Hôm nay,  

Mất Cân Bằng Trong Kinh Tế Toàn Cầu: Khối Euro (Bài 23)

23/05/202011:16:00(Xem: 4894)

Khối Euro (Eurozone) gồm 19 quốc gia Âu Châu dùng chung đồng Euro. Khối Euro được hình thành trong mục đích thúc đẩy mậu dịch khi không còn phải hoán chuyển giữa các đơn vị tiền tệ riêng lẻ của mỗi nước thành viên. Ít ai ngờ rằng chính lợi thế này của đồng Euro lại trở thành sợi dây lòi tói cột chặc nhiều nước chết chùm trong cơn khủng hoảng!


Lý do mỗi quốc gia có đơn vị tiền tệ riêng khi gặp kinh tế suy sụp đồng bạc sẽ mất giá. Nhập khẩu tự động sút giảm vì mua vào mắc trong khi xuất khẩu tăng do bán ra rẻ giúp kinh tế có cơ hội phục hồi. Nhưng nay những nước Nam Âu bị trói buộc vào Euro khi rơi vào khủng hoảng không thể tự mình hạ giá đồng bạc vì trong khối còn nhiều nền kinh tế mạnh như Đức và Bắc Âu, cho nên phải lệ thuộc vào sự giúp đỡ (và nghi kỵ mắng nhiếc) của những nước mạnh này.


Đồng bạc gắn liền với chủ quyền quốc gia; chủ quyền quốc gia lại đi đôi với tự ái dân tộc. Khi gia nhập vào khối Euro các nước Nam Âu đã từ bỏ quyền in bạc và không còn tùy tiện tăng hay giảm ngân sách để kích thích tăng trưởng. Trên nguyên tắc mỗi quốc gia vẫn tự mình quyết định chi thu nhưng lại bị gò bó trong khuông khổ của Eurozone nên thực tế bị Đức - vốn là nền kinh tế mạnh nhất Âu Châu – áp đão. Nói cách khác mức độ tăng trưởng và con số thất nghiệp ở Nam Âu bị định đoạt bởi Berlin và Brussell (thủ phủ của Đức và của Eurozone.) Điều này gợi nhớ món nợ ân oán khi Đức thống trị các nước Âu Châu trong Thế Chiến Thứ Hai làm nổ bùng làn sóng dân túy đe dọa tách rời khỏi khối Euro. 


Âu Châu gồm hai khu vực kinh tế mạnh (Đức và Bắc Âu) và yếu (Nam Âu), nhưng một khi khối Euro được hình thành thế giới lạc quan tin rằng chỉ còn một Eurozone không còn làn ranh giữa mạnh và yếu. Để so sánh Hoa Kỳ tuy có tiểu bang giàu như California hay nghèo như Mississipi nhưng nợ công Liên Bang là do nước Mỹ mượn chớ không phải từng tiểu bang vay. Vì mập mờ giữa quy chế Liên Hiệp (Âu Châu) hay Liên Bang (Mỹ) nên khi mới gia nhập khối Euro các nước Nam Âu mượn tiền dễ dãi với lãi xuất thấp giống như Bắc Âu, vì các nhà đầu tư nghĩ rằng tiền cho nước nào vay cũng vẫn được toàn khối bảo đảm. 


Kinh tế Hy Lạp trước đây yếu kém nên khó mượn tiền, nay đi vay dễ dàng với phân lời thấp như Đức thì…dại gì không mượn! Kết quả nợ công Hy Lạp tăng vọt cho dù độ tín nhiệm vẫn còn thấp. Ngược lại Tây Ban Nha tuy nợ công thấp nhưng nợ tư nhân lại nhảy vọt do các ngân hàng ngoại quốc đầu tư cho vay vào thị trường địa ốc.


Một nghịch lý khác là kinh tế Đức mạnh nhờ vào cần kiệm nên không chịu mượn tiền tiêu xài trong nước. Cho nên các ngân hàng Đức thiếu cho cho vay phải đổ tiền tiết kiệm của dân Đức xuống Nam Âu cho mượn…xài cho sướng – cũng giống như cho con nít ăn kẹo thì sau này đau bụng lỗi tại ai? Tình trạng vui vẽ này kéo dài từ năm 1999-2008 – giới tài chánh ví von như “keep dancing until the music stops” tức là nhảy đầm đã đời đến lúc phải đi hốt rác.


Năm 2007-08 bong bóng tín dụng và địa ốc tại Hoa Kỳ nổ bùng. Các ngân hàng Âu Châu hoảng hốt xem lại sổ sách mới nhận ra bên cạnh những thua lổ ở Mỹ còn thêm nhiều khoảng cho vay đầy rủi ro ở Nam Âu. Các ngân hàng Đức không còn dám cho vay mà lại thúc giục trả nợ. Thế là Nam Âu không còn mượn được nợ để trả nợ, và khủng hoảng Euro bắt đầu vào năm 2010.


