Hôm nay,  

Corona: Đúng Việc, Đúng Lúc (II)

20/04/202009:06:00(Xem: 4492)

II/ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) có làm đúng việc, đúng lúc?


Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) có trụ sở đặt tại Geneva,  được thành lập vào ngày 7 tháng 4 năm 1948 và hiện nay có 194 quốc gia thành viên.

Công việc chính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) là giúp các nước nghèo chống lại bệnh tật. Và để có khả năng làm được công việc này, WHO cần sự đóng góp của tất cả các quốc gia thành viên.(1)


Trận đại dịch COVID-19 còn đang hoành hành trên khắp thế giới chưa biết bao giờ mới tìm ra cách chống hữu hiệu, một số người đã lên tiếng phê bình WHO tắc trách, không ứng phó với cuộc khủng hoảng kịp thời. Họ cho rằng trong một thời gian quá lâu tổ chức này đã chấp nhận và loan tải những tin tức do Trung Quốc phát tán dù những tin này không phản ảnh đúng tầm mức nghiêm trọng của đại dịch, và WHO đã có  những tuyên bố không rõ ràng cũng như hành động do dự.

Lẽ dĩ nhiên gần như không ai còn chút nghi ngờ nào về thái độ vô trách nhiệm cố gắng che đậy dịch bệnh của Trung Quốc, nhất là trong những tuần đầu tiên, tuy nhiên, WHO có chủ đích tham gia vào hành vi này hay không sẽ còn cần phải điều tra sau khi dịch bệnh đã ngưng.


Dù sao, tuy về bản chất, tất cả những thiếu sót của WHO được nêu đã ít nhiều có xảy ra, nhưng từ đó để buộc tội WHO làm thế giới mất cơ hội chặn đứng nạn dịch vì "đã chịu ảnh hưởng Trung Quốc, che đậy sự lây lan của dịch COVID-19" là điều không trung thực. Nó cho thấy một sự hiểu biết hoàn toàn sai lầm về vai trò và quyền lực của tổ chức liên chính phủ này, cũng như sự không nhìn nhận những khiếm khuyết xử thế của từng quốc gia.


WHO chủ yếu là một cơ quan và không phải là một dịch vụ y tế khẩn cấp.

Hoạt động của WHO có thể được so sánh với một hoạt động của lực lượng Mũ Nồi Xanh của Liên hiệp quốc. Đó là một tập hợp sự có mặt của các quốc gia thành viên và trên hết, WHO phụ thuộc vào ý chí, kỹ năng và phương tiện của các quốc gia này để thực hiện các dự án chung của họ trên toàn thế giới.

Những tổ chức liên quốc gia thường phải ngoại giao rất mềm mỏng và cẩn trọng với các quốc gia thành viên của họ, và người ta khó có thể mong đợi những tổ chức này ra mặt chỉ trích mạnh mẽ các chính sách thông tin và y tế của một quốc gia. Việc này là nhiệm vụ của các tổ chức viện trợ độc lập, của giới vận động hành lang và tất nhiên là báo chí.

Chiếu theo nội qui, WHO phải định hướng theo các cơ quan y tế của các quốc gia thành viên chứ không thể dựa trên những dư luận rất khác biệt trong các xã hội tự do. Tất nhiên, điều này làm việc quyết định hơi chậm chạp , nhưng đó là do bản chất hệ thống của Liên Hiệp Quốc. Không thể bắt lỗi WHO về mặt này.

Hành động "hất luôn cả đứa bé cùng với nước tắm" là sai lầm và vô trách nhiệm, vì WHO cần được duy trì và củng cố để làm rất nhiều công việc quan trọng.


Ít hơn một đô la mỗi năm 

Khoản đóng góp bắt buộc của các thành viên WHO chỉ bao gồm được một phần năm (1/5) ngân sách khiêm tốn của tổ chức là dưới năm tỷ đô la - thậm chí không tới một đô la một năm cho mỗi người trên trái đất. Năm tỷ đô la là số tiền tương đương với chi phí một nhà thương cấp đại học ở một thành phố lớn trong thế giới công nghiệp.

