Hôm nay,  

Đại sứ Mỹ tại VN: Đối thoại thẳng thắn để giải quyết những khó khăn

20/02/202012:22:00(Xem: 4238)
BuiVanPhu_20200218_DaiSuMy_SanJose_H01 (1)
Đại sứ Daniel Kritenbrink (Ảnh: Bùi Văn Phú)

 

“Nhân quyền là căn bản và là một thành tố quan trọng trong chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ,” Đại sứ Daniel Kritenbrink phát biểu trong buổi gặp gỡ người Việt vùng San Jose chiều thứ Ba 18/2 vừa qua.

 

Đại sứ Kritenbrink nói ông rất quan tâm đến tù nhân lương tâm và trong túi ông luôn có danh sách một số tù nhân đáng quan tâm, tuy ông không tiết lộ họ là những ai.

 

Nhưng khi một người đại diện cho Câu lạc bộ Nhà báo Độc lập tại Việt Nam nêu trường hợp nhà báo Phạm Chí Dũng đã bị chính quyền Hà Nội bắt giam từ mấy tháng qua, ông đại sứ dường như không biết ông Dũng là ai và đã yêu cầu người nêu câu hỏi cung cấp cho vị phụ tá thêm chi tiết về trường hợp nhà báo Phạm Chí Dũng.

 

Liên quan đến tình hình nhân quyền tại Việt Nam xấu đi trong bốn năm qua, đại diện văn phòng Dân biểu Ro Khanna, ông Nguyễn Hiệp đặt vấn đề là Hoa Kỳ cần phải có những hành động cụ thể để buộc Hà Nội chấm dứt vi phạm các quyền tự do căn bản của dân, Đại sứ Mỹ trả lời: “qua những đối thoại cởi mở và thẳng thắn sẽ giúp giải quyết được những khó khăn này”.

 

Trong ba năm qua ông Đại sứ đã gặp gỡ và tiếp xúc với nhiều người trong giới hoạt động xã hội dân sự và lắng nghe những quan điểm của họ. Ông tin vào một tương lai phồn thịnh và phát triển cho Việt Nam.

 

BuiVanPhu_20200218_DaiSuMy_SanJose_H02 (1)
Khách tham dự buổi gặp gỡ với Đại sứ Mỹ ở San Jose hôm 18/2/20 (Ảnh: Bùi Văn Phú)

Khoảng 70 người đã có mặt tại phòng họp của Quận hạt Santa Clara để nghe Đại sứ Daniel Kritenbrink nói về hiện tình quan hệ Mỹ-Việt 25 năm sau khi hai nước nối lại bang giao. Buổi gặp gỡ do văn phòng của các Dân biểu Zoe Lofgren và Anna Eshoo đứng ra tổ chức.

 

Dân biểu Lofgren là người đứng đầu của nhóm dân cử quan tâm đến Việt Nam, với danh xưng Vietnam Caucus, tại Hạ viện Hoa Kỳ.

 

Trong phát biểu mở đầu, bà nhắc lại là bà luôn quan tâm đến các quyền tự do căn bản, tự do dân sự của người Việt Nam. Hôm đầu tháng bà đã cùng đồng viện trong Vietnam Caucus gửi một lá thư đến Thủ tướng Việt Nam yêu cầu Hà Nội chấm dứt việc đàn áp những nhà hoạt động và thả hết các tù nhân lương tâm. Bà cũng đã yêu cầu Chủ tịch Trọng cho mở điều tra liên quan đến tranh chấp đất đai gần đây ở Việt Nam.

 

Bà Lofgren cho biết trước những vi phạm về tự do tôn giáo của Hà Nội nên Ủy hội Quốc tế về Tôn giáo đã khuyến cáo bộ ngoại giao đưa Việt Nam trở lại vào danh sách những quốc gia đặc biệt quan tâm.

 

Dân biểu Anna Eshoo nhắc đến những tiến triển trong quan hệ hai nước kể từ ngày cuộc chiến kết thúc vào năm 1975. Từ quan hệ thương mại đến những vấn đề còn tồn đọng như bom mìn trong lòng đất đã làm nhiều người dân vô tội thiệt mạng hay bị thương vong. Quốc hội Hoa Kỳ đã chi ra 132 triệu đô la cho việc gỡ bom mìn trong gần hai thập niên qua.

 

Đại sứ Kritenbrink cũng nhắc đến thành quả này, nhất là công tác tại khu vực tỉnh Quảng Trị. Ông cho biết trong năm qua đã không có ai bị chết hay bị thương tích do bom mình còn sót lại.

 

Xử lí chất độc dioxin cũng nằm trong chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ tại Việt Nam. Theo lời Đại sứ Mỹ, khu vực quanh phi trường Đà Nẵng đã được tẩy rửa hết độc tố da cam vào năm 2018 và công tác đang được tiến hành trong khu vực phi trường Biên Hoà.

