Hôm nay,  

Mừng 20 Năm Viện Việt Học, In 30 Bản Tuồng Kim Vân Kiều, Bản Miền Nam

17/01/202008:51:00(Xem: 3909)

 

Mừng 20 Năm Viện Việt Học, In 30 Bản

Tuồng Kim Vân Kiều, Bản Miền Nam
 

Phan Tấn Hải
 

Một di sản văn hóa độc đáo của dân tộc Việt Nam vừa được Viện Việt Học trình bày trước công chúng:  ấn hành tác phẩm “Tuồng Kim Vân Kiều: Truyện Kiều ở Nam Kỳ Lục Tỉnh” (Hồi 1/3) vừa được Giáo sư Nguyễn Văn Sâm phiên âm và giới thiệu. Dự kiến cuối năm 2020 sẽ ấn hành bản đầy đủ ba hồi.

 

 blank

GS Nguyễn Văn Sâm và phu nhân (tức nhà văn Trần Ngọc Ánh) hôm 16/1/2019 và các ấn bản đặc biệt Tuổng Kim Vân Kiều bản Miền Nam.

 

Sách này lần đầu ấn hành, với lời giải thích:
 

Bản in nhân kỷ niệm 20 năm thành lập và hoạt động của Viện Việt Học, CA, USA.

Ngày Jan. 11-2020. Sách chỉ được in 30 ấn bản dành cho người quý sách. NVS.”
 

Sách gồm 2 phần: phần thứ nhất dài 96 trang, là phần phiên âm và ghi chú; phần thứ hai là nguyên bản tuồng Kiều bằng chữ Nôm, là hình scan lại các trang cổ bản Nôm.
 

Điểm ghi nhận đầu tiên, trong khi Truyện Kiều của Nguyễn Du là thơ lục bát, bản tuồng Kim Vân Kiều viết theo thể phú, số lượng chữ biến hóa đa dạng, có câu 2 chữ, có câu 5 chữ, có câu 6 chữ, có câu 7 chữ, có khi thơ lục bát… Bởi vì Tuồng Kim Vân Kiều được soạn để trình diễn trên sân khấu tuồng.

Ngôn phong “Tuồng Kim Vân Kiều” mang nhiều hình ảnh và điển tích cổ, có vẻ như đối tượng khán giả và độc giả của vở tuồng là giới trí thức xưa (tức các cụ Nho sĩ hoặc Nho sinh). Những điển tích cổ hiện ra ngay ở trang đầu vở tuồng, với phần “Giáo đầu: Kim Trọng nghe chuyện nhà họ Vương”…

Trích những dòng đầu:
 

Giáo đầu:

Đền Nghiêu chầu thái phụng,

Sông Hạ ứng thần quy.

Chúa chắp tay gặp vận vô vi,

Dân vỗ bụng vui lòng bất thức.

Sanh gặp Minh triều ngự cực.

Mỗ nay Kim Trọng biểu danh.

Dòng Nho nối dấu trâm anh,

Đạo tháng vui nghề hàn mặc.” (ngưng trích)
 

Ghi nhận rằng trong phần “Vào Đề” nơi đầu sách, Giáo sư Nguyễn Văn Sâm ghi rằng học giới trước 1975 biết nhiều tới một vở tuồng Kim Vân Kiều có tựa là “Phong Tình Lục Thúy Kiều Thực Sự” dày 237 trang, gồm ba hồi, từ cổ bản do Thư Viện Hoàng Gia Anh Quốc tặng Phủ Quốc Vụ Khanh VNCH dưới thời cụ Mai Thọ Truyền.

Vở tuồng đó, theo GS Nguyễn Văn Sâm, có thể do Nho sĩ Miền Bắc viết vì có nhiều từ ngữ riêng của Miền Bắc mà không gặp các từ ngữ đặc biệt của Nam Bộ. Tuồng đó thuộc về tuồng văn, nhiều lời và hình như chưa bao giờ được trình diễn.
 

GS Nguyễn Văn Sâm viết về cổ bản khác, vở tuổng rất mực Nam Kỳ Lục Tỉnh được ấn hành năm 2020 do ông phiên âm và giới thiệu:

Bản mà tôi dùng để phiên chuyển đây là một bản khác, một bản Kiều Nôm Nam do nho sĩ Nam kỳ viết ra. Nguyên bản còn tồn tại đến ngày nay, và do một gia đình cố cựu ở An Giang tặng Viện Đại Học An Giang thập niên đầu thế kỷ 21. Bút tích trên trang bìa tập sách cho biết người viết bản chữ Nôm là ông Cao Đĩnh Hưng, năm 1948. Không biết đây có phải là tên tác giả hay tên người sao chép.” (hết trích)
 

Do vậy, do các nhà Nho Nam Kỳ sáng tác, ngôn phong rất mực Nam bộ, và có những đoạn cho thấy thể văn tuồng này là ông bà tổ tiên của thể loại cải lương trên sân khấu sau này.
 

