Hôm nay,  

Corona: Đúng Việc, Đúng Lúc (II)

20/04/202009:06:00(Xem: 4371)

II/ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) có làm đúng việc, đúng lúc?


Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) có trụ sở đặt tại Geneva,  được thành lập vào ngày 7 tháng 4 năm 1948 và hiện nay có 194 quốc gia thành viên.

Công việc chính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) là giúp các nước nghèo chống lại bệnh tật. Và để có khả năng làm được công việc này, WHO cần sự đóng góp của tất cả các quốc gia thành viên.(1)


Trận đại dịch COVID-19 còn đang hoành hành trên khắp thế giới chưa biết bao giờ mới tìm ra cách chống hữu hiệu, một số người đã lên tiếng phê bình WHO tắc trách, không ứng phó với cuộc khủng hoảng kịp thời. Họ cho rằng trong một thời gian quá lâu tổ chức này đã chấp nhận và loan tải những tin tức do Trung Quốc phát tán dù những tin này không phản ảnh đúng tầm mức nghiêm trọng của đại dịch, và WHO đã có  những tuyên bố không rõ ràng cũng như hành động do dự.

Lẽ dĩ nhiên gần như không ai còn chút nghi ngờ nào về thái độ vô trách nhiệm cố gắng che đậy dịch bệnh của Trung Quốc, nhất là trong những tuần đầu tiên, tuy nhiên, WHO có chủ đích tham gia vào hành vi này hay không sẽ còn cần phải điều tra sau khi dịch bệnh đã ngưng.


Dù sao, tuy về bản chất, tất cả những thiếu sót của WHO được nêu đã ít nhiều có xảy ra, nhưng từ đó để buộc tội WHO làm thế giới mất cơ hội chặn đứng nạn dịch vì "đã chịu ảnh hưởng Trung Quốc, che đậy sự lây lan của dịch COVID-19" là điều không trung thực. Nó cho thấy một sự hiểu biết hoàn toàn sai lầm về vai trò và quyền lực của tổ chức liên chính phủ này, cũng như sự không nhìn nhận những khiếm khuyết xử thế của từng quốc gia.


WHO chủ yếu là một cơ quan và không phải là một dịch vụ y tế khẩn cấp.

Hoạt động của WHO có thể được so sánh với một hoạt động của lực lượng Mũ Nồi Xanh của Liên hiệp quốc. Đó là một tập hợp sự có mặt của các quốc gia thành viên và trên hết, WHO phụ thuộc vào ý chí, kỹ năng và phương tiện của các quốc gia này để thực hiện các dự án chung của họ trên toàn thế giới.

Những tổ chức liên quốc gia thường phải ngoại giao rất mềm mỏng và cẩn trọng với các quốc gia thành viên của họ, và người ta khó có thể mong đợi những tổ chức này ra mặt chỉ trích mạnh mẽ các chính sách thông tin và y tế của một quốc gia. Việc này là nhiệm vụ của các tổ chức viện trợ độc lập, của giới vận động hành lang và tất nhiên là báo chí.

Chiếu theo nội qui, WHO phải định hướng theo các cơ quan y tế của các quốc gia thành viên chứ không thể dựa trên những dư luận rất khác biệt trong các xã hội tự do. Tất nhiên, điều này làm việc quyết định hơi chậm chạp , nhưng đó là do bản chất hệ thống của Liên Hiệp Quốc. Không thể bắt lỗi WHO về mặt này.

Hành động "hất luôn cả đứa bé cùng với nước tắm" là sai lầm và vô trách nhiệm, vì WHO cần được duy trì và củng cố để làm rất nhiều công việc quan trọng.


Ít hơn một đô la mỗi năm 

Khoản đóng góp bắt buộc của các thành viên WHO chỉ bao gồm được một phần năm (1/5) ngân sách khiêm tốn của tổ chức là dưới năm tỷ đô la - thậm chí không tới một đô la một năm cho mỗi người trên trái đất. Năm tỷ đô la là số tiền tương đương với chi phí một nhà thương cấp đại học ở một thành phố lớn trong thế giới công nghiệp.

