Hôm nay,  

Mất cân bằng trong kinh tế toàn cầu: đi tìm nguyên nhân khoảng cách giàu nghèo trong xã hội (Bài 6)

1/7/202012:08:00(View: 13496)

Bài 4 trình bày phân tích của kinh tế gia Thomas Piketty rằng khoảng cách giàu nghèo ngày càng sâu rộng nằm trong tiến trình sơ cứng của xã hội tư sản khi mà của cải và tài sản ngày càng tích lũy vào tay thiểu số. Điều này sẽ tạo