Hôm nay,  

Hoạ sĩ Quốc Trung Kenny Nguyễn: Bản Sắc và Đường Nét Tơ Lụa

1/10/202000:00:00(View: 10019)

NGUKEN7

 

Hoạ sĩ Quốc Trung Kenny Nguyễn sinh ra và lớn lên ở miền Nam Việt Nam. Anh cùng gia đình sang Mỹ định cư khi đang theo đuổi giấc mơ trở thành một nhà thiết kế thời trang tại Việt Nam.  Sang Mỹ, Kenny tiếp tục  theo đuổi giấc mơ nghệ thuật của mình tại trường Đại học Bắc Carolina ở Charlotte. Anh tốt nghiệp cử nhân ngành hội hoạ năm 2016 . Những tác phẩm nghệ thuật của anh thường dựa trên các trải nghiệm sâu sắc để khám phá về bản sắc cá nhân và sự chuyển đổi văn hóa. Kenny Nguyễn đã trưng bày các tác phẩm của mình trong nhiều triển lãm nhóm và cá nhân tại Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Iceland. Năm 2016, anh nhận được giải thưởng Xuất sắc cho Nghệ sĩ trẻ đương đại châu Á tại Bảo tàng Nghệ thuật Sejong, Seoul, Hàn Quốc.  Các triển lãm cá nhân tiêu biểu nhất của Kenny Nguyễn phải kể đến  'Những nỗi sợ hãi không tưởng' (The indescribable fears) được trưng bày tại Viện bảo tàng nghệ thuật đương đại Czong , Hàn Quốc, ' Đan xen' (Interwoven) tại phòng tranh Sozo, Charlotte và gần đây nhất là 'Tái tạo' (Reconstruction) tại trường đại học Adam State, Colorado. Hiện tại, Kenny Nguyễn sống và làm việc tại thành phố Charlotte, tiểu bang Bắc Carolina, Hoa Kỳ.

 

NGUKEN8Lời của Họa Sĩ:

 

Những tác phẩm của tôi xoay quanh các khái niệm về bản sắc cá nhân và sự cộng hưởng văn hoá Đông-Tây. Đối với tôi, hai yếu tố chính ảnh hưởng đến quá trình sáng tác là sự thừa hưởng từ nền văn hoá thuần Việt và nền tảng tiếp thu từ thiết kế thời trang. Tôi vẽ tranh không dùng giá vẽ cũng không dùng các loại sơn màu thông thường mà mượn một chất liệu đặc biệt để diễn tả lại ý tứ của tranh bằng phép ẩn dụ. Tôi quí lụa và sử dụng lụa vì nó là một chất liệu giàu tính lịch sử và văn hoá. Người Á Đông quá quen thuộc với lụa, điều đó phản ánh rõ nét trong lịch sử văn hoá Việt Nam, từng chịu ảnh hưởng nặng nề từ thời Bắc thuộc đến thời Pháp thuộc. Lụa, từ một chất liệu may mặc đến khi được thay thế vải bố để vẽ lên những tác phẩm mượt mà đậm chất truyền thống. Nghiên cứu của tôi không chỉ dừng lại ở kỹ thuật vẽ tranh lụa mà sâu sắc hơn tôi chọn thay đổi cách sử dụng lụa. Thay vì chú trọng vào bề mặt hay thớ vải, tôi khai thác nhiều hơn ở phần cấu trúc. Làm mới một chất liệu quá quen thuộc, quá truyền thống để đưa vào tranh đương đại là cả một quá trình thử thách óc sáng tạo của người nghệ sĩ. Đó là sự đấu tranh và giằn xé giữa sự hoàn hảo và bất hoàn hảo, sự phá hủy và tái tạo. Cũng giống như chính bản thân tôi từng trải qua những giai đoạn thăng trầm của cuộc sống. Lụa dẫu bị cắt rời, xé nát hay bạt sờn sẽ được hàn gắn, chồng lớp và khâu lại với nhau. Bản chất của lụa không hề bị thay đổi. Đối với tôi, lụa đã hàn gắn những tâm hồn và làm cầu nối gắn kết hai nền văn hoá.

