tại Hoa Kỳ đang có biến động chính trị lớn dằn co quyết liệt giữa hai khuynh hướng Tư Bản và Dân Chủ Xã Hội. Còn lại các nước đang mở mang thì dân chúng thích nếp sống tự do Âu-Mỹ trong khi lãnh đạo lại muốn làm ăn với Trung Quốc để làm giàu và trị dân cho dễ. 

 

Ý kiến bạn đọc
07/08/202001:38:07
Khách
Trích: “từ sau Thế Chiến Thứ Hai Âu Châu phát triễn theo mô hình Dân Chủ Xã Hội trong khi Hoa Kỳ lúc nào cũng bị dằn co giữa vai trò nhà nước lớn hay nhỏ”. Đây là sự biện luận cực kỳ láo khoét nhất mà ai cũng nhận thấy. Cả Âu châu đều theo tư bản chủ nghĩa. Ngay cả các quốc gia thuộc khối CS Nga cũng theo Tư Bản Chủ Nghĩa sau khi chế độ CNXH sụp đổ. Chả có cái quái gì gọi là Dân Chủ Xã Hội.
Năm xưa tổng thống Pháp Mitterrand cũng dụ dân Tây theo Xã Hội Dân Chủ bằng cách quốc hữu hoá ngân hàng và các nghành công nghệ chính. Kết quả sau 5 năm, nền kinh tế Pháp suy sụp chưa từng thấy, thất nghiệp tràn lan. Cũng may là các nhà chíng trị gia Pháp thấy được nên chống đối nên mới thay đổi lại. Hãy coi bài học của Venezuela mới xảy ra vài năm trước đây để đừng bị mắc vào cái bẫy của những tên đội lốt Dân Chủ Lưu Manh.
Chính chế độ Tư Bản mới có nhiều lợi nhuận để cải thiện xã hội, nâng cao đời sống của giới lao động nghèo khó.
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Theo Seth Berkley, cựu giám đốc Gavi (2011-2023), kế hoạch cắt tài trợ cho các chương trình tiêm chủng toàn cầu của Trump có thể khiến Hoa Kỳ tự chuốc lấy hiểm họa về y tế và kinh tế. Những mối đe dọa lớn nhất đối với an ninh y tế của người dân Hoa Kỳ hiện nay là gì? Có không ít mối nguy đang rình rập chúng ta: cúm gia cầm không chỉ lây lan ở chim và gia súc mà còn ở hơn 50 loài động vật hữu nhũ khác; bệnh sởi đang bùng phát trở lại ở nhiều quốc gia; COVID-19 vẫn tiếp tục hoành hành và có thể biến đổi thành chủng nguy hiểm hơn; Uganda vẫn đang chật vật với dịch Ebola, còn Mpox đã có mặt ở 127 quốc gia.
Dưới đây là hai câu chuyện tình cảm thầm kín, hồn nhiên, trong trắng có thật 100%, chưa hề lấm vết bụi trần trong tuổi hồn nhiên thanh xuân đôi tám, đã xảy ra cách đây hơn nửa thế kỷ tại quê hương yếu dấu Việt Nam của chúng ta. Đó là 2 câu chuyện tình cảm của 2 chàng nhạc sĩ thư sinh tài tử trong thời hàn vi, thân thiết với nhau như hai anh em ruột thịt sống trong một nhà, đánh đàn trong cùng một ban nhạc vào những ngày lễ nghỉ cuối tuần.
Peter Baum (CEO của Baum Essex bản doanh ở New York) đã chuyển các nhà máy từ TQ vào VN, Ấn Độ, Campuchia từ 2019: Bây giờ Trump làm suy thoái toàn cầu và làm hãng Mỹ sập tiệm - Báo WSJ: Thuế quan của Trump sẽ là lợi nhuận cho ngành vận động hành lang: các nước sẽ móc nối với gia đình Trump xin gặp, thương thuyết xin giảm thuế - Các công ty cung cấp phụ tùng xe từ TQ nói: dân Mỹ phải gánh chịu mức thuế quan của Trump, vì các hãng này sẽ không vào Mỹ mở xưởng
Trái với các thông tin sai lệch lan truyền trên mạng xã hội, người nhập cư không có giấy tờ vẫn có thể – và thực tế – có đóng thuế tại Hoa Kỳ thông qua mã số nhận dạng người nộp thuế (TIN) do Sở Thuế vụ liên bang (IRS) cấp. Một bài đăng trên mạng đặt nghi vấn: “Có người nói rằng công nhân không giấy tờ vẫn đóng thuế? Và vì vậy họ nên được ở lại? Làm sao bạn có thể đóng thuế nếu bạn không được phép làm việc tại Hoa Kỳ? Thật vô lý!”
(WASHINGTON, ngày 2 tháng 4, Reuters) – Tổng Thống Donald Trump tuyên bố sẽ áp mức thuế cơ bản 10% lên toàn bộ hàng hóa nhập cảng vào Hoa Kỳ, đồng thời ban hành các mức thuế cao hơn đối với khoảng 60 quốc gia khác, bao gồm cả những đối tác mậu dịch hàng đầu của Mỹ. Hành động này khiến xung đột thương mại càng leo thang căng thẳng, thị trường tài chánh toàn cầu lao đao và các đồng minh thân cận của Mỹ không khỏi hoang mang, lo lắng.