Phần ngân sách còn lại (4/5) của WHO là do tài trợ tư nhân và của các chính phủ. Phần này bị ràng buộc bởi những dự án có mục tiêu dài hạn đã được xác định rõ ràng: 

Đây có thể là các chiến dịch chủng ngừa ở các nước nghèo nhất thế giới, một đầu tư rất nhỏ mà đem lại kết quả lớn. Trong những trường hợp tai họa cơ bản nhưng thực sự rất dễ tránh, WHO có thể rất hiệu quả nếu được giúp đỡ phương tiện để làm việc. Thí dụ như bệnh sởi năm ngoái với 20 triệu người mắc bệnh và 140.000 người tử vong. Hoặc những chiến dịch chống bệnh sốt rét,  giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em..v.v...


Nhưng ngay cả WHO cũng không toàn năng.

Tất nhiên, WHO cũng phải theo dõi các bệnh mới xuất hiện như SARS-CoV-2. Trong việc trao đổi thông tin, WHO là một giao diện toàn cầu quan trọng giữa các chính phủ, các học giả tại các trường đại học, các viện nghiên cứu quốc gia và các công ty nghiên cứu dược phẩm .

WHO không thể làm được tất cả. Công việc thực tế trong cuộc chiến chống lại các căn bệnh mới xuất hiện, phải và chỉ có thể được thực hiện bởi hệ thống y tế của các quốc gia, các tổ chức nghiên cứu và ngành công nghiệp. 

Mặc dù mang cái tên Tổ chức Y tế Thế giới nghe có vẻ oai phong, WHO không có khả năng bù đắp cho những thiếu sót trong phạm vi chăm sóc sức khỏe hoặc những biến động của thị trường thuốc và chất khử trùng. 

Trong thực tế, WHO nằm ở cấp bậc cuối của bực thang quyết định trong hệ thống  quốc tế.

Thêm vào đó, thế nào là ứng xử đúng khi đối mặt với một đại dịch?

Trong một đại dịch như COVID-19, WHO tất nhiên luôn phải đối mặt với vấn đề tìm sự cân bằng giữa cảnh báo cần thiết và không gây hoảng loạn. Điều này rất, rất khó, bởi vì một đại dịch luôn liên quan đến một mầm bệnh mới, và với tất cả các chuyên gia của mình, WHO vẫn không thể nói chính xác nó sẽ phát triển như thế nào.


Hiện nay mối quan tâm của WHO lên tới tối đa vì Sars-CoV-2 đã len lỏi vào những túp lều của người tỵ nạn, đã xâm nhập vào những vùng có chiến tranh như Kurdistan của Iraq, và các nước nghèo nhất thế giới tại lục địa Phi châu.


Ngày 14/04/2020 trong khi TT Trump tuyên bố tạm ngưng đóng tiền trợ cấp thì  WHO một mặt báo động dịch Ebola, bùng nổ tại Congo, đã bước vào tình trạng khẩn cấp quốc tế, mặt khác bắt đầu gửi một "chuyến bay đoàn kết" (Solidarity flight) từ Addis Ababa, Ethiopa, mang trang thiết bị Y tế tới những nước bên Phi châu. Ngày 19/04  một chuyến khác tới vùng Kurdistan của Iraq. 

Chương trình sẽ trợ giúp tổng cộng 95 quốc gia.


Lời tuyên bố của ngoại trưởng Đức, Heiko Maas, nói lên ý kiến của đại đa số chính quyền các quốc gia trên thế giới: "Tôi không cho rằng WHO làm đúng tất cả, nhưng trong giai đoạn hiện nay, điều tra WHO hoặc cắt giảm nguồn tài trợ của tổ chức này giống như đuổi phi công ra khỏi một chiếc máy bay đang bay."