Thí dụ, trong sách “Tuổng Kim Vân Kiều ở Miền Nam” của GS Nguyễn Văn Sâm, nơi trang 54, cho thấy có vẻ như là ngôn phong sơ thời cải lương, trích lời Sai Nha (tức, cán bộ, quan chức):
 

Quân bây!

Truyền quân đem gã tới,

Cứ việc đặng mỗ tra,

Lời cung ngôn hễ có nói ra,

Thời:

Đều sao khẩu cứ mà biên lấy nghe a!

Lão kia!

Tuổi tác đà được mấy.

Con cái có bao nhiêu?

Chàng rể ít hay nhiều,

Nàng dâu nhiều hay ít?

Nhà đặng mấy thằng phục dịch?

Cửa nuôi mấy đứa a hoàn?

Ngày tháng nào trữ lấy của gian?

Đảng khỏa ấy bao nhiêu kẻ cướp?

Ta nay phụng phép,

Đâu có lẽ tây hay mần răng?

Ấy!

Nhà gã khá phân ngay,

Đừng kiếm điều nói vạy mà khốn giờ!” (hết trích)
 

Tác phẩm tuồng này hiển nhiên là một di sản văn hóa lớn. Nơi đây mở ra nhiều lĩnh vực cho các nhà nghiên cứu tìm hiểu về ngôn ngữ và thể văn tuồng trong thời đầu thế kỷ 19 và cuối thế kỷ 20 tại Nam Kỳ Lục Tỉnh. Một công trình vô giá vậy.
 

Sau đây là trích tiểu sử GS Nguyễn Văn Sâm từ trang nhà Viện Việt Học: Sanh tại Sài gòn, 1940. Từng dạy ở trường Nguyễn Đình Chiểu, Mỹ Tho, Pétrus Ký, Đại Học Văn Khoa (Sài gòn) và các trường Đại Học Vạn Hạnh, Cao Đài, Hoà Hảo, Cần Thơ.
 

Sang Mỹ từ năm 1979, vẫn sống bằng nghề dạy học. Viết cho Văn, Văn Học và các tạp chí Việt ngữ của người Việt.
 

Trước 1975 chuyên viết về biên khảo văn học. Đã in: Văn Học Nam Hà (1971, 1973), Văn Chương Tranh Đấu Miền Nam (1969), Văn Chương Nam Bộ và Cuộc Kháng Pháp (1972).
 

Qua Mỹ viết truyện ngắn vì những thôi thúc phải nói lên sự suy nghĩ của mình về quê hương và thân phận người Việt, ngay trên quê hương, hay lạc loài tha hương.
 

Đã in ở Mỹ: Câu Hò Vân Tiên (1985), Ngày Tháng Bồng Bềnh (1987), Khói Sóng Trên Sông (2000).
 

Gần đây, trở về gia tài cổ của dân tộc bằng cách phiên âm các tuồng hát bội, truyện thơ viết bằng chữ Nôm chưa từng được phiên âm mà nguyên bản hiện còn đang nằm trong các thư viện lớn ở Âu Châu: Tam Quốc Diễn Nghĩa, Lôi Phong Tháp, Sơn Hậu Diễn Truyện, Trương Ngáo v.v...
 

Thành viên Ban Biên Tập Tự Điển Chữ Nôm Trích Dẫn. Trưởng ban Văn chương, Viện Việt-Học. Hiện cư ngụ tại California, Hoa Kỳ.
 

Vì chỉ có 30 ấn bản, những người muốn tìm đọc có thể liên lạc tới

Nguyễn Văn Sâm: samnguyen20002002@yahoo.com  hay phone: 714-332-9086.

 