Nếu Nam Âu quịt nợ thì nhiều ngân hàng Bắc Âu, Đức và Pháp sẽ phá sãn. Cho nên những gói cứu trợ ban đầu không nhằm kích thích tăng trưởng mà chỉ đủ để giúp cho Nam Âu có tiền trả nợ cho Đức và Bắc Âu. 


Do tăng trưởng không có mà lại còn phải thắc lưng buộc bụng nên số người thất nghiệp ở Nam Âu nhảy vọt lên ngang bằng thời kỳ Đại Khủng Hoảng 1929 tạo ra làn sóng công phẩn dẫn đến trào lưu dân túy và nhiều xáo trộn về chính trị. Có lúc Hy Lạp tưởng chừng sẽ tách rời ra khỏi Eur. Ý là nền kinh tế lớn hàng thứ ba trong khu vực nếu phá sản sẽ kép theo sự sụp đổ của toàn khu vực. Nhưng oái ăm là Đức lại hưởng lợi lớn nhờ vào khủng hoảng!


Lợi thế thứ nhất khi đồng Euro mất giá so với USD giúp hàng hóa từ Đức bán ra nước ngoài tăng nhờ giá rẻ, trong khi các nước Nam Âu lại kẹt cứng vì không thể tự hạ giá đồng bạc nhằm nâng đỡ xuất khẩu và du lịch do dùng đồng tiền chung Euro. 


Lợi thế thứ hai là Đức mượn tiền với phân lời rẻ mạt trong khi Nam Âu cần tiền để thúc đẩy tăng trưởng lại phải đi vay với lãi xuất cao hơn nhiều. Lý do vì các quốc gia trong Eurozone đều phải vay mượn theo đồng Euro, trong khủng hoảng tiền Euro cần chổ an toàn để đậu thì chạy vào nước Đức. Tệ hại hơn cả là các quỹ tiết kiệm Euro của dân Nam Âu cũng lại đầu tư qua Đức, tức là Nam Âu không cách nào vận động vốn trong nước để thúc đẩy tăng trưởng.


Khối Euro khác với Mỹ là không phát hành nợ công Liên Bang nên tự mỗi nước phải đi mượn tiền riêng lẻ. Nếu các nước Nam Âu chưa đi vay với giá cắt cổ là nhờ ECB (Ngân Hàng Trung Ương Âu Châu) bảo đảm mua lại nợ công. Nhưng ECB do Đức thao túng, vào tháng 05/2020 Tòa Án Tối Cao Đức phán quyết Đức có 3 tháng để xét lại việc ECB bảo đảm mua nợ công có phục vụ quyền lợi nước Đức trên hết hay không! Bằng không Ngân Hàng Trung Ương Đức bắt buột phải siết lại không cho ECB bảo đảm mua nợ công như trước, tức là lãi xuất nợ công Nam Âu sẽ tăng vọt khiến Nam Âu không còn khả năng vay mượn nợ nhằm thoát ra cuộc khủng hoảng nhị trùng Đại Dịch Vũ Hán lẫn đồng Euro.


Đức và Pháp vuốt ve Nam Âu bằng cách phá lệ phát hành nợ công toàn khối Euro trị giá 500 tỷ để hổ trợ các doanh nghiệp và quốc gia bị đe dọa bởi Đại Dịch Vũ Hán. Nhưng bà Merkel nhấn mạnh rằng đây là ngoại lệ chớ không phải tiền lệ cho các nước giàu Bắc Âu phải giúp đỡ các nước nghèo Nam Âu.  Đoàn kết Âu Châu nhưng hạt muối chia đôi cục đường nuốt trọn.


Khi bà Merkel đơn phương tuyên bố thu nhận 1 triệu dân tỵ nạn từ Syria vào năm 2017 thì Hy Lạp đã nghèo lại lãnh đủ do con số tỵ nạn tràn vào quá cảnh ở nước họ trước khi tràn lan khắp Âu Châu trong khuông khổ tự do giao thông Schengen. Đông Âu đóng cửa biên giới để chận dân tỵ nạn bị lên án vi phạm thoả ước Schengen. Dân Ý trước đây ủng hộ khối Euro cho dù bị khủng hoảng, nhưng đến hồi tháng 03/2020 khi đại dịch Vũ Hán bùng nổ Ý xin Đức-Pháp cứu trợ khẩn cấp lại bị từ chối do hai nước này cũng đang lo thủ thân. Điều này mở ra khoảng trống để Trung Quốc nhảy vào khoe khoan giúp đỡ Ý; Đức và Pháp sau này giúp Ý còn nhiều hơn Bắc Kinh nhưng 75% dân Ý nay vẫn còn cay đắng về tình “đoàn kết” Âu Châu. Điều này cũng tương tự như Hy Lạp trong khủng hoảng kinh tế bị mắng nhiếc và ép uổng thắt lưng buột bụng nên bán hải cảng cho Trung Quốc đặt đầu cầu tiến vào Âu Châu.