 

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
- Giáo hội Tin Lành Episcopal sẽ giúp người tỵ nạn khác, sau khi từ chối hỗ trợ tái định cư người Nam Phi da trắng mà Trump nhận vào tị nạn vì "nhà thờ không nhận ưu tiên" - Tập Cận Bình: đừng bắt nạt và thống trị trong thương mại toàn cầu bằng thuế quan vì sẽ bị cô lập.
(CALIFORNIA, ngày 12 tháng 5, Reuters) – Trước tình trạng người vô gia cư ngày càng gia tăng và lấn chiếm không gian công cộng trên khắp tiểu bang, Thống đốc California Gavin Newsom kêu gọi các chính quyền địa phương mạnh dạn “giành lại đường sá,” đồng thời đưa ra một bản mẫu quy định để giúp các thành phố và quận ban hành lệnh cấm cắm trại nơi công cộng.
(WASHINGTON, ngày 12 tháng 5, Reuters) – Nhằm thực hiện kế hoạch của Tổng thống Donald Trump về việc loại bỏ quân nhân chuyển tính khỏi hàng ngũ quân đội Hoa Kỳ, Ngũ Giác Đài đã ra lệnh ngừng hoàn toàn các dịch vụ y tế mang tính xác định lại giới tính (gender-affirming), bao gồm các phương thức điều trị hormone mới và các loại phẫu thuật có liên quan đển việc xác định lại giới tính.
Ông Trump làm Tổng Thống chỉ hơn 100 ngày nhưng thế giới hoảng loạn. Ngay cả nhiều người ủng hộ Trump cũng không biết ông Trump đánh võ khùng hay ông Trump khùng! Người viết suốt 3 tháng không thể nào chạy kịp ông Trump do vừa hạ bút lại thêm tin mới nóng bỏng đau tim hơn. Nhưng nay quá hạn 100 ngày: thị trường chứng khoán Mỹ trở lại ngang điểm so với 4/02/2025 khi ông Trump tuyên bố Ngày Giải Phóng (Liberation Day) áp thuế khủng khiếp khiến thế giới nghẹt thở; đồng đô-la ổn định dù vẫn còn sụt giá gần 10%; Elon Musk rút về với Tesla; Mỹ-Tàu rục rịch đàm phán thương mại; Hoa Kỳ ký hiệp định thương mại đầu tiên với Anh; nên tạm xem đây là lúc tổng kết hiệp đầu cho dù biết rằng với ông Trump không thể nào lường trước được tương lai...
- LG Electronics ngừng hoạt động 1/2 cơ xưởng làm tủ lạnh ở Hải Phòng, sẽ chuyển xưởng đi nơi khác - BGMEA: nhiều đơn hàng may dệt quốc tế sẽ bỏ VN để sang Bangladesh cho nhẹ thuế quan - Nhật: bắt 1 người Việt trộm cây cảnh từ tiệm bonsai
Giáo hoàng Leo là một mục tử truyền giáo, phụng vụ và hướng dẫn tâm linh cho giáo dân tại Peru, một quốc gia nghèo thuộc Châu Mỹ La Tinh. Khi nói bằng tiếng Tây Ban Nha rằng Peru là "mi segunda patria" - "quê hương thứ hai của tôi" trong lần xuất hiện đầu tiên trên ban-công tòa thánh Vatican, có lẽ Giáo hoàng Leo đã dành rất nhiều tình cảm của ngài cho quê hương thứ hai của mình, nơi mà ngài đã tiếp xúc, tận tụy phục vụ những giáo dân nghèo được bền đỗ trong đức tin với lòng bác ái từ thời còn rất trẻ. Phẩm hạnh lẫn tài đức của ngài đã là những yếu tố để được Giáo hoàng Francis tấn phong một linh mục thuộc dòng truyền giáo Augustino của những tu sĩ chú trọng vào đời sống cộng đồng, sự nghèo khó và sự trong sạch bản thân, lên hàng Giám Mục, rồi được đưa về Vatican nắm giữ các các cấp vụ lãnh đạo hội thánh tại Vatican. Ngài trở thành Trưởng quản Thánh Bộ Giám Mục hoàn vũ, rồi được tấn phong Hồng Y chỉ đôi năm qua như những bước chuẩn bị âm thầm vào vai trò lãnh đạo Vatican.
