Hôm nay,  

Corona: Đúng Việc, Đúng Lúc (II)

4/20/202009:06:00(View: 4378)

II/ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) có làm đúng việc, đúng lúc?


Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) có trụ sở đặt tại Geneva,  được thành lập vào ngày 7 tháng 4 năm 1948 và hiện nay có 194 quốc gia thành viên.

Công việc chính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) là giúp các nước nghèo chống lại bệnh tật. Và để có khả năng làm được công việc này, WHO cần sự đóng góp của tất cả các quốc gia thành viên.(1)


Trận đại dịch COVID-19 còn đang hoành hành trên khắp thế giới chưa biết bao giờ mới tìm ra cách chống hữu hiệu, một số người đã lên tiếng phê bình WHO tắc trách, không ứng phó với cuộc khủng hoảng kịp thời. Họ cho rằng trong một thời gian quá lâu tổ chức này đã chấp nhận và loan tải những tin tức do Trung Quốc phát tán dù những tin này không phản ảnh đúng tầm mức nghiêm trọng của đại dịch, và WHO đã có  những tuyên bố không rõ ràng cũng như hành động do dự.

Lẽ dĩ nhiên gần như không ai còn chút nghi ngờ nào về thái độ vô trách nhiệm cố gắng che đậy dịch bệnh của Trung Quốc, nhất là trong những tuần đầu tiên, tuy nhiên, WHO có chủ đích tham gia vào hành vi này hay không sẽ còn cần phải điều tra sau khi dịch bệnh đã ngưng.


Dù sao, tuy về bản chất, tất cả những thiếu sót của WHO được nêu đã ít nhiều có xảy ra, nhưng từ đó để buộc tội WHO làm thế giới mất cơ hội chặn đứng nạn dịch vì "đã chịu ảnh hưởng Trung Quốc, che đậy sự lây lan của dịch COVID-19" là điều không trung thực. Nó cho thấy một sự hiểu biết hoàn toàn sai lầm về vai trò và quyền lực của tổ chức liên chính phủ này, cũng như sự không nhìn nhận những khiếm khuyết xử thế của từng quốc gia.


WHO chủ yếu là một cơ quan và không phải là một dịch vụ y tế khẩn cấp.

Hoạt động của WHO có thể được so sánh với một hoạt động của lực lượng Mũ Nồi Xanh của Liên hiệp quốc. Đó là một tập hợp sự có mặt của các quốc gia thành viên và trên hết, WHO phụ thuộc vào ý chí, kỹ năng và phương tiện của các quốc gia này để thực hiện các dự án chung của họ trên toàn thế giới.

Những tổ chức liên quốc gia thường phải ngoại giao rất mềm mỏng và cẩn trọng với các quốc gia thành viên của họ, và người ta khó có thể mong đợi những tổ chức này ra mặt chỉ trích mạnh mẽ các chính sách thông tin và y tế của một quốc gia. Việc này là nhiệm vụ của các tổ chức viện trợ độc lập, của giới vận động hành lang và tất nhiên là báo chí.

Chiếu theo nội qui, WHO phải định hướng theo các cơ quan y tế của các quốc gia thành viên chứ không thể dựa trên những dư luận rất khác biệt trong các xã hội tự do. Tất nhiên, điều này làm việc quyết định hơi chậm chạp , nhưng đó là do bản chất hệ thống của Liên Hiệp Quốc. Không thể bắt lỗi WHO về mặt này.

Hành động "hất luôn cả đứa bé cùng với nước tắm" là sai lầm và vô trách nhiệm, vì WHO cần được duy trì và củng cố để làm rất nhiều công việc quan trọng.


Ít hơn một đô la mỗi năm 

Khoản đóng góp bắt buộc của các thành viên WHO chỉ bao gồm được một phần năm (1/5) ngân sách khiêm tốn của tổ chức là dưới năm tỷ đô la - thậm chí không tới một đô la một năm cho mỗi người trên trái đất. Năm tỷ đô la là số tiền tương đương với chi phí một nhà thương cấp đại học ở một thành phố lớn trong thế giới công nghiệp.