 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chúng ta đang ở trong một cõi lúc nào cũng đầy những cuộc chiến tranh. Có khi vì thánh chiến giữa các tôn giáo để mở rộng tôn giáo, để cưỡng ép bên thua trận phải quy thuận theo tôn giáo của mình. Có khi vì bành trướng lãnh thổ, khi nước lớn muốn chiếm nước nhỏ để mở rộng biên giới, để sáp nhập thêm lãnh thổ. Có khi là một cuộc chiến cốt nhục tương tàn, như trường hợp “Vua Ajātasattu, con bà Videhi nước Magadha, triệu tập bốn binh chủng gây chiến với vua Pasenadi nước Kosala và tiến đánh Kāsi” bất kể rằng vua Ajātasattu là cháu trai của vua Pasenadi.
Hôm nay ngày 30/4/2024, tròn 49 năm Miền Nam sụp đổ. Thơ Nguyễn Phúc Sông Hương: Tiểu Đoàn hai hàng đều bước / Tay không súng đạn,/ Vẫn ngước cao đầu,/ Dân làng bên đường / Vỗ tay chào đón,/ Người được thắng trận/ Ngơ ngác nhìn nhau.
Tại Viện Bảo Tàng Quân Lực VNCH, Thiếu Tá 81 Biệt Kích Dù Phạm Châu Tài đã kể lại trận đánh cuối cùng do ông chỉ huy để bảo vệ Sài Gòn, ngay trước khi thủ đô Miền Nam chính thức rơi vào tay cộng sản vào ngày 30/04/1975.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lin Jian hôm thứ Hai tuyên bố rằng các cáo buộc của Hoa Kỳ về việc Trung Quốc có thể can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống sắp tới sẽ đối đầu với Tổng thống Joe Biden và Cựu Tổng thống Donald Trump là nhằm mục đích bôi nhọ chính phủ TQ.
Truyền thông Israel hôm Chủ nhật đưa tin Mỹ đang nỗ lực ngoại giao nhằm ngăn Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) ban hành lệnh bắt Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu. Thủ tướng Israel trước đó đã nhấn mạnh rằng các phán quyết của tòa án The Hague về Gaza sẽ tạo ra "một tiền lệ nguy hiểm đe dọa binh lính và nhân vật công chúng của bất kỳ nền dân chủ nào chống khủng bố hình sự và xâm lược nguy hiểm."
Nợ sinh viên là hình thức nợ vay tiêu dùng lớn thứ hai ở Mỹ, chỉ sau nợ mua nhà. Ngày nay, khoảng 45 triệu người Mỹ nợ tiền học gần 1,700 tỷ USD!
California: Hôm thứ Năm rằng một vụ tai nạn xe kinh hoàng ở Pleasanton vào tối thứ Tư đã khiến một gia đình bốn người, đang đi trên một xe Vinfast, đã chết một cách bi thảm. Cảnh sát Pleasanton cho biết tai nạn xảy ra vào khoảng 9 giờ tối trên Foothill Road giữa Stoneridge Drive và Đại lộ W. Las Positas Boulevard ở rìa phía tây của thành phố. Chiều thứ Năm, cảnh sát xác nhận bốn người đã chết trong vụ tai nạn, một người mẹ, người cha và hai đứa trẻ dưới 15 tuổi.
Một người đàn ông tên là Xiaolei Wu đã theo dõi và đe dọa một nữ sinh viên Trung Quốc tại đại học Boston sau khi cô này dán tờ rơi ủng hộ dân chủ đã bị Tòa Mỹ kết án 9 tháng tù liên bang và Wu sẽ bị trục xuất về TQ khi mãn hạn tù. Các công tố cho biết sau khi thiếu nữ dán tờ rơi thể hiện tình đoàn kết với người biểu tình ở Trung Quốc, Xiaolei Wu, 26 tuổi, đã cố gắng tìm ra địa chỉ của cô và đe dọa chặt tay cô trong một tin nhắn trên ứng dụng WeChat, theo CNN.
Tuần này trong mục “nói thêm”, Project Syndicate trò chuyện với GS Bùi Mẫn Hân, là Giáo sư về Công quyền học của trường Cao đẳng Claremont McKenna và là thành viên cao cấp không thường trú tại Quỹ Marshall Đức của Hoa Kỳ. Ông còn là tác giả của cuốn sách “The Sentinel State: Surveillance and the Survival of Dictatorship in China” (Nhà nước canh gác: Giám sát và sự sống còn của chế độ độc tài ở Trung Quốc).
Cuộc bầu cử Tổng thống 2024 chỉ còn hơn 6 tháng nữa, để giúp quý độc giả nắm được tình hình bầu cử, Việt Báo sẽ thường xuyên cập nhật các bài phân tích đáng tin cậy từ những nguồn thông tin uy tín. Các bài phân tích này dựa vào các cuộc thăm dò dư luận, các cuộc phỏng vấn với các chiến dịch và chiến lược gia, báo cáo, hoạt động của các chiến dịch, cũng như các khuynh hướng lịch sử và nhân khẩu học.
Thứ Năm (25/4), Đại học Nam California (University of Southern California, USC) cho biết sẽ hủy lễ tốt nghiệp ra trường năm nay, một tuần sau khi thông báo hủy bài phát biểu của thủ khoa khóa 2024 – một nữ sinh viên gốc Hồi Giáo, theo Reuters.
NEW YORK – Thứ Năm (25/4), trong phiên tòa hình sự xét xử Donald Trump về vụ ‘tiền bịt miệng,’ cựu giám đốc tờ báo lá cải National Enquirer David Pecker cho lời khai trước tòa rằng ông từng tranh cãi với Trump và luật sư cũ của Trump trước cuộc bầu cử năm 2016 về việc ai nên trả tiền để ‘bưng bít’ câu chuyện ‘bê bối tình dục’ của cựu Tổng thống, theo Reuters.
LHQ – Thứ Tư (24/4), tại Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, Nga đã phủ quyết một nghị quyết do Hoa Kỳ soạn thảo có nội dung kêu gọi các nước ngăn chặn cuộc chạy đua vũ trang ngoài không gian, theo Reuters.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.