Cùng với ông Maas, 24 ngoại trưởng các nước Argentina, Bỉ, Canada, Chile, Costa Rica, Cộng hòa Dominican, Estonia, Ethiopia, Phần Lan, Pháp, Ireland, Indonesia, Ý, Jordan, Mexico, Hà Lan, Na Uy, Peru, Singapore, Nam Phi, Thụy Điển và Tây Ban Nha, đã đồng ký một bản tuyên bố hoàn toàn ủng hộ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)  lãnh đạo việc đối phó với cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng toàn cầu này, cũng như những nỗ lực của Liên Hiệp Quốc, Nhóm Ngân hàng Thế giới và các tổ chức quốc tế và khu vực, để phối hợp, giải quyết có hệ thống các tác động kinh tế xã hội rộng lớn do COVID-19 gây ra.

__________________________________________________________________


(1) https://www.dw.com/de/kommentar-verfehlte-kritik-an-der-who/a-53144108

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Vào trưa Thứ Ba 18/05/2020, Dân Biểu Liên Bang Harley Rouda (Địa hạt 48) đã có buổi ghé thăm văn phòng Đài Truyền Hình SBTN, trao bằng tưởng lục cho SBTN, tổ chức Rise và hơn 70 ca nhạc sĩ gốc Việt đã tham gia cho chương trình ca nhạc online “Sing For Our Heroes”.
Vụ nổ súng hôm Thứ Năm, 21 tháng 5 tại Căn Cứ Naval Air Station Corpus Christi tại Texas có liên hệ tới khủng bố, theo các viên chức FBI cho biết, theo CNN tường trình. Các viên chức trước đó nói rằng tay sung là “độc lập,” nhưng có thể có người thứ hai vẫn còn tại đào, theo viên chức FBI Leah Greeves cho biết trong cuộc họp báo ngắn gọn. Nhân viên này đã không cung cấp thêm thông tin. Tay súng đã bị giết chết, theo Greeves cho hay.
Nhà báo Phạm Thành (tên đủ là Phạm Chí Thành), là người sáng lập blog Bà Đầm Xòe và viết nhiều sách chỉ trích chế độ CSVN và ông Nguyễn Phú Trọng đã bắt tại Hà Nội hôm 21 tháng 5 năm 2020, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho biết.
Với những thay đổi khi chuyển sang Giai đoạn 2 trong cơn dịch COVID-19 tại quận Cam, Thành phố Garden Grove sẽ cấp giấy phép tạm thời cho các nhà hàng mở lại với những yêu cầu nghiêm ngặt về sức khỏe và an toàn. Các quán ăn, nhà hàng tại địa phương hiện có thể nộp đơn xin cấp giấy phép ăn uống ngoài trời có hiệu lực trong vòng 60 ngày để mở rộng khu vực ăn uống bên ngoài vỉa hè nếu nhà hàng tọa lạc ở trong một trung tâm mua sắm (shopping center), hoặc trong các bãi đậu xe do nhà hàng sở hữu.
75% dân Mỹ tin rằng Hoa Kỳ nên tiếp tục những nỗ lực chận đứng sự lây lan của con virus Corona. Mùa xuân khốc liệt năm nay, nước Mỹ đã phải đối đầu với hai cuộc khủng hoảng. Và với thời gian 14 tuần lễ vừa qua, đã có hơn 84,000 người Mỹ chết vì đại dịch. Con số đó lớn gấp 28 lần số tử vong của khủng bố 9/11 (3,000 người chết), hơn cả số quân nhân Mỹ tử trận trong chiến tranh Việt Nam (58,220 hy sinh) và chiếm 25% tổng số người chết vì đại dịch trên toàn cầu. Cùng lúc đó, các biện pháp phong tỏa mọi hoạt động kinh tế, xã hội với quy mô toàn quốc đã khiến 33 triệu người mất công ăn việc làm, buộc hàng trăm ngàn các doanh nghiệp nhỏ phải tạm đóng cửa và là nguyên nhân gây ra tình trạng 20% trẻ em Mỹ lâm vào cảnh bấp bênh ăn bữa nào biết bữa ấy.