 

Phát biểu trong buổi tiếp xúc, Đại sứ Kritenbrink nhắc đến những thành tựu trong quan hệ hai nước sau 25 năm, từ trao đổi thương mại vào năm 1995 gần như con số không lên đến 78 tỉ đô la hiện nay, đến giáo dục với gần 30 nghìn sinh viên từ Việt Nam đang theo học tại Hoa Kỳ, họ là những đại sứ thiện chí và sẽ đóng góp cho Việt Nam sau này. Chương trình học bổng VEF (Vietnam Education Foundation) tuy đã chấm dứt nhưng hàng trăm thạc sĩ, tiến sĩ đã tốt nghiệp từ các đại học Mỹ và sẽ giúp Việt Nam phát triển. Đại học Fulbright tại Việt Nam cũng là dấu chỉ Hoa Kỳ giúp Việt Nam về giáo dục nhân văn vì đại học này có quỹ từ bộ ngoại giao Hoa Kỳ, từ USAID và trong tương lai sẽ vận động nguồn tài trợ từ tư nhân.

 

Hoa Kỳ và Việt Nam đã hợp tác với nhau trong các lãnh vực giáo dục, y tế, năng lượng, giao thông, an ninh biển. Tuy nhiên vấn đề nhân quyền là những khó khăn trong quan hệ giữa hai nước. Ông Đại sứ và Dân biểu Lofgren nhắc đến luật an ninh mạng mà Hoa Kỳ rất chú ý đến và nêu vấn đề với lãnh đạo Hà Nội vì nó giới hạn quyền tự do biểu đạt của người dân.

 

Trả lời câu hỏi về chương trình đưa tình nguyện viên Peace Corps vào Việt Nam để huấn luyện giáo viên dạy tiếng Anh đã được hai bên ký kết trong chuyến viếng thăm Việt Nam của Tổng thống Barack Obama năm 2016, nhưng đến nay vẫn chưa được thực hiện, Đại sứ Mỹ nói còn một số chi tiết mà hai bên cần thảo luận trước khi thi hành thoả thuận. Ông hy vọng không bao lâu nữa sẽ có tình nguyện viên Peace Corps đến Việt Nam.

 

BuiVanPhu_20200218_DaiSuMy_SanJose_H03 (1)
Từ trái: Dân biểu Anna Eshoo, Đại sứ Daniel Kritenbrink, Dân biểu Zoe Lofgren (Ảnh: Bùi Văn Phú)

Trong các câu hỏi đặt ra cho ông đại sứ, nhiều người quan tâm đến biến cố Đồng Tâm hồi đầu năm nay. Đại sứ Kritenbrink nói Hoa Kỳ không chỉ đứng ngoài quan sát nhưng có nhiều quan tâm đến vụ việc, tuy nhiên thật khó biết được sự thật về những gì đã xảy ra tại đó. Ông tiếc là đã có những người chết trong sự kiện và mong hai bên sẽ giải quyết vấn đề một cách ôn hoà và trong tinh thần pháp trị.

 

Vấn đề tự do tôn giáo cũng được nêu lên khi người Hmong và người dân Tây Nguyên bị ép buộc chối bỏ đạo của họ, nếu không thì bị chính quyền đàn áp khiến hàng nghìn người chạy trốn qua Thái Lan, hoặc còn ở lại thì không được cấp hộ khẩu nên không thể làm ăn, sinh sống, con cái không được đến trường. Đại sứ Mỹ lắng nghe và ghi nhận.

 

Một người đã sống tại địa phương 38 năm nêu vấn đề có thể bị trục xuất về Việt Nam do chính sách của Tổng thống Trump, vì ông có phạm pháp trong quá khứ nhưng nay đã hối cải và đang là một cư dân tốt, ông lo sợ bị trục xuất, phải chia cách với hai người con.

 

Đại sứ giải thích là theo những gì đã ký kết với Việt Nam thì không trả về những ai qua Mỹ trước ngày hai nước bang giao vào tháng 7-1995. Nhưng ông nói thoả ước cũng không nói là cấm không trao trả những ai đến Mỹ trước đó.

 

Dân biểu Anna Eshoo nói chúng ta sống trong một đất nước dân chủ, có quyền bầu chọn, vì thế bầu cho một tổng thống khác thì chính sách sẽ thay đổi. Bà ngạc nhiên khi biết người bị trục xuất chỉ phạm lỗi nhỏ. Bà nói các chính sách di dân của Tổng thống Donald Trump là tàn ác, bất công và rất sai trái.

