Hôm nay,  

Mất Cân Bằng Trong Kinh Tế Toàn Cầu: Khối Euro (Bài 23)

23/05/202011:16:00(Xem: 4879)

Khối Euro (Eurozone) gồm 19 quốc gia Âu Châu dùng chung đồng Euro. Khối Euro được hình thành trong mục đích thúc đẩy mậu dịch khi không còn phải hoán chuyển giữa các đơn vị tiền tệ riêng lẻ của mỗi nước thành viên. Ít ai ngờ rằng chính lợi thế này của đồng Euro lại trở thành sợi dây lòi tói cột chặc nhiều nước chết chùm trong cơn khủng hoảng!


Lý do mỗi quốc gia có đơn vị tiền tệ riêng khi gặp kinh tế suy sụp đồng bạc sẽ mất giá. Nhập khẩu tự động sút giảm vì mua vào mắc trong khi xuất khẩu tăng do bán ra rẻ giúp kinh tế có cơ hội phục hồi. Nhưng nay những nước Nam Âu bị trói buộc vào Euro khi rơi vào khủng hoảng không thể tự mình hạ giá đồng bạc vì trong khối còn nhiều nền kinh tế mạnh như Đức và Bắc Âu, cho nên phải lệ thuộc vào sự giúp đỡ (và nghi kỵ mắng nhiếc) của những nước mạnh này.


Đồng bạc gắn liền với chủ quyền quốc gia; chủ quyền quốc gia lại đi đôi với tự ái dân tộc. Khi gia nhập vào khối Euro các nước Nam Âu đã từ bỏ quyền in bạc và không còn tùy tiện tăng hay giảm ngân sách để kích thích tăng trưởng. Trên nguyên tắc mỗi quốc gia vẫn tự mình quyết định chi thu nhưng lại bị gò bó trong khuông khổ của Eurozone nên thực tế bị Đức - vốn là nền kinh tế mạnh nhất Âu Châu – áp đão. Nói cách khác mức độ tăng trưởng và con số thất nghiệp ở Nam Âu bị định đoạt bởi Berlin và Brussell (thủ phủ của Đức và của Eurozone.) Điều này gợi nhớ món nợ ân oán khi Đức thống trị các nước Âu Châu trong Thế Chiến Thứ Hai làm nổ bùng làn sóng dân túy đe dọa tách rời khỏi khối Euro. 


Âu Châu gồm hai khu vực kinh tế mạnh (Đức và Bắc Âu) và yếu (Nam Âu), nhưng một khi khối Euro được hình thành thế giới lạc quan tin rằng chỉ còn một Eurozone không còn làn ranh giữa mạnh và yếu. Để so sánh Hoa Kỳ tuy có tiểu bang giàu như California hay nghèo như Mississipi nhưng nợ công Liên Bang là do nước Mỹ mượn chớ không phải từng tiểu bang vay. Vì mập mờ giữa quy chế Liên Hiệp (Âu Châu) hay Liên Bang (Mỹ) nên khi mới gia nhập khối Euro các nước Nam Âu mượn tiền dễ dãi với lãi xuất thấp giống như Bắc Âu, vì các nhà đầu tư nghĩ rằng tiền cho nước nào vay cũng vẫn được toàn khối bảo đảm. 


Kinh tế Hy Lạp trước đây yếu kém nên khó mượn tiền, nay đi vay dễ dàng với phân lời thấp như Đức thì…dại gì không mượn! Kết quả nợ công Hy Lạp tăng vọt cho dù độ tín nhiệm vẫn còn thấp. Ngược lại Tây Ban Nha tuy nợ công thấp nhưng nợ tư nhân lại nhảy vọt do các ngân hàng ngoại quốc đầu tư cho vay vào thị trường địa ốc.


Một nghịch lý khác là kinh tế Đức mạnh nhờ vào cần kiệm nên không chịu mượn tiền tiêu xài trong nước. Cho nên các ngân hàng Đức thiếu cho cho vay phải đổ tiền tiết kiệm của dân Đức xuống Nam Âu cho mượn…xài cho sướng – cũng giống như cho con nít ăn kẹo thì sau này đau bụng lỗi tại ai? Tình trạng vui vẽ này kéo dài từ năm 1999-2008 – giới tài chánh ví von như “keep dancing until the music stops” tức là nhảy đầm đã đời đến lúc phải đi hốt rác.


Năm 2007-08 bong bóng tín dụng và địa ốc tại Hoa Kỳ nổ bùng. Các ngân hàng Âu Châu hoảng hốt xem lại sổ sách mới nhận ra bên cạnh những thua lổ ở Mỹ còn thêm nhiều khoảng cho vay đầy rủi ro ở Nam Âu. Các ngân hàng Đức không còn dám cho vay mà lại thúc giục trả nợ. Thế là Nam Âu không còn mượn được nợ để trả nợ, và khủng hoảng Euro bắt đầu vào năm 2010.


Nếu Nam Âu quịt nợ thì nhiều ngân hàng Bắc Âu, Đức và Pháp sẽ phá sãn. Cho nên những gói cứu trợ ban đầu không nhằm kích thích tăng trưởng mà chỉ đủ để giúp cho Nam Âu có tiền trả nợ cho Đức và Bắc Âu. 


