Hôm nay,  

Corona: Đúng Việc, Đúng Lúc (II)

20/04/202009:06:00(Xem: 4490)

II/ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) có làm đúng việc, đúng lúc?


Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) có trụ sở đặt tại Geneva,  được thành lập vào ngày 7 tháng 4 năm 1948 và hiện nay có 194 quốc gia thành viên.

Công việc chính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) là giúp các nước nghèo chống lại bệnh tật. Và để có khả năng làm được công việc này, WHO cần sự đóng góp của tất cả các quốc gia thành viên.(1)


Trận đại dịch COVID-19 còn đang hoành hành trên khắp thế giới chưa biết bao giờ mới tìm ra cách chống hữu hiệu, một số người đã lên tiếng phê bình WHO tắc trách, không ứng phó với cuộc khủng hoảng kịp thời. Họ cho rằng trong một thời gian quá lâu tổ chức này đã chấp nhận và loan tải những tin tức do Trung Quốc phát tán dù những tin này không phản ảnh đúng tầm mức nghiêm trọng của đại dịch, và WHO đã có  những tuyên bố không rõ ràng cũng như hành động do dự.

Lẽ dĩ nhiên gần như không ai còn chút nghi ngờ nào về thái độ vô trách nhiệm cố gắng che đậy dịch bệnh của Trung Quốc, nhất là trong những tuần đầu tiên, tuy nhiên, WHO có chủ đích tham gia vào hành vi này hay không sẽ còn cần phải điều tra sau khi dịch bệnh đã ngưng.


Dù sao, tuy về bản chất, tất cả những thiếu sót của WHO được nêu đã ít nhiều có xảy ra, nhưng từ đó để buộc tội WHO làm thế giới mất cơ hội chặn đứng nạn dịch vì "đã chịu ảnh hưởng Trung Quốc, che đậy sự lây lan của dịch COVID-19" là điều không trung thực. Nó cho thấy một sự hiểu biết hoàn toàn sai lầm về vai trò và quyền lực của tổ chức liên chính phủ này, cũng như sự không nhìn nhận những khiếm khuyết xử thế của từng quốc gia.


WHO chủ yếu là một cơ quan và không phải là một dịch vụ y tế khẩn cấp.

Hoạt động của WHO có thể được so sánh với một hoạt động của lực lượng Mũ Nồi Xanh của Liên hiệp quốc. Đó là một tập hợp sự có mặt của các quốc gia thành viên và trên hết, WHO phụ thuộc vào ý chí, kỹ năng và phương tiện của các quốc gia này để thực hiện các dự án chung của họ trên toàn thế giới.

Những tổ chức liên quốc gia thường phải ngoại giao rất mềm mỏng và cẩn trọng với các quốc gia thành viên của họ, và người ta khó có thể mong đợi những tổ chức này ra mặt chỉ trích mạnh mẽ các chính sách thông tin và y tế của một quốc gia. Việc này là nhiệm vụ của các tổ chức viện trợ độc lập, của giới vận động hành lang và tất nhiên là báo chí.

Chiếu theo nội qui, WHO phải định hướng theo các cơ quan y tế của các quốc gia thành viên chứ không thể dựa trên những dư luận rất khác biệt trong các xã hội tự do. Tất nhiên, điều này làm việc quyết định hơi chậm chạp , nhưng đó là do bản chất hệ thống của Liên Hiệp Quốc. Không thể bắt lỗi WHO về mặt này.

Hành động "hất luôn cả đứa bé cùng với nước tắm" là sai lầm và vô trách nhiệm, vì WHO cần được duy trì và củng cố để làm rất nhiều công việc quan trọng.


Ít hơn một đô la mỗi năm 

Khoản đóng góp bắt buộc của các thành viên WHO chỉ bao gồm được một phần năm (1/5) ngân sách khiêm tốn của tổ chức là dưới năm tỷ đô la - thậm chí không tới một đô la một năm cho mỗi người trên trái đất. Năm tỷ đô la là số tiền tương đương với chi phí một nhà thương cấp đại học ở một thành phố lớn trong thế giới công nghiệp.