 

Dân biểu Lofgren nói những chính sách di dân hiện nay không có lợi cho người Việt, như không còn chương trình tị nạn, việc trao trả về Việt Nam những người có tiền án gây nhiều bất an.

BuiVanPhu_20200218_DaiSuMy_SanJose_H04
Đại sứ Daniel Kritenbrink vui vẻ nhận quà kỷ niệm là dây đeo có hình ảnh cờ Mỹ và cờ VNCH chụp hình với một số khách tham dự (Ảnh: Huỳnh Lương Thiện, Mõ SF)


 

Trả lời câu hỏi về an ninh lãnh hải, Đại sứ Mỹ cho biết Hoa Kỳ đã chuyển giao nhiều tầu tuần duyên để giúp Việt Nam tuần tra trên biển. Về xung đột Biển Đông, ông mong các bên liên quan sẽ giải quyết tranh chấp theo tinh thần luật pháp quốc tế.

 

Một người hỏi về tình trạng song tịch, Đại sứ khuyên là khi đến Việt Nam nếu có cả hai hộ chiếu Hoa Kỳ và Việt Nam thì nên dùng hộ chiếu Mỹ.

 

Về hoà giải giữa Hoa Kỳ và Việt Nam cũng như giữa người Việt với nhau, Đại sứ cho biết đã hai lần đến thăm Nghĩa trang Quân đội Biên Hoà cũ, cũng như đã đi thăm Nghĩa trang Liệt sĩ Trường Sơn. Ông mới gặp ông Nguyễn Đạc Thành và tán thành công việc trùng tu Nghĩa trang Biên Hoà của tổ chức của ông Thành.

 

Một người phát biểu đưa đề nghị chuyến đi Mỹ trong tương lai của thủ tướng Việt Nam, lãnh đạo Hà Nội nên có chuyến thăm viếng Đài Tưởng niệm Chiến tranh Việt Nam ở Thủ đô Washington.

 

Đại sứ Daniel Kritenbrink nhận chức tại Hà Nội từ năm 2017 và đây là lần đầu tiên ông có buổi tiếp xúc với người Mỹ gốc Việt vùng San Jose. Ông là một nhà ngoại giao chuyên nghiệp với 26 năm trong ngành và hầu hết thời gian phục vụ tại châu Á.

 

Sau ba năm làm đại diện nước Mỹ tại Việt Nam, Đại sứ Kritenbrink nói rằng hiện nay 96% người Việt có cái nhìn thiện cảm với Hoa Kỳ.

 

Sau buổi gặp gỡ, Đại sứ Kritenbrink đã được cô Đỗ Minh Ngọc tặng dây đeo với cờ Mỹ và cờ Việt Nam Cộng hoà và đứng chụp hình kỷ niệm với một số khách tham dự.