Do tăng trưởng không có mà lại còn phải thắc lưng buộc bụng nên số người thất nghiệp ở Nam Âu nhảy vọt lên ngang bằng thời kỳ Đại Khủng Hoảng 1929 tạo ra làn sóng công phẩn dẫn đến trào lưu dân túy và nhiều xáo trộn về chính trị. Có lúc Hy Lạp tưởng chừng sẽ tách rời ra khỏi Eur. Ý là nền kinh tế lớn hàng thứ ba trong khu vực nếu phá sản sẽ kép theo sự sụp đổ của toàn khu vực. Nhưng oái ăm là Đức lại hưởng lợi lớn nhờ vào khủng hoảng!


Lợi thế thứ nhất khi đồng Euro mất giá so với USD giúp hàng hóa từ Đức bán ra nước ngoài tăng nhờ giá rẻ, trong khi các nước Nam Âu lại kẹt cứng vì không thể tự hạ giá đồng bạc nhằm nâng đỡ xuất khẩu và du lịch do dùng đồng tiền chung Euro. 


Lợi thế thứ hai là Đức mượn tiền với phân lời rẻ mạt trong khi Nam Âu cần tiền để thúc đẩy tăng trưởng lại phải đi vay với lãi xuất cao hơn nhiều. Lý do vì các quốc gia trong Eurozone đều phải vay mượn theo đồng Euro, trong khủng hoảng tiền Euro cần chổ an toàn để đậu thì chạy vào nước Đức. Tệ hại hơn cả là các quỹ tiết kiệm Euro của dân Nam Âu cũng lại đầu tư qua Đức, tức là Nam Âu không cách nào vận động vốn trong nước để thúc đẩy tăng trưởng.


Khối Euro khác với Mỹ là không phát hành nợ công Liên Bang nên tự mỗi nước phải đi mượn tiền riêng lẻ. Nếu các nước Nam Âu chưa đi vay với giá cắt cổ là nhờ ECB (Ngân Hàng Trung Ương Âu Châu) bảo đảm mua lại nợ công. Nhưng ECB do Đức thao túng, vào tháng 05/2020 Tòa Án Tối Cao Đức phán quyết Đức có 3 tháng để xét lại việc ECB bảo đảm mua nợ công có phục vụ quyền lợi nước Đức trên hết hay không! Bằng không Ngân Hàng Trung Ương Đức bắt buột phải siết lại không cho ECB bảo đảm mua nợ công như trước, tức là lãi xuất nợ công Nam Âu sẽ tăng vọt khiến Nam Âu không còn khả năng vay mượn nợ nhằm thoát ra cuộc khủng hoảng nhị trùng Đại Dịch Vũ Hán lẫn đồng Euro.


Đức và Pháp vuốt ve Nam Âu bằng cách phá lệ phát hành nợ công toàn khối Euro trị giá 500 tỷ để hổ trợ các doanh nghiệp và quốc gia bị đe dọa bởi Đại Dịch Vũ Hán. Nhưng bà Merkel nhấn mạnh rằng đây là ngoại lệ chớ không phải tiền lệ cho các nước giàu Bắc Âu phải giúp đỡ các nước nghèo Nam Âu.  Đoàn kết Âu Châu nhưng hạt muối chia đôi cục đường nuốt trọn.


Khi bà Merkel đơn phương tuyên bố thu nhận 1 triệu dân tỵ nạn từ Syria vào năm 2017 thì Hy Lạp đã nghèo lại lãnh đủ do con số tỵ nạn tràn vào quá cảnh ở nước họ trước khi tràn lan khắp Âu Châu trong khuông khổ tự do giao thông Schengen. Đông Âu đóng cửa biên giới để chận dân tỵ nạn bị lên án vi phạm thoả ước Schengen. Dân Ý trước đây ủng hộ khối Euro cho dù bị khủng hoảng, nhưng đến hồi tháng 03/2020 khi đại dịch Vũ Hán bùng nổ Ý xin Đức-Pháp cứu trợ khẩn cấp lại bị từ chối do hai nước này cũng đang lo thủ thân. Điều này mở ra khoảng trống để Trung Quốc nhảy vào khoe khoan giúp đỡ Ý; Đức và Pháp sau này giúp Ý còn nhiều hơn Bắc Kinh nhưng 75% dân Ý nay vẫn còn cay đắng về tình “đoàn kết” Âu Châu. Điều này cũng tương tự như Hy Lạp trong khủng hoảng kinh tế bị mắng nhiếc và ép uổng thắt lưng buột bụng nên bán hải cảng cho Trung Quốc đặt đầu cầu tiến vào Âu Châu.


Nói tóm lại khi gia nhập khối Euro và Liên Minh Châu Âu các nước đã đánh đổi quyền tự quyết cho Đức xỏ mũi, lợi lúc ban đầu nhưng hại không có phương cứu chửa mà còn bị rủa là lười biếng. Lý do chưa nước nào dám tách rời Euro vì sợ rơi vào tình trạng hổn loạn tệ hại hơn cả Brexit. Nhưng đại dịch Vũ Hán khiến Nam Âu đang trì trệ nay thành kiệt quệ, một khi nạn dịch nguôi qua thì các phong trào dân túy sẽ bùng nổ và tương lai đồng Euro sẽ vô cùng bấp bênh. 



Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.