Phần ngân sách còn lại (4/5) của WHO là do tài trợ tư nhân và của các chính phủ. Phần này bị ràng buộc bởi những dự án có mục tiêu dài hạn đã được xác định rõ ràng: 

Đây có thể là các chiến dịch chủng ngừa ở các nước nghèo nhất thế giới, một đầu tư rất nhỏ mà đem lại kết quả lớn. Trong những trường hợp tai họa cơ bản nhưng thực sự rất dễ tránh, WHO có thể rất hiệu quả nếu được giúp đỡ phương tiện để làm việc. Thí dụ như bệnh sởi năm ngoái với 20 triệu người mắc bệnh và 140.000 người tử vong. Hoặc những chiến dịch chống bệnh sốt rét,  giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em..v.v...


Nhưng ngay cả WHO cũng không toàn năng.

Tất nhiên, WHO cũng phải theo dõi các bệnh mới xuất hiện như SARS-CoV-2. Trong việc trao đổi thông tin, WHO là một giao diện toàn cầu quan trọng giữa các chính phủ, các học giả tại các trường đại học, các viện nghiên cứu quốc gia và các công ty nghiên cứu dược phẩm .

WHO không thể làm được tất cả. Công việc thực tế trong cuộc chiến chống lại các căn bệnh mới xuất hiện, phải và chỉ có thể được thực hiện bởi hệ thống y tế của các quốc gia, các tổ chức nghiên cứu và ngành công nghiệp. 

Mặc dù mang cái tên Tổ chức Y tế Thế giới nghe có vẻ oai phong, WHO không có khả năng bù đắp cho những thiếu sót trong phạm vi chăm sóc sức khỏe hoặc những biến động của thị trường thuốc và chất khử trùng. 

Trong thực tế, WHO nằm ở cấp bậc cuối của bực thang quyết định trong hệ thống  quốc tế.

Thêm vào đó, thế nào là ứng xử đúng khi đối mặt với một đại dịch?

Trong một đại dịch như COVID-19, WHO tất nhiên luôn phải đối mặt với vấn đề tìm sự cân bằng giữa cảnh báo cần thiết và không gây hoảng loạn. Điều này rất, rất khó, bởi vì một đại dịch luôn liên quan đến một mầm bệnh mới, và với tất cả các chuyên gia của mình, WHO vẫn không thể nói chính xác nó sẽ phát triển như thế nào.


Hiện nay mối quan tâm của WHO lên tới tối đa vì Sars-CoV-2 đã len lỏi vào những túp lều của người tỵ nạn, đã xâm nhập vào những vùng có chiến tranh như Kurdistan của Iraq, và các nước nghèo nhất thế giới tại lục địa Phi châu.


Ngày 14/04/2020 trong khi TT Trump tuyên bố tạm ngưng đóng tiền trợ cấp thì  WHO một mặt báo động dịch Ebola, bùng nổ tại Congo, đã bước vào tình trạng khẩn cấp quốc tế, mặt khác bắt đầu gửi một "chuyến bay đoàn kết" (Solidarity flight) từ Addis Ababa, Ethiopa, mang trang thiết bị Y tế tới những nước bên Phi châu. Ngày 19/04  một chuyến khác tới vùng Kurdistan của Iraq. 

Chương trình sẽ trợ giúp tổng cộng 95 quốc gia.


Lời tuyên bố của ngoại trưởng Đức, Heiko Maas, nói lên ý kiến của đại đa số chính quyền các quốc gia trên thế giới: "Tôi không cho rằng WHO làm đúng tất cả, nhưng trong giai đoạn hiện nay, điều tra WHO hoặc cắt giảm nguồn tài trợ của tổ chức này giống như đuổi phi công ra khỏi một chiếc máy bay đang bay."


Cùng với ông Maas, 24 ngoại trưởng các nước Argentina, Bỉ, Canada, Chile, Costa Rica, Cộng hòa Dominican, Estonia, Ethiopia, Phần Lan, Pháp, Ireland, Indonesia, Ý, Jordan, Mexico, Hà Lan, Na Uy, Peru, Singapore, Nam Phi, Thụy Điển và Tây Ban Nha, đã đồng ký một bản tuyên bố hoàn toàn ủng hộ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)  lãnh đạo việc đối phó với cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng toàn cầu này, cũng như những nỗ lực của Liên Hiệp Quốc, Nhóm Ngân hàng Thế giới và các tổ chức quốc tế và khu vực, để phối hợp, giải quyết có hệ thống các tác động kinh tế xã hội rộng lớn do COVID-19 gây ra.