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tòa Bạch Ốc đã chỉ đạo NASA thiết lập một tiêu chuẩn thời gian thống nhất cho Mặt Trăng và các hành tinh khác trong thái dương hệ. Trong tình hình ngày càng có nhiều quốc gia và công ty tư nhân tham gia vào cuộc đua khám phá Mặt Trăng, Hoa Kỳ đang muốn thiết lập các quy chuẩn quốc tế cho những hoạt động trong không gian vũ trụ, theo Reuters.
Vào trưa ngày 29 tháng 3 2024, tổ chức Phục Vụ Truyền Thông Sắc Tộc có buổi họp báo, với chủ đề có liên quan đến căn bệnh Alzheimer trong cộng đồng sắc tộc
Tin Đang Cập Nhật: Khoảng 8 giờ sáng thứ Tư (3/4), một trận động đất mạnh tối thiểu 7.4 độ richter đã xảy ra ngoài khơi bờ biển phía đông Đài Loan và gây ra nhiều thiệt hại. Đây là trận động đất mạnh nhất ở hòn đảo này trong 25 năm, thậm chí còn gây ra cảnh báo sóng thần cho một số hòn đảo ở Nhật Bản.
Đảng Cộng hòa tại Hạ viện đang nỗ lực đổi tên Phi trường Quốc tế Dulles theo tên Donald Trump, cựu tổng thống hai lần bị luận tội, bị truy tố bốn lần, người đã bị Tổng thống Joe Biden đánh bại trong cuộc bầu cử năm 2020. Fox News đưa tin rằng Dân Biểu Guy Reschenthaler (R-PA) tin rằng việc đổi tên phi trường quốc tế lớn nằm ngay bên ngoài thủ đô của đất nước theo tên Trump là một ý tưởng hay vì “trong đời tôi, đất nước chúng ta chưa bao giờ vĩ đại hơn dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Donald J. Trump.”
Quân đội Hàn Quốc cho biết, Bắc Hàn đã bắn một hỏa tiễn, được cho là hỏa tiễn đạn đạo tầm trung, ra biển ngoài khơi bờ biển phía đông. Thủ tướng Nhật Bản ngay lập tức lên án vụ việc, theo Reuters.
Các chiến đấu cơ ném bom vào Đại Sứ Quán Iran ở Syria bị nghi ngờ là của Israel. Iran cho biết cuộc tấn công đã giết chết 7 cố vấn quân sự, trong đó có 3 chỉ huy cấp cao. Việc này là một bước ngoặt khiến căng thẳng trong khu vực leo thang nghiêm trọng, theo Reuters.
Trong khi ngoài đời cũng như trong đạo, nhan nhản những người hữu danh vô thực, thì bậc thượng trí nương nơi trung đạo, vượt ngoài danh vị và thực tế, vượt khỏi danh ngôn và thực tại, vượt lên ngôn ngữ tương đối và sự thật tuyệt đối, trầm lặng chứng ngộ cảnh giới bất khả tư nghì – và nơi vô trụ xứ ấy, không ngọn gió thế gian (4) nào có thể thổi tới.
Các triệu chứng thần kinh bí ẩn ảnh hưởng đến các nhà ngoại giao và quan chức Hoa Kỳ kể từ năm 2016 được gọi là Hội chứng Havana (Havana Syndrome) có thể liên quan đến Đơn vị GRU 29155 của Nga, theo một cuộc điều tra của CBS, The Insider và Der Spiegel được công bố vào cuối Chủ nhật.
Cùng với những nỗ lực đang được tiến hành để dọn sạch hàng ngàn tấn mảnh vụn sắt thép từ vụ sập cầu ở cảng Baltimore, Thống đốc Maryland Wes Moore kêu gọi cả hai Đảng cùng hợp tác làm việc để thông qua nguồn kinh phí tái thiết cây cầu và hồi phục kinh tế cảng, theo Reuters.
Nhóm khủng bố Hồi giáo Hamas cáo buộc Fatah đã cài người vào miền bắc Gaza dưới vỏ bọc của các xe tải chở hàng viện trợ. Cáo buộc này đã bị một viên chức Chính quyền Palestine phủ nhận, theo Reuters.
Indiana: Cảnh sát cho biết bảy thanh niên trong độ tuổi từ 12 đến 17 đã bị thương trong vụ nổ súng bên ngoài trung tâm mua sắm ở trung tâm thành phố Indianapolis vào tối thứ Bảy. Các cảnh sát đang tuần tra khu vực đã nghe thấy tiếng súng nổ gần Trung tâm thương mại Circle Center ngay sau 11:30 tối. Cảnh sát tìm thấy "một số đông trẻ vị thành niên" tại hiện trường, trong đó có 7 em bị thương do đạn bắn và đã được vào bệnh viện.
Ứng cử viên tổng thống được cho là của Đảng Cộng hòa Donald Trump đã bị chỉ trích hôm thứ Sáu vì đăng một đoạn video lên mạng xã hội có hình ảnh Tổng thống Joe Biden bị trói kiểu trói heo (hog-tied) trên cửa sau của một chiếc xe tải chạy qua. Ban tranh cử của Biden đã nhanh chóng lên án đoạn video gợi ý tổn hại về thể chất đối với tổng thống đương nhiệm của đảng Dân chủ.
EMS đã có buổi họp báo nhằm vinh danh những nhà lãnh đạo tổ chức cộng đồng, vừa vinh dự nhận giải thưởng James Irvine Foundation Leadership Award năm 2024.
Buổi gây quỹ đêm qua cho Tổng Thống Joe Biden ở Thành phố New York có sự góp mặt của 2 cựu Tổng Thống Barack Obama, Bill Clinton và nhiều tên tuổi lớn khác đã thu về số tiền kỷ lục hơn 26 triệu USD cho chiến dịch tái tranh cử của Tổng thống Biden. Không khí tại Radio City Music Hall sôi động khi Obama ca ngợi sự sẵn sàng tìm kiếm điểm chung của Biden và nói, "Đó là kiểu tổng thống mà tôi muốn."
Ngày 19 tháng 3 năm 2024, các nhà lập pháp ở Hồng Kông đã thông qua luật an ninh mới, trao cho các cơ quan chính quyền ở thành phố bán tự trị quyền lực mạnh mẽ hơn để trấn áp những người bất đồng chánh kiến. Luật mới, theo Điều 23 (Article 23), đã mất hàng thập niên để hoàn thiện, nhưng cũng vấp phải sự phản đối trong một thời gian dài. Nhiều người đã biểu tình để phản đối Article 23 vì lo ngại luật sẽ hạn chế quyền tự do dân sự ở Hồng Kông, một khu vực hành chánh đặc biệt ngày càng bị Bắc Kinh kiểm soát gắt gao.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.