Phần ngân sách còn lại (4/5) của WHO là do tài trợ tư nhân và của các chính phủ. Phần này bị ràng buộc bởi những dự án có mục tiêu dài hạn đã được xác định rõ ràng: 

Đây có thể là các chiến dịch chủng ngừa ở các nước nghèo nhất thế giới, một đầu tư rất nhỏ mà đem lại kết quả lớn. Trong những trường hợp tai họa cơ bản nhưng thực sự rất dễ tránh, WHO có thể rất hiệu quả nếu được giúp đỡ phương tiện để làm việc. Thí dụ như bệnh sởi năm ngoái với 20 triệu người mắc bệnh và 140.000 người tử vong. Hoặc những chiến dịch chống bệnh sốt rét,  giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em..v.v...


Nhưng ngay cả WHO cũng không toàn năng.

Tất nhiên, WHO cũng phải theo dõi các bệnh mới xuất hiện như SARS-CoV-2. Trong việc trao đổi thông tin, WHO là một giao diện toàn cầu quan trọng giữa các chính phủ, các học giả tại các trường đại học, các viện nghiên cứu quốc gia và các công ty nghiên cứu dược phẩm .

WHO không thể làm được tất cả. Công việc thực tế trong cuộc chiến chống lại các căn bệnh mới xuất hiện, phải và chỉ có thể được thực hiện bởi hệ thống y tế của các quốc gia, các tổ chức nghiên cứu và ngành công nghiệp. 

Mặc dù mang cái tên Tổ chức Y tế Thế giới nghe có vẻ oai phong, WHO không có khả năng bù đắp cho những thiếu sót trong phạm vi chăm sóc sức khỏe hoặc những biến động của thị trường thuốc và chất khử trùng. 

Trong thực tế, WHO nằm ở cấp bậc cuối của bực thang quyết định trong hệ thống  quốc tế.

Thêm vào đó, thế nào là ứng xử đúng khi đối mặt với một đại dịch?

Trong một đại dịch như COVID-19, WHO tất nhiên luôn phải đối mặt với vấn đề tìm sự cân bằng giữa cảnh báo cần thiết và không gây hoảng loạn. Điều này rất, rất khó, bởi vì một đại dịch luôn liên quan đến một mầm bệnh mới, và với tất cả các chuyên gia của mình, WHO vẫn không thể nói chính xác nó sẽ phát triển như thế nào.


Hiện nay mối quan tâm của WHO lên tới tối đa vì Sars-CoV-2 đã len lỏi vào những túp lều của người tỵ nạn, đã xâm nhập vào những vùng có chiến tranh như Kurdistan của Iraq, và các nước nghèo nhất thế giới tại lục địa Phi châu.


Ngày 14/04/2020 trong khi TT Trump tuyên bố tạm ngưng đóng tiền trợ cấp thì  WHO một mặt báo động dịch Ebola, bùng nổ tại Congo, đã bước vào tình trạng khẩn cấp quốc tế, mặt khác bắt đầu gửi một "chuyến bay đoàn kết" (Solidarity flight) từ Addis Ababa, Ethiopa, mang trang thiết bị Y tế tới những nước bên Phi châu. Ngày 19/04  một chuyến khác tới vùng Kurdistan của Iraq. 

Chương trình sẽ trợ giúp tổng cộng 95 quốc gia.


Lời tuyên bố của ngoại trưởng Đức, Heiko Maas, nói lên ý kiến của đại đa số chính quyền các quốc gia trên thế giới: "Tôi không cho rằng WHO làm đúng tất cả, nhưng trong giai đoạn hiện nay, điều tra WHO hoặc cắt giảm nguồn tài trợ của tổ chức này giống như đuổi phi công ra khỏi một chiếc máy bay đang bay."