__________________________________________________________________


(1) https://www.dw.com/de/kommentar-verfehlte-kritik-an-der-who/a-53144108

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Tôi sinh ra đời tại miền Nam, cùng thời với “những tờ bạc Sài Gòn” nhưng hoàn toàn không biết rằng nó đã “làm trung gian cho bọn tham nhũng, thối nát, làm kẻ phục vụ đắc lực cho chiến tranh, làm sụp đổ mọi giá trị tinh thần, đạo đức của tuổi trẻ” của nửa phần đất nước. Và vì vậy, tôi cũng không thấy “phấn khởi” hay “hồ hởi” gì (ráo trọi) khi nhìn những đồng tiền quen thuộc với cuộc đời mình đã bị bức tử – qua đêm! Suốt thời thơ ấu, trừ vài ba ngày Tết, rất ít khi tôi được giữ “nguyên vẹn” một “tờ bạc Sài Gòn” mệnh giá một đồng. Mẹ hay bố tôi lúc nào cũng xé nhẹ nó ra làm đôi, và chỉ cho tôi một nửa. Nửa còn lại để dành cho ngày mai. Tôi làm gì được với nửa tờ giấy bạc một đồng, hay năm cắc, ở Sài Gòn – vào năm 1960 – khi vừa mới biết cầm tiền? Năm cắc đủ mua đá nhận. Đá được bào nhỏ nhận cứng trong một cái ly nhựa, rồi thổ ra trông như hình cái oản – hai đầu xịt hai loại xi rô xanh đỏ, lạnh ngắt, ngọt lịm và thơm ngát – đủ để tôi và đứa bạn chuyền nhau mút lấy mút để mãi
Chiến tranh Việt Nam có hai chiến trường: Đông Dương và Mỹ. Bắc Việt cố gắng kéo dài cuộc chiến trên chiến trường Việt Nam và đồng thời làm mệt mỏi công luận trên chiến trường Mỹ. Đứng trườc chiến lược này và kế thừa một di sản là sức mạnh quân sự, các tình trạng tổn thất và phản chiến đang gia tăng, Tổng thống Nixon cân nhắc mọi khả năng trong chính sách. Nixon quyết định chỉnh đốn các trận địa chiến cho miền Nam Việt Nam trong khi củng cố khả năng chiến đấu cho họ. Sự giảm bớt vai trò của chúng ta sẽ hỗ trợ cho công luận trong nước Mỹ. Trong thời gian này, Nixon cũng để cho Kissinger tổ chức mật đàm càng nhanh càng tốt.
Bất kỳ chiến lược nào để giảm bớt mối đe dọa từ các chính sách xâm lược của Trung Quốc phải dựa trên sự đánh giá thực tế về mức tác động đòn bẩy của Hoa Kỳ và của các cường quốc bên ngoài khác đối với sự tiến hóa bên trong nội bộ Trung Quốc. Ảnh hưởng của những thế lực bên ngoài đó có giới hạn về cấu trúc, bởi vì đảng sẽ không từ bỏ các hoạt động mà họ cho là quan trọng để duy trì sự kiểm soát. Nhưng chúng ta quả thực lại có những khí cụ quan trọng, những khí cụ này hoàn toàn nằm ngoài sức mạnh quân sự và chính sách thương mại. Điều ấy là những phẩm chất “Tự do của người Tây phương” mà người Trung Quốc coi là điểm yếu, thực sự là những sức mạnh. Tự do trao đổi thông tin, tự do trao đổi ý tưởng là một lợi thế cạnh tranh phi thường, một động cơ tuyệt vời của sự cách tân và thịnh vượng. (Một lý do mà Đài Loan được xem là mối đe dọa đối với Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc, chính là vì nó cung cấp một ví dụ với quy mô tuy nhỏ nhưng lại hùng hồn về sự thành công của hệ thống chính trị và kin