Nói tóm lại khi gia nhập khối Euro và Liên Minh Châu Âu các nước đã đánh đổi quyền tự quyết cho Đức xỏ mũi, lợi lúc ban đầu nhưng hại không có phương cứu chửa mà còn bị rủa là lười biếng. Lý do chưa nước nào dám tách rời Euro vì sợ rơi vào tình trạng hổn loạn tệ hại hơn cả Brexit. Nhưng đại dịch Vũ Hán khiến Nam Âu đang trì trệ nay thành kiệt quệ, một khi nạn dịch nguôi qua thì các phong trào dân túy sẽ bùng nổ và tương lai đồng Euro sẽ vô cùng bấp bênh. 



Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tờ “The Economist” tháng chín với tấm hình bìa tượng nữ thần tự do xoạc cẳng giữa hai cực đã không khỏi khiến nhiều người giật mình đặt câu hỏi “Liệu bà còn giữ được thăng bằng bao lâu nữa?” Tờ báo cũng đã thay chữ “The United States of America” bằng hàng chữ “The disunited State of America” phản ảnh tình hình chính trị phân cực, chia rẽ trong chính quyền và người dân Hoa Kỳ. 50 tiểu bang của Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ từng là mô hình kiểu mẫu của nền dân chủ đã trở thành món ăn hàng ngày của đảng phái. Thay vì giải quyết các vấn đề địa phương, các chính trị gia tiểu bang đang chiến đấu trong một cuộc chiến văn hóa quốc gia về các vấn đề từ phá thai, quyền sở hữu súng, quyền đi bầu, cho tới vấn đề của người chuyển giới trong thể thao.
Một cặp vợ chồng được mời đến phỏng vấn - đặc biệt là những cuộc phỏng vấn lần thứ hai - vì Sở di trú cảm thấy có một số lý do nào đó để họ tin rằng hai người này có cuộc hôn nhân giả tạo. Vì thế, nhân viên di trú sẽ không có vẻ thân thiện, không giúp đỡ và sẽ đưa ra những câu hỏi được chuẩn bị có thể làm cho cặp vợ chồng có những câu trả lời mâu thuẫn nhau.
Tết Trung Thu đang đến rất nhanh, tạo cơ hội cho chúng ta được quây quần, sum họp bên gia đình, và bạn bè thân thiết. Nhiều nhóm tổ chức Tết Trung Thu với những truyền thống độc đáo đặc trưng cho gia đình và văn hóa của họ, nhưng điều giống nhau là tình yêu của chúng ta dành cho gia đình và bạn bè, cũng như mong muốn giữ cho họ được bình an thông, qua việc gửi lời tri ân cùng lời cầu nguyện cho sự trường thọ và một tương lai tốt đẹp.
Viện Việt Học tại trụ sở Westminster, California, hôm 3/9/2022 đã có buổi Hội thảo giới thiệu công trình chú giải sách Nôm nhan đề Quan Âm Tế Độ -- do GS Nguyễn Văn Sâm phiên âm và chú giải dựa vào bản khắc hơn một thế kỉ trước. Bản gốc là Quan Âm Diệu Thiện (Quan Âm Tế Độ Diễn Nghĩa Kinh), theo bản khắc năm Mậu Thân 1908 năm thứ 34 niên hiệu Quang Tự (nhà Thanh). Do Nguyễn Văn Sâm và Nguyễn Hiền Tâm phiên âm từ chữ Nôm ra quốc ngữ.
Đợt nắng nóng kinh hoàng ở vùng Trung tâm Thung Lũng (Central Valley) bắt đầu hơn một tuần trước, nóng hơn và kéo dài hơn bất kỳ nơi nào khác trong bang, và nó gây căng thẳng chưa từng có đối với các nguồn cung cấp điện. Chính quyền bang California đã kêu gọi người dân sử dụng điện tiết kiệm hơn khi nhu cầu sử dụng tăng vọt và nhiệt độ được dự báo vẫn sẽ tiếp tục tăng cao.
Cung điện Buckingham vừa đưa ra thông cáo: “Nữ hoàng đã qua đời một cách yên bình tại Balmoral vào chiều nay." Nữ hoàng Elizabeth II, vị quân vương trị vì lâu nhất của vương quốc Anh, người từng là gương mặt thân yêu của đất nước và nguồn sức mạnh trong bảy thập kỷ, đã qua đời hôm thứ Năm tại Lâu đài Balmoral ở Scotland. Bà hưởng thọ 96 tuổi.