Bài này được viết với chủ đề ghi lời Đức Phật dạy rằng hãy giữ thân không bệnh, để có thể học và tu pháp giải thoát. Bài này được viết để làm tư lương cho tất cả những người con Phật khắp thế giới, trong mọi hoàn cảnh. Duyên khởi là vì cõi này rất vô thường, thân người lại mong manh, nếu chúng ta chưa tu tới đâu, mà thân bệnh nguy ngập thì sẽ có thể bỏ lỡ một kiếp này.
- Mỹ ngưng hỗ trợ dân chủ toàn cầu, tắt đài VOA, RFA là mở đường cho loa kèn các nước độc tài. - Thủ tướng Nhật: thuế quan 0% sẽ lợi cho Mỹ-Nhật - Trump tới Saudi Arabia vào hôm thứ Ba, hy vọng ký đầu tư 1 ngàn tỷ USD với nhiều nước Trung Đông.
Nửa đêm gần sáng trong giất mộng chiêm bao, người vợ yêu quý nhất đời của tôi hiện về nhắc nhở tôi nhớ rằng hôm nay là ngày Hiền Mẫu (Mother's Day), mặc dầu em không còn sống trên trần gian này nữa để được nói chuyện trực tiếp với anh. Nhưng em vẫn luôn luôn hằng cầu nguyện lên Thiên Chúa ban phước lành
Cục Dự Trữ Liên Bang hiện trong tư thế chờ đợi vì tác động kinh tế của thuế quan vẫn chưa chắc chắn. Chủ Tịch Powell nói rằng phí tổn chờ đợi để tìm hiểu thêm về nền kinh tế là “khá thấp”. Ông muốn chờ đợi để xem các chính sách của Tổng thống Trump sẽ tác động như thế nào đến nền kinh tế trước khi thực hiện bất kỳ hành động nào về lãi suất.
- Thẩm phán Susan Illston ra lệnh: Trump phải hoãn sa thải hàng chục ngàn công chức các Bộ, chờ lệnh mới ngày 23/5 - Mỹ-TQ đàm phán thương mại ở Geneva, Thụy Sĩ
Tháng 5 năm 1975, một số người Việt tị nạn đặt chân đến Úc, tiếp nối theo là những ‘thuyền nhân’ được chính phủ Úc đón nhận và được định cư ở các thành phố lớn ở Úc, tiêu biểu là Sydney, Melbourne, Adelaide, Brisbane và Perth. Trong tổng dân số nước Úc năm 2021 là 25.422.788 người, thì có 334.781 người Việt Nam.
Việc Đức Hồng Y Robert Prevost chính thức trở thành Giáo hoàng Leo XIV vào ngày 8 tháng 5 đã đánh dấu một bước ngoặt chưa từng có trong lịch sử Giáo hội Công giáo: lần đầu tiên, một người Mỹ nắm giữ cương vị tối cao của Giáo hội. Sự kiện này không chỉ làm thay đổi cán cân quyền lực vốn được duy trì nhiều thế kỷ qua tại Âu Châu, mà còn mở ra một thời kỳ chuyển mình sâu sắc cho cộng đồng Công giáo toàn cầu.
Với lời hứa đưa ngành sản xuất của nước Mỹ trở lại thời kỳ vàng son, Tổng thống Donald Trump đã tung ra loạt thuế quan lớn và dồn dập, với hy vọng ép các công ty, xí nghiệp phải “dọn về nước” sản xuất, biến Hoa Kỳ thành “đại công xưởng” toàn cầu. Lý lẽ của ông nghe rất hợp tai người dân – vì nó gợi lại cái thời mà chỉ cần đứng dây chuyền nhà máy, một người công nhân bình thường cũng có thể nuôi sống cả gia đình. Những năm 1950 ở Mỹ, cứ ba người đi làm thì có một người là công nhân sản xuất; còn ngày nay, con số ấy chỉ còn một trên mười hai. Nhưng tiếc thay, giấc mộng đẹp đẽ ấy đang va vào bức tường khổng lồ của các quy luật kinh tế đã âm thầm bám rễ qua nhiều thập niên.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.