Chết phải là một chuyến du lịch tuyệt vời vì chưa có một ai đã trở về!(“La mort doit être un beau voyage puisque personne n'en est revenue”). Thông thường trong những dịp Tết, người đời thường chúc tụng lẫn nhau sống thọ đến trăm tuổi. Không phải ai muốn chết lúc nào là chết được đâu. Phải tới số mới chết. Trời kêu ai nấy dạ mà Sống quá thọ có tốt, có cần thiết không? Không có ai nghĩ giống ai hết. Đặt câu hỏi như trên có thể làm nhiều người cảm thấy khó chịu, nhưng đó là sự thật. Tuổi thọ (longévité) trong điều kiện sức khoẻ bình thường, không ngừng gia tăng thêm lên mãi tại các quốc gia kỹ nghệ giàu có... Sự gia tăng nầy thật ra phải được xem như là một sự kéo dài của tuổi trẻ (jeunesse) hơn là một sự kéo dài của…tuổi già (vieillesse). Tại sao chúng ta già? Tuổi thọ đến lúc nào sẽ dừng lại? Nhân loại đã đạt được đến mức nầy hay chưa?
Nửa tháng trước hiệp định Genève (20-7-1954), trong cuộc họp tại Liễu Châu (Quảng Tây, Trung Cộng), từ 3 đến 5-7-1954, thủ tướng Trung Cộng Châu Ân Lai khuyên Hồ Chí Minh (HCM) chôn giấu võ khí và cài cán bộ, đảng viên cộng sản (CS) ở lại Nam Việt Nam (NVN) sau khi đất nước bị chia hai để chuẩn bị tái chiến. (Tiền Giang, Chu Ân Lai dữ Nhật-Nội-Ngõa hội nghị [Chu Ân Lai và hội nghị Genève] Bắc Kinh: Trung Cộng đảng sử xuất bản xã, 2005, Dương Danh Dy dịch, tựa đề là Vai trò của Chu Ân Lai tại Genève năm 1954, chương 27 "Hội nghị Liễu Châu then chốt".) (Nguồn: Internet). Hồ Chí Minh đồng ý.
Vào lúc 5:00 giờ chiều Chủ Nhật 26/04/2020, Hòa Thượng Thích Phước Tịnh đã có buổi nói chuyện trên mạng lần thứ hai với nhóm Phật tử Giớ Trẻ Mây Từ, với chủ đề những điều Phật tử nên làm trong mùa đại dịch COVID-19 đang tiếp tục hoành hành.
New York bị thiệt hại nặng nề hơn bất cứ khu vực nào tại Hoa Kỳ bởi đại dịch vi khuẩn corona tính đến nay, 26 tháng 4, và ác mộng của tiểu bang vẫn còn chưa hết. Hôm Thứ Bảy, 25 tháng 4, có 5,902 người đã thử nghiệm dương tính với vi khuẩn corona, và trong khi đó là sự sút giảm từ cao điểm của tiểu bang (khi một ngày chứng kiến hơn 10,000 người thử nghiệm dương tính), tiểu bang này vẫn còn nhiều trường hợp bị lây mới hơn 25 tiểu bang đã bị trong tổng số hơn 3 tháng kể từ vụ lây lan của vi khuẩn vào Mỹ bắt đầu.
Nam Hàn tiếp tục đổ nước vào suy đoán gia tăng về sức khỏe của lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong Un, nói với CNN rằng ông ấy “còn sống và khỏe.” “Lập trường của chính phủ chúng tôi là vững vàng,” theo Moon Chung-in, cố vấn hàng đầu về chính sách đối ngoại cho Tổng Thống Nam Hàn Moon Jae-in, nói với CNN. “Kim Jong Un còn sống và khỏe. Ông ấy đã và đang ở tại khu vực Wonsan kể từ ngày 13 tháng 4. Không có biến đổi gì đáng nghi ngờ tính đến nay được phát hiện cả.”
Đúng vậy, sau gần nửa thế kỷ năm nhìn lại vẫn thấy biến cố 30.04.1975 xảy ra quá bất ngờ đối với toàn thể dân VN chúng ta. Bằng chứng hiển nhiên là rất nhiều cấp lãnh đạo VNCH trong chánh quyền và trong quân đội không ngờ được nên đành phải bị bắt đi tù cải tạo cả hàng chục năm để rồi chết dần mòn trong rừng thiêng nước độc. Nói chi đến người dân bình thường thiếu thông tin của cả 2 miền Nam Bắc tất cả không ai cảm thấy hoặc đoán trước được chuyện sẽ xảy ra. Sự thực này chúng ta có thể đọc thấy rõ trên các tài liệu của 2 miền.