Tại Saigon (TP Ho Chi Minh) cảnh sát bắt giữ và đối xử tàn tệ hai nhân viên làm việc cho nhà xuất bản Tự do (Liberal Publishing House). Con gái của một trong hai người nói trên, ông Thủy Tuất, người giao sách của nhà xuất bản, đã bị bắt giữ. Kể từ đầu tháng 10 năm 2019, hàng chục người thường quan hệ với nhà xuất bản Tự do đã bị công an nhòm ngó, theo dõi. Họ là những người hoặc đang và đã làm việc cho nhà xuất bản hoặc bị cho là đã mua hoặc đọc sách của nhà xuất bản.
Thời gian qua các nhà ngoại giao Trung cộng hung hăng tấn công bất cứ nước nào nghi ngờ về sự minh bạch và thành công của Trung cộng trong xử lý đại dịch do virus corona gây ra. Thủ tướng Úc ông Scott Morrison lại đề nghị tiến hành điều tra về nguồn gốc và cách thức các quốc gia xử lý đại dịch, nên nước Úc lãnh chịu phản ứng hung bạo nhất, nhưng chính nhờ vậy người Úc mới thức tỉnh đồng lòng “thoát Trung”, một bài học đáng giá để chúng ta học hỏi.
Thèm ngọt là một nhu cầu thiết yếu của cơ thể, để củng cố năng lượng. Carbohydrate hay Glucide là những hợp chất bao gồm đường (sugar), bột đường hay tinh bột (amidon, starch) và chất xơ (fibre). Những chất nầy rất cần thiết cho chúng ta để sống. Nhưng ngọt quá đôi khi cũng nguy hiểm lắm đó!
Xét trên bình diện vật lý, thuyết Big Bang “tồi tệ hết thuốc chữa” (atrocious and unjustifiable from a physical point of view.) Bạn đọc đừng giật mình, nhăn mặt. Lời chỉ trích nặng nề ấy của Einstein, không phải của tôi. Năm 1927, Georges Lemaître , một tu sĩ và cũng là khoa học gia lừng danh người Bỉ, trình làng thuyết “Big Bang”, giải thích nguồn gốc và sự hình thành của vũ trụ. Theo thuyết này thì vũ trụ khởi đầu từ một nguyên tử nguyên thủy (primeval atom – primordial atom), tạm gọi là Nguyên Tử Gốc chứa đựng đủ mọi loại vật chất, phóng xạ, cùng thời gian, không gian. Tất cả được ép, nén chặt vào một khối nhỏ đường kính cỡ vài ly (millimeter). Rồi cái khối nhỏ như viên sỏi tí tẹo ấy nổ ra, chỉ trong một phần tỷ tỷ của một giây, đã bung ra lớn khủng khiếp, và sau khoảng 13 tỷ 800 triệu năm thì Nguyên Tử Gốc trở thành Năm 1927, Georges Lemaître , một tu sĩ và cũng là khoa học gia lừng danh người Bỉ, trình làng thuyết “Big Bang”, giải thích nguồn gốc và sự hình thành củ
Số trường hợp bị lây vi khuẩn corona mới được báo cáo trên toàn thế giới đã đạt tới mức cao kỷ lục trong tuần này, với hơn 100,000 trường hợp mới trong vòng 24 tiếng đồ hồ qua, theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) cho biết hôm 20 tháng 5. 2/3 các trường hợp được báo cáo chỉ tại 4 nước, theo Tổng Giám Đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết trong cuộc họp báo hôm Thứ Tư, 20 tháng 5 tại tổng hành dinh của cơ quan này ở Geneva. “Chúng ta vẫn còn đoạn đường dài nữa để đi trong đại dịch này.” Đại đa số các trường hợp mới được xác nhận đến từ các nước Châu Mỹ, theo sau là Châu Âu, theo báo báo mỗi ngày của WHO. Hoa Kỳ báo cáo 45,251 trường hợp mới hôm Thứ Ba, theo cơ quan này cho hay. Nga có số trường hợp nhiều thứ hai hôm Thứ Ba với 9,263, theo WHO.