Cùng với ông Maas, 24 ngoại trưởng các nước Argentina, Bỉ, Canada, Chile, Costa Rica, Cộng hòa Dominican, Estonia, Ethiopia, Phần Lan, Pháp, Ireland, Indonesia, Ý, Jordan, Mexico, Hà Lan, Na Uy, Peru, Singapore, Nam Phi, Thụy Điển và Tây Ban Nha, đã đồng ký một bản tuyên bố hoàn toàn ủng hộ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)  lãnh đạo việc đối phó với cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng toàn cầu này, cũng như những nỗ lực của Liên Hiệp Quốc, Nhóm Ngân hàng Thế giới và các tổ chức quốc tế và khu vực, để phối hợp, giải quyết có hệ thống các tác động kinh tế xã hội rộng lớn do COVID-19 gây ra.

__________________________________________________________________


(1) https://www.dw.com/de/kommentar-verfehlte-kritik-an-der-who/a-53144108

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Theo như thư lời của TBT Nguyễn Phú Trọng thì đây là cách “tạo điều kiện thuận lợi để Hội Nhà báo Việt Nam, giới báo chí hoàn thành tốt nhiệm vụ.” Trừ khử mọi ngòi bút đối lập cho khỏi vướng thì đúng là Đảng đã “tạo điều kiện thuận lợi cho giới báo chí hoàn thành tốt nhiệm vụ” rồi. Chỉ có điều đáng tiếc là tuy được độc quyền (múa gậy vường hoang) nhưng đội ngũ cầm bút quốc doanh cũng chả thực hiện được điều chi tốt đẹp, nếu chưa muốn nói là ngược lại.
Người Mỹ gốc Á trong các lĩnh vực như dược phẩm, kinh doanh và giáo dục đang chứng minh tầm quan trọng của việc thống kê chính xác trong Thống Kê Dân Số 2020. Trong những năm vừa rồi, Tháng Di Sản của Người Mỹ Gốc Á và Người Mỹ Gốc Đảo Thái Bình Dương (AAPI) chỉ là khoảng thời gian để tôn vinh tầm ảnh hưởng ngày càng lớn rộng của cộng đồng người Mỹ gốc Á thông qua việc vinh danh các thành tựu gần đây của các cá nhân và tập thể. Năm nay, tháng này còn có ý nghĩa nhiều hơn thế nữa. Trong khi tháng Di Sản AAPI vẫn trân trọng những người đã giúp nâng cao cộng đồng, có rất nhiều các tổ chức đang vinh danh những người có đóng góp đặc biệt cho cộng đồng trong thời buổi bị dịch bệnh COVID-19.
Các lệnh ở trong nhà dùng để ngăn chận sự lây lan của vi khuẩn corona có thể đưa đến việc gây ra “thiệt hại không thể khắc phục” nếu kéo dài quá lâu, theo cố vấn y tế Bạch Ốc là Bác Sĩ Anthony Fauci nói với CNBC hôm Thứ Sáu, 22 tháng 5. “Tôi không muốn mọi người nghĩ rằng bất cứ ai trong chúng ta cảm thấy rằng tiếp tục lệnh phong tỏa qua thời gian dài là cách để làm,” theo Fauci cho biết trong cuộc phỏng vấn với Meg Tirrell của CNBC trên chương trình “Halftime Report.” Ông nói rằng Hoa Kỳ phải đặt ra các biện pháp nghiêm túc bởi vì các trường hợp bị lây Covid-19 bùng nổ. “Nhưng bây giờ là lúc, tùy theo nơi nào bạn ở và hoàn cảnh của bạn là gì, để bắt đầu xem xét nghiêm túc việc tái mở cửa kinh tế, tái mở cửa đất nước để cố gắng trở lại một số cấp độ của sinh hoạt bình thường.”
Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Sáu, 22 tháng 5, đã yêu cầu các thống đốc tái mở cửa các nhà thờ, các giáo đường và nhà thờ Hồi giáo “ngay bây giờ,” và đe dọa sẽ “phủ bác” các hạn chế của các nhà lãnh đạo tiểu bang nếu họ không làm thế vào cuối tuần. Tuyên bố ngạc nhiên đánh dấu nỗ lực mới nhất của tổng thống để tăng tốc vốn liếng chính trị chung quanh các nỗ lực phục hồi từ vi khuẩn corona. Ông đang đối diện cuộc tái tranh cử khó khăn chống lại ứng cử viên đề cử của đảng Dân Chủ Joe Biden.
Thượng Nghị Sĩ Tom Umberg vinh danh "Tháng Di sản Người Mỹ Châu Á và Thái Bình Dương- Asian American Pacific Islander Heritage Month" vào tháng Năm này bằng cách ghi nhận những đóng góp to lớn cho quốc gia bởi nhiều thế hệ của cộng đồng người Mỹ gốc Châu Á Thái Bình Dương (AAPI). Nhất là khi Tháng Di sản Châu Á Thái Bình Dương năm nay xảy ra trong đại dịch COVID-19 như là một trắc nghiệm cho sức mạnh của đất nước chúng ta, Thượng Nghị Sĩ Umberg tiếp tục dành thời gian và nỗ lực của bản thân cùng nhân viên của ông để hỗ trợ cộng đồng AAPI ở Quận Cam và toàn tiểu bang California.
Nhằm biến đảo nhân tạo trở thành đảo thực sự được Công Ước Liên Hiệp Quốc Về Luật Biển (UNCLOS) công nhận với mục đích áp đặt chủ quyền quốc gia lên các đảo này, TQ đã tiến hành việc trồng rau trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa, theo bản tin của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) cho biết hôm 22 tháng 5 năm 2020.
phải chánh niệm từng giây từng phút, đừng để tâm lang thang như nóc nhà bị dột, thì lập tức phiền não lọt vào. Nếu làm được một phần thôi thì trí tuệ sẽ sáng như gương, tấm lòng đẹp như lụa là, uy nhiên tự tại, sống giữa trần gian mà thấy như đang ở quốc độ hay cung trời.
Trong mùa thi cử, sinh viên hay dùng cà-phê để có thể thức khuya gạo bài… Trong hãng xưởng, công nhân thường được phép nghỉ xả hơi 15 phút sau hai tiếng đồng hồ làm việc, gọi là pause de café hay coffee break để nghỉ xả hơi, để uống cà-phê hay để tán ngẫu, vân vân. Cũng có khi nhờ ai giúp mình một việc nào đó, thì mình hay trả công cho họ bằng một ít tiền cà phê cà pháo hay tiền tip cho nó vui vẻ cả làng. Nhưng cà-phê dễ bị ghiền nếu uống thường xuyên.
Đây là rối loạn về sự tiêu hóa mà tiếng Anh gọi là Anorexia nervosa với đặc tính là bệnh nhân từ chối ăn.Người bệnh có quan niệm sai về cơ thể của mình và ám ảnh sợ bị mập vì họ cứ nghĩ là mình mập mặc dù khi cân thì lại là gầy.
Nhiều đương đơn đã nhận được thư mời phỏng vấn vào tháng 5- 2020. Tuy nhiên, không có những cuộc phỏng vấn cấp chiếu khán di dân được tiến hành cho đến ngày hôm nay. Cho dù nhận được thư phỏng vấn gần đây, các đương đơn không nên đến Tòa Lãnh sự khi trang mạng của Tòa Lãnh sự vẫn loan báo các cuộc phỏng vấn bị hủy bỏ.