Hiện nay đã có 10 nước trong đó có Hoa Kỳ, Anh Quốc, Úc Châu, và Canada đang bàn tính đưa đơn kiện Trung Cộng phải chịu trách nhiệm về những hành động xấu xa của họ (Chinese government to pay for their malign actions). Việc đòi bồi thường nay thực ra chỉ là con số tượng trưng vì thực tế chưa có một thống kê nào liệt ra được tổn thất về kinh tế, tài chánh, đời sống tinh thần vật chất của 210 nước đang có người bị nhiễm bệnh này lên đến bao nhiêu ngàn ngàn tỷ USD. Đó là chưa kể đến thiệt hại về nhân mạng đã trên 2 triệu 200 ngàn người đang bị bệnh và gần 200 ngàn tử vong trên thế giới. Bởi vì sự thiệt hại nhân mạng quá lớn này, không thể ước tính số tiền như thế nào mới đền bù lại được những đau thương của người thân mất người thân trong suốt hơn bốn tháng qua.
Nước Mỹ hiện nay đã có chừng 50 ngàn người chết vì đại dịch Covid-19. Dịch đến trễ hơn nhiều nơi khác, nhưng Mỹ đã nhanh chóng trở thành quốc gia với số người bị nhiễm cũng như tử vong cao nhất thế giới. Phản ứng của chính phủ Mỹ thay đổi theo đà tăng của đại dịch. Trong khoảng hai tháng, Tổng thống Trump tỏ ra lạc quan và không cho đây là nguy cơ. Đột nhiên, khi dịch đã gia tăng đến mức không chối cãi được nữa, chính phủ vội vã phản ứng. Người ta khám phá là nước Mỹ khắp nơi bị thiếu thốn trầm trọng phương tiện để chống dịch, và số người chết tăng vọt.
Hôm Thứ Bảy, nhiều người ra biển chơi, bất kể lệnh cách ly. Carrie Braun, phát ngôn nhân Ty Cảnh Sát Quận Cam, nói chỉ đóng cửa các sân đậu xe bên bãi biển, nhưng không đóng cửa các bãi biển.
Hôm Thứ Bảy, 25 tháng 4 năm 2020, nhiều tin đồn xoay quanh việc nhà độc tài Bắc Hàn Kim Jong Un đã chết hay gần chết sau cuộc giải phẫu tim, với nhiều bản tin trích thuật từ Nhật và Trung Quốc. Phó giám đốc Đài Truyền Hình Vệ Tinh Hồng Kông HKSTV, hệ thống tại Hồng Kông có trụ sở tại Bắc Kinh, cho rằng Kim đã chết, trích “nguồn tin rất chắc chắn,” và đăng tải thông tin trên ứng dụng nhắn tin Trung Quốc Weibo khiến các phương tiện truyền thông xã hội xôn xao, theo báo International Business Times tường trình cho biết.
Tính tới Thứ Bảy, 25 tháng 4, số tử vong trên toàn cầu từ đại dịch vi khuẩn corona đã vượt hơn 200,000 trong khi nhiều quốc gia và một số tiểu bang tại Mỹ đang nới lỏng các hạn chế phong tỏa. New York là trung tâm đại dịch tại Hoa Kỳ, đã báo báo số người vào bệnh viện và thiệt mạng tiếp tục giảm, trong khi nhiều bác sĩ và chuyên gia trên thế giới cân nhắc việc thử nghiệm, điều trị và thuốc chủng ngừa. Theo CNBC hôm Thứ Bảy, cho biết, trên toàn cầu hiện có hơn 2.8 triệu trường hợp bị lây vi khuẩn corona, với 201,502 người thiệt mạng.
Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) hôm Thứ Bảy, 25 tháng 4 cho biết rằng hiện “không có bằng chứng” những người đã bình phục từ COVID-19 và có kháng thể được bảo vệ khỏi bị truyền nhiễm lần thứ hai. Trong báo cáo khoa học, cơ quan Liên Hiệp Quốc này cảnh báo các chính phủ chống lại việc sử dụng “thông hành miễn nhiễm” hay “giấy chứng nhận không còn nguy hiểm” đối với những người đã bị lây nhiễm khi sự chính xác của họ có thể không được bảo đảm.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.