Trong các cuộc phỏng vấn với CNN, các viên chức CDC nói rằng những nỗ lực của cơ quan của họ để đáp ứng với đại dịch Covid-19 đã bị làm tê liệt bởi quyết định Bạch Ốc được thúc đẩy bởi chính trị mà không phải khoa học. Kết quả đã làm tồi tệ thêm các ảnh hưởng của khủng hoảng, theo nhiều nguồn tin bên trong CDC cho biết, làm hạ thấp cơ quan 73 tuổi mà có truyền thống lãnh đạo sự đáp ứng của quốc gia đối với các bệnh truyền nhiễm.
Với sự hợp tác với Ủy Ban Phát Triển Nhân Lực của Quận Cam(OCWDB), Quận Cam sẽ phát động Chương trình Hỗ trợ Chống Sa thải do COVID-19 của OCWDB sau khi nhận được $700.000 từ quỹ Đạo luật Cơ hội Đổi mới Ủy Ban Phát Triển Nhân Lực (WIOA) của Ban Phát triển Việc làm California (EDD) để hỗ trợ các tiểu doanh nghiệp địa phương bị ảnh hưởng bởi COVID-19.
Mối quan hệ thân thiện chưa từng có giữa Hoa Kỳ và Đài Loan đã đưa tới “sự chống đối mạnh mẽ” từ Trung Cộng, theo AP cho biết hôm 20 tháng 5. Bắc Kinh lại bày tỏ sự giận dữ qua sự đầm ấm chưa từng có của chính phủ Trump với Đài Loan. Sự lên án mới nhất từ Bắc Kinh đến hôm Thứ Tư, 20 tháng 5 sau khi Ngoại Trưởng Mỹ Mike Pompeo chúc mừng Tổng Thống Đài Loan Thái Anh Văn trong lễ tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ 2 của bà.
Theo dõi tình hình Việt Nam sẽ thấy đảng nói sao thì dân nghe vậy, không ai dám cãi nhưng không biết ai là người nói thật. Dân cứ giả câm giả điếc cho cho xong chuyện vì cán bộ đã bảo “mọi việc đã có nhà nước lo”, dù đảng cứ ì ra đấy từ năm này qua năm khác. Miết rồi chuyện không thành có, việc đúng thành sai. Cả xã hội cùng phấn khởi lên đồng với đảng cho trăm họ cùng vui. Tuyên giáo đảng thì luôn khua chiêng đánh trống inh ỏi rằng mọi việc đảng làm đều đúng và trúng, lời nói của lãnh tụ đều là khuôn vàng thước ngọc và văn kiện đảng là “Văn bia, còn để lại đời sau”, như ông Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã khoe hôm 14/02/2020.
Muối cũng xâm nhập cả vào lãnh vực văn chương bình dân truyền khẩu của văn hóa Việt Nam, như “Cá không ăn muối cá ươn, con cãi cha mẹ trăm đường con hư’’ (giáo dục con cái) hay “Miệng ăn mắm ăn muối, đừng có nói bậy bạ không nên’’ (có tính cách dị đoan, sợ đụng chạm đến thánh thần) hoặc bình dân hơn thì: “Còn trẻ quá mà tóc đã điểm muối tiêu rồi!” (có người dám nói là tại gì xấu máu) và chót hết là “Ông chủ tao đã đi bán muối rồi” (tức là ổng đã đi tàu suốt về bên kia thế giới). Trong chuyện bếp núc thì có muối mè, muối tiêu, muối ớt, muối sả, hột vịt muối, cà muối, v.v…Còn có khát nước thì làm bậy một ly nước đá chanh muối cũng đã lắm.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.