Ngày tàn xuân thuở xưa ấy, cách nay đã 50 năm. Một cuộc đổi mới dẫn đến loạn lạc xã hội, ly tán gia đình. Máu tiếp tục đổ sau chiến tranh. Lệ nóng trào tuôn, hòa thêm vị mặn trên đại dương thống khổ. Hàng trăm nghìn gia đình bị đẩy lên những vùng ma thiêng nước độc để canh tác mưu sinh lập đời mới.
- Cộng Hòa kinh hoàng: Ứng cử viên Susan Crawford (đảng Dân chủ ủng hộ) được bầu vào Tòa Tối cao Wisconsin - Florida: Cộng Hòa thắng 2 ghế Dân Biểu liên bang - Elon Musk xù tiền cử tri Pennsylvania, bị kiện
(LONDON, ngày 2 tháng 4, Reuters) – Bắt đầu từ thứ Tư, ngày 2 tháng 4 năm 2025, du khách đến từ các quốc gia Âu Châu sẽ phải xin giấy phép du lịch điện tử trước khi đặt chân đến Anh. Đây là một phần trong chính sách mới nhằm siết chặt an ninh nhập cư. Chính phủ Anh đang học theo mô hình của nhiều quốc gia khác bằng cách duyệt xét và sàng lọc du khách ngay từ khâu chuẩn bị hành trình.
Chiều tối thứ Ba 1/4, cuộc đua vào Toà Tối Cao Wisconsin đã có kết quả. Người chiến thắng là Chánh án Susan Crawford – người mà Elon Musk đã chi hàng triệu đô-la để tặng cử tri nào bỏ phiếu chống lại bà. Chánh án Crawford đã giành được nhiệm kỳ 10 năm tại Tòa Tối Cao trước đối thủ Brad Schimel, chánh án Waukesha County và cựu tổng chưởng lý đảng Cộng hòa. Đây là cuộc bầu cử ở tiểu bang chiến trường lớn đầu tiên trong nhiệm kỳ thứ hai của Donald Trump. Theo nhận định của NBC News, cuộc bầu cử phi đảng phái này đã thu hút sự chú ý của toàn quốc và trở thành cuộc đua vào Tòa Tối Cao tiểu bang tốn kém nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. Thẩm phán Susan Crawford đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử vào Tòa án Tối cao Wisconsin với tỷ lệ 55,7% so với 44,3% của đối thủ bảo thủ Brad Schimel. Chiến thắng này giúp duy trì thế đa số 4-3 trong tòa án cao nhất của bang. Cuộc bầu cử này được chú ý vì sự tài trợ mạnh mẽ từ Elon Musk, người đã đóng góp hơn 25 triệu đô cho chiến dịch của Schimel. ​
(HOA KỲ, ngày 1 tháng 4, Reuters) – Theo dữ liệu ban đầu do chính phủ Hoa Kỳ công bố, số người bị bắt giữ khi vượt biên trái phép từ biên giới Hoa Kỳ - Mexico trong tháng 3 vừa qua đã giảm xuống mức thấp kỷ lục.
- Nhật có thể chết 300.000 người, mất tới 1,81 nghìn tỷ đô nếu động đất lớn 8 hay 9 độ được dự đoán 80% sẽ xảy ra đáy Nankai. - Larry Fink (CEO công ty BlackRock, quỹ đầu tư 11 nghìn tỷ đô): chủ nghĩa bảo hộ đã quay trở lại mạnh mẽ, ai cũng lo về kinh tế
(HOA KỲ, ngày 31 tháng 3, Reuters) – Một tòa án liên bang vừa ra lệnh ngăn chặn việc sa thải 19 nhân viên tình báo từng được phân công làm việc trong các chương trình về DEIA, vốn đã bị Trump ra lệnh xóa bỏ.
(WASHINGTON, ngày 31 tháng 3, Reuters) – Chính phủ Hoa Kỳ vừa công bố các biện pháp trừng phạt nhằm vào sáu viên chức cao cấp của TQ và Hồng Kông, với cáo buộc họ có hành vi “đàn áp liên quốc gia” và làm suy yếu quyền tự trị của Hồng Kông. Đây được xem là một trong những biện pháp đầu tiên của chính quyền Trump trong nhiệm kỳ mới nhằm trừng phạt TQ vì đàn áp các nhà hoạt động dân chủ tại đặc khu này.
Phán quyết buộc chính phủ liên bang của Trump phải đảo ngược quyết định đóng cửa cơ quan VOA và các đài phát thanh khác có chương trình tin tức với khán giả ở những nơi như Trung Quốc, Việt Nam, và Cuba. Đài phát thanh này cung cấp tin tức bằng gần 50 ngôn ngữ và có lượng khán giả hơn 350 triệu người mỗi tuần, bao gồm những nước không có tự do báo chí.
Bài viết này sẽ phân tích một đoạn văn nói về lời dạy về minh tâm và kiến tính, ghi trong sách Trúc Lâm Tông Chỉ Nguyên Thanh, một tác phẩm về Thiền Tông Việt Nam xuất bản lần đầu vào năm 1796. Tác phẩm này được in trong Ngô Thì Nhậm Toàn Tập - Tập V, ấn hành năm 2006 tại Hà Nội, do nhiều tác giả trong Viện Nghiên Cứu Hán Nôm biên dịch.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.