Tin vui cho cộng đồng : FDA vừa mới phê duyệt và khuyến nghị Vắc xin Covid 19 Bivalent cải tiến mới có khả năng bảo vệ chống lại Omicron, siêu vi gây ra 90% trường hợp mắc bệnh hiện nay. Vắc xin có thể được tiêm cho 12 tuổi trở lên và người lớn 2 tháng sau lần tiêm trước đó, đặc biệt đạt được kháng thể chống loại omicron rất cao...
Chính quyền California vừa ban hành chính sách giới hạn việc bán xe chạy xăng dầu cho cư dân tiểu bang, với số bán xe mới chạy bằng điện phải tăng dần để rồi sẽ không cho bán xe mới có khí thải trong tiểu bang vào năm 2035. Theo chính sách này, đến năm 2035 cư dân California muốn mua xe mới thì chỉ có thể mua xe điện. Việc lưu hành các xe chạy xăng dầu đã đăng ký trước đó không bị ảnh hưởng trong việc mua đi bán lại. Luật mới qui định số xe điện được bán ra trong tiểu bang phải đạt 35% vào năm 2026, 68% vào năm 2030 và 100% vào năm 2035...
Sức khỏe của Nữ hoàng Elizabeth II dường như đã xấu hơn, chỉ vài ngày sau khi bà xác nhận Liz Truss là thủ tướng thứ 15 trong triều đại của mình. "Sau khi đánh giá thêm vào sáng nay, các bác sĩ của Nữ hoàng lo ngại đến sức khỏe của Nữ hoàng và đã khuyến cáo bà ấy nên tiếp tục được giám sát y tế," theo Cung điện Buckingham cho biết trong một tuyên bố, theo BBC.
iPhone 14 Pro và 14 Pro Max được trang bị con chip mạnh hơn là A16 Bionic, màn hình sáng hơn và có tính năng Always-On Display (khi ở màn hình khóa, máy vẫn hiển thị hình ảnh tối cùng các thông tin nhưng sẽ giảm tần số quét, độ sáng, ít gây tốn pin), thời lượng pin tốt hơn và camera sau được nâng cấp lên 48-megapixel thay vì 12-megapixel như trên dòng iPhone hiện tại. Bắt đầu từ tháng 11, cả bốn mẫu iPhone 14 đều có thể gửi tin nhắn, phát tín hiệu khẩn cấp nhờ vào kết nối vệ tinh khi đang ở những khu vực hẻo lánh không có sóng di động. Apple cho biết chỉ mất chưa tới 15 giây để gửi tin, miễn là người dùng vẫn đang ở nơi “có thể nhìn thấy bầu trời.” Tuy nhiên, dịch vụ này ban đầu sẽ chỉ có ở Hoa Kỳ, Canada và chỉ miễn phí trong hai năm đầu.
Châu Âu cáo buộc Nga vũ khí hóa nguồn cung cấp năng lượng để trả đũa các lệnh trừng phạt của phương Tây áp đặt lên Moscow vì cuộc xâm lược Ukraine. Trong khi đó, Nga đổ lỗi rằng chính các lệnh trừng phạt đó đã gây ra các vấn đề cung cấp khí đốt, mà nguyên nhân là do lỗi đường ống.
SASKATOON – Cảnh sát Canada đã bắt giữ can phạm thứ hai trong vụ đâm người hàng loạt vào cuối tuần trước ở Saskatchewan, khiến 10 người chết và 18 người bị thương, theo Reuters đưa tin ngày Thứ Tư, 7 tháng 9 năm 2022.
Vụ bán đất công viên giá rẻ ở thành phố Newport Beach cho nhà tài trợ chính trị giàu có liên quan đến bà Michelle Steel- cựu Giám Sát VIên Quận Cam Địa Hạt 2 - vẫn tiếp tục gặp phản kháng mạnh từ cư dân và các cơ quan công quyền.
HOA KỲ – Phán quyết của tòa án cho phép chuyên gia độc lập xem xét các tài liệu bị thu giữ từ dinh thự Mar-a-Lago đang đặt ra những câu hỏi pháp lý mới xoay quanh đặc quyền hành pháp và sự xáo trộn cuộc điều tra của Bộ Tư Pháp (DOJ) đối với cựu Tổng thống Trump, theo TheHill đưa tin ngày Thứ Ba, 6 tháng 9 năm 2022.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.