Tất cả các tiểu bang tại Hoa Kỳ đều tái mở cửa từng phần hôm Thứ Tư, 20 tháng 5 khi Connecticut nới lỏng các hạn chế vi khuẩn corona dù ít nhất 17 tiểu bang đang chứng kiến sự gia tang các trường hợp lây nhiễm Covid-19, theo CNN cho biết. Connecticut hôm Thứ Tư cho phép, với các hạn chế, người dân sử dụng không giản ăn uống bên ngoài trời, các văn phòng, các tiệm bán lẻ và thương xá, các viện bảo tang và sở thú, theo CNN cho hay.
Đại dịch vi khuẩn corona đã kéo dài nhiều tháng qua mang theo nó những thiệt hại kinh hoàng về kinh tế và nhân mạng trên toàn thế giới, nhất là Hoa Kỳ. Trong lịch sử loài người cũng đã chứng kiến nhiều trận đại dịch kinh khủng như thế. Ngoài mặt tiêu cực quá lớn mà đại dịch phủ trùm lên thế giới, các nhà phân tích cũng đã cho thấy một số điểm tích cực xuất hiện. Phó Giáo Sư dạy về Phát Triển Cộng Đồng và Khu Vực tại Đại Học UC Davis là Catherine Brinkley đã chỉ ra một số điểm tích cực từ đại dịch đối với các thành phố Mỹ trong bài viết “How pandemics have changed American cities – offen for the better,” được đăng trên trang mạng www.theconversation.com. Việt báo xin đăng bản dịch Việt của Thụy Âm để cống hiến cho độc giả tường lãm *** Kinh nghiệm của Thành Phố New York như là trung tâm của đại dịch COVID-19 tại Hoa Kỳ đang làm tăng các vấn nạn về cuộc sống thành thị. Các cư dân bị cách ly lo sợ về tương lai trong thành phố được biết là nơi đông đúc nhà cửa
Hơn 4 triệu người Mỹ đã khai thất nghiệp vào tuần trước, theo Bộ Lao Động cho biết hôm Thứ Năm, 21 tháng 5. Điều đó đã mang tổng số người khai thất nghiệp lên tới hơn 43 triệu, theo cơ bản được điều chỉnh theo mủa, kể từ đại dịch vi khuẩn corona lây lan trên toàn quốc. Nói cách khác, ¼ người lao động tại Mỹ đã khai thất nghiệp trong vòng 10 tuần lễ qua. “Khai thất nghiệp trong thời gian khủng hoảng vi khuẩn corona đã vượt khỏi 37 triệu người khai trong vòng 18 tháng của Đại Suy Thoái,” theo Daniel Zhao, kinh tế gia kỳ cựu tại Glassdoor, cho biết trong một thông báo. “Thị trường lao động vẫn nằm trong hố sâu mà nó phải leo ra khỏi.”
Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Năm, 21 tháng 5 đã không đeo khẩu trang bảo vệ vi khuẩn corona trong một phần thời gian đi thăm một nhà máy của Hãng Chế Tạo Xe Hơi Ford tại Michigan, dù luật tiểu bang và chính sách của công ty yêu cầu đeo khẩu trang ở đó. Trump, thường từ chối đeo khẩu trang nơi công cộng, đã viếng thăm Nhà Máy Rawsonville Components Plant của Ford tại Ypsilanti, là nơi có chính sách yêu cầu đeo khẩu trang ở đó. Nhà máy hiện đang chế tạo máy thở để đáp ứng với đại dịch Covid-19 tại Hoa Kỳ.
Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã đưa ra cảnh báo Trung Quốc qua tuyên bố bởi quốc hội bù nhìn rằng một dự luật an ninh quốc gia tại Hồng Kông sẽ được lên chương trình nghị sự trong cuộc họp sắp tới, một động thái có vẻ sẽ đổ thêm dầu vào sự giận dữ và các cuộc biểu tình chống đối tại thành phố bán tự trị này, theo CNN tường trình cho biết hôm Thứ Năm, 21 tháng 5.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.