Phần ngân sách còn lại (4/5) của WHO là do tài trợ tư nhân và của các chính phủ. Phần này bị ràng buộc bởi những dự án có mục tiêu dài hạn đã được xác định rõ ràng: 

Đây có thể là các chiến dịch chủng ngừa ở các nước nghèo nhất thế giới, một đầu tư rất nhỏ mà đem lại kết quả lớn. Trong những trường hợp tai họa cơ bản nhưng thực sự rất dễ tránh, WHO có thể rất hiệu quả nếu được giúp đỡ phương tiện để làm việc. Thí dụ như bệnh sởi năm ngoái với 20 triệu người mắc bệnh và 140.000 người tử vong. Hoặc những chiến dịch chống bệnh sốt rét,  giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em..v.v...


Nhưng ngay cả WHO cũng không toàn năng.

Tất nhiên, WHO cũng phải theo dõi các bệnh mới xuất hiện như SARS-CoV-2. Trong việc trao đổi thông tin, WHO là một giao diện toàn cầu quan trọng giữa các chính phủ, các học giả tại các trường đại học, các viện nghiên cứu quốc gia và các công ty nghiên cứu dược phẩm .

WHO không thể làm được tất cả. Công việc thực tế trong cuộc chiến chống lại các căn bệnh mới xuất hiện, phải và chỉ có thể được thực hiện bởi hệ thống y tế của các quốc gia, các tổ chức nghiên cứu và ngành công nghiệp. 

Mặc dù mang cái tên Tổ chức Y tế Thế giới nghe có vẻ oai phong, WHO không có khả năng bù đắp cho những thiếu sót trong phạm vi chăm sóc sức khỏe hoặc những biến động của thị trường thuốc và chất khử trùng. 

Trong thực tế, WHO nằm ở cấp bậc cuối của bực thang quyết định trong hệ thống  quốc tế.

Thêm vào đó, thế nào là ứng xử đúng khi đối mặt với một đại dịch?

Trong một đại dịch như COVID-19, WHO tất nhiên luôn phải đối mặt với vấn đề tìm sự cân bằng giữa cảnh báo cần thiết và không gây hoảng loạn. Điều này rất, rất khó, bởi vì một đại dịch luôn liên quan đến một mầm bệnh mới, và với tất cả các chuyên gia của mình, WHO vẫn không thể nói chính xác nó sẽ phát triển như thế nào.


Hiện nay mối quan tâm của WHO lên tới tối đa vì Sars-CoV-2 đã len lỏi vào những túp lều của người tỵ nạn, đã xâm nhập vào những vùng có chiến tranh như Kurdistan của Iraq, và các nước nghèo nhất thế giới tại lục địa Phi châu.


Ngày 14/04/2020 trong khi TT Trump tuyên bố tạm ngưng đóng tiền trợ cấp thì  WHO một mặt báo động dịch Ebola, bùng nổ tại Congo, đã bước vào tình trạng khẩn cấp quốc tế, mặt khác bắt đầu gửi một "chuyến bay đoàn kết" (Solidarity flight) từ Addis Ababa, Ethiopa, mang trang thiết bị Y tế tới những nước bên Phi châu. Ngày 19/04  một chuyến khác tới vùng Kurdistan của Iraq. 

Chương trình sẽ trợ giúp tổng cộng 95 quốc gia.


Lời tuyên bố của ngoại trưởng Đức, Heiko Maas, nói lên ý kiến của đại đa số chính quyền các quốc gia trên thế giới: "Tôi không cho rằng WHO làm đúng tất cả, nhưng trong giai đoạn hiện nay, điều tra WHO hoặc cắt giảm nguồn tài trợ của tổ chức này giống như đuổi phi công ra khỏi một chiếc máy bay đang bay."


Cùng với ông Maas, 24 ngoại trưởng các nước Argentina, Bỉ, Canada, Chile, Costa Rica, Cộng hòa Dominican, Estonia, Ethiopia, Phần Lan, Pháp, Ireland, Indonesia, Ý, Jordan, Mexico, Hà Lan, Na Uy, Peru, Singapore, Nam Phi, Thụy Điển và Tây Ban Nha, đã đồng ký một bản tuyên bố hoàn toàn ủng hộ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)  lãnh đạo việc đối phó với cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng toàn cầu này, cũng như những nỗ lực của Liên Hiệp Quốc, Nhóm Ngân hàng Thế giới và các tổ chức quốc tế và khu vực, để phối hợp, giải quyết có hệ thống các tác động kinh tế xã hội rộng lớn do COVID-19 gây ra.

__________________________________________________________________


(1) https://www.dw.com/de/kommentar-verfehlte-kritik-an-der-who/a-53144108

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
19 tháng 6 năm 2025. Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết họ sẽ tiếp tục lên lịch hẹn chiếu khán cho sinh viên quốc tế, nhưng sẽ yêu cầu tất cả đương đơn phải mở (chế độ công khai) tài khoản mạng xã hội của họ để có thể tra xét kỹ lưỡng hơn. Bộ Ngoại giao đã chỉ thị các viên chức lãnh sự mở rộng việc tra xét phương tiện truyền thông mạng xã hội của đương đơn và tìm kiếm bất kỳ bằng chứng nào về thái độ thù địch đối với công dân, văn hóa, chính phủ, các tổ chức hoặc hệ thống dân chủ của Hoa Kỳ.
Ngày 26 tháng 3 năm 2025, Kristi Noem – Bộ trưởng An ninh Nội địa trong chính quyền Trump – đến thăm Trung tâm Giam giữ Khủng bố CECOT tại El Salvador, đi cùng với Bộ trưởng Tư pháp và An ninh Công cộng Gustavo Villatoro. Chuyến thăm này tái khẳng định thỏa thuận hợp tác giữa hai chính phủ: El Salvador sẽ nhận giam giữ di dân bị trục xuất khỏi Hoa Kỳ. CECOT, nhà tù nằm dưới chân núi lửa, vốn đã khét tiếng vì điều kiện giam giữ tàn bạo. Nhưng năm nay, nó tiếp nhận một loại tù nhân mới: di dân bị trục xuất từ Hoa Kỳ – không vì tội hình sự, mà vì chính sách mới của Tổng thống Donald Trump.
Kể từ khi Bitcoin ra mắt vào năm 2009, tiền điện tử có lúc được ca ngợi như là một công cụ mới để làm giàu và trao đổi giá trị bên ngoài hệ thống tài chính truyền thống. Những người ủng hộ cho rằng tiền điện tử có lợi cho nhiều người, đặc biệt các cộng đồng thiểu số mà từ lâu đã không được các ngân hàng phục vụ đầy đủ. Nó cung cấp những phương cách mới trong giao dịch tài chính. Một số người còn coi nó là một công cụ để thách thức và cải cách cơ cấu tài chính cố hữu của Hoa Kỳ.
Lý do tôi đang ở trại giam Nghệ An là sự bất công đang diễn ra tại đất nước tôi – Việt Nam. Tôi không chỉ nói đến phiên tòa bất công và bản án dành cho tôi và gia đình tôi, mà là sự bất công đối với không khí, đất đai và sông ngòi của Việt Nam, đối với những cộng đồng bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm môi trường — dù là do các dự án thủy điện, nhiệt điện than, khai khoáng hay hóa chất độc hại — đối với những cộng đồng bị mất sinh kế để nhường chỗ cho các dự án kinh doanh độc hại.
Bài viết này sẽ phân tích lời dạy của sách Trúc Lâm Tông Chỉ Nguyên Thanh về ý chỉ Thiền Tông: Lấy tu tâm làm chính, không bận tâm và không để mất thì giờ với chuyện thần thông. Sách Trúc Lâm Tông Chỉ Nguyên Thanh là một tác phẩm về Thiền Tông Việt Nam xuất bản lần đầu vào năm 1796. Tác phẩm này được in trong Ngô Thì Nhậm Toàn Tập - Tập V, ấn hành năm 2006 tại Hà Nội, do nhiều tác giả trong Viện Nghiên Cứu Hán Nôm biên dịch. Những lời dạy trong sách này mang phong cách Thiền Tông Việt Nam, vì ngài Ngô Thì Nhậm (1746-1803) khi rời quan trường đã xuất gia, trở thành vị sư có tên là Hải Lượng Thiền Sư
- Trump lớn tiếng chửi mắng tòa án Israel: hãy hủy bỏ phiên tòa truy tố Netanyahu - Trump cặp bồ với Putin, thế là mất 1 đề cử Giải Nobel Hòa Bình. - Kari Lake: Xóa sổ Đài VOA, cắt 85% nhân sự, để sẽ bắt đầu lại, vì cần nói giọng MAGA - Bộ Ngoại giao Mỹ tuần này sẽ sa thải 3.400 nhân viên - Lặng lẽ thú nhận điện thoại Trump sắp bán không phải sản xuất ở Mỹ: xóa chữ "MADE IN THE USA".
(THE HAGUE, ngày 25 tháng 6, Reuters) – Tổng thống Donald Trump hôm thứ Tư công khai chê bai Chủ tịch Quỹ Dự Trữ Liên Bang (FED) Jerome Powell là “quá tệ,” và cho biết đang cân nhắc ba hoặc bốn ứng viên thay thế Powell để lãnh đạo FED sắp tới.
(Massachusetts, ngày 23 tháng 6, Sciencealert) – Một liệu pháp tế bào gốc mới vừa mang lại hy vọng cho 8.4 triệu người mắc bệnh tiểu đường type 1 trên toàn thế giới, sau khi kết quả thử nghiệm lâm sàng cho thấy phần lớn bệnh nhân đã không còn cần đến insulin chỉ sau một năm điều trị.
- Florida: 1 nhà tù giam di dân, xung quanh đào hào thả cá sấu và trăn - California: thiếu nhân viên điều dưỡng, cơ sở điều dưỡng sẽ bị kiện. - Tài xế xe vận tải coi chừng, bài thi tiếng Anh có thể làm di dân mất việc. - Thăm dò bầu cử giữa kỳ 2026: phát ngôn nhân Viet Shelton của Democratic Congressional Campaign Committee tin sẽ có làn sóng xanh, đẩy nhiều dân cử Cộng Hòa về vườn
(WASHINGTON/TEL AVIV/ISTANBUL, ngày 24 tháng 6, Reuters) – Theo phúc trình sơ khởi của Cơ Quan Tình Báo Quốc Phòng Hoa Kỳ (DIA), loạt oanh kích của Hoa Kỳ và Do Thái hồi cuối tuần qua không hủy diệt được chương trình nguyên tử của Iran như Tổng thống Donald Trump từng tuyên bố, mà chỉ khiến tiến trình bị trì hoãn đôi ba tháng.
(Washington, ngày 24 tháng 6, Reuters) – Ngũ Giác Đài cho biết đã thử nghiệm thành công một hệ thống tối tân tại tiểu bang Alaska, có thể phát hiện các loại phi đạn được phóng đi từ Nga hoặc TQ. Hệ thống này, mang tên Radar Phân Biệt Tầm Xa (Long Range Discrimination Radar – LRDR), trong tương lai sẽ được tích hợp vào chương trình phòng thủ phi đạn “Vòm Vàng” đang trong giai đoạn phát triển.
- Cộng Hòa tung tiền quảng cáo, mở chiến dịch vu khống Dân Biểu Derek Trần - Dân Biểu Cộng hòa Thomas Massie: Trump sẽ làm Cộng Hòa mất đa số ở Quốc Hội - California: ICE bố ráp, bắt người nhập cư, bắt nhầm 674 công dân Mỹ và trục xuất nhầm ít nhất 70 công dân Mỹ - Trump nói Israel-Iran đã đồng thuận ngưng bắn
Theo CNN, với các tin tức chính thức từ truyền thông Iran và Israel, thỏa thuận ngừng chiến giữa hai nước đã bắt đầu. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều nghi vấn về thời điểm chính xác cũng như các điều khoản cụ thể về thỏa thuận này. Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump trước đó đã loan báo trên mạng xã hội rằng thỏa thuận ngừng chiến sẽ bắt đầu vào khoảng sáu tiếng đồng hồ sau khi ông công bố lần đầu tiên. Thời điểm này ước tính vào khoảng nửa đêm giờ miền Đông Hoa Kỳ.
(Ngày 23 tháng 6, Reuters) – Tình hình căng thẳng tại Trung Đông tiếp tục leo thang khi Iran phóng 14 phi đạn nhắm vào một căn cứ quân sự của Hoa Kỳ tại Qatar rạng sáng thứ Hai. Mặc dù không gây ra thương vong nào, sự việc đã khiến cộng đồng quốc tế lo ngại về nguy cơ cuộc xung đột kéo dài suốt 12 ngày qua sẽ càng lan rộng. Tổng thống Donald Trump “chê” vụ tấn công này là “đòn gãi ngứa,” và lên tiếng kêu gọi cả Iran lẫn Israel cùng hướng đến hòa bình.
Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ hôm thứ Hai đã tạm thời dỡ bỏ một phán quyết của tòa cấp dưới, vốn yêu cầu chính quyền Trump phải báo trước ít nhất 15 ngày trước khi trục xuất người di dân sang một quốc gia không phải quê hương họ, theo bản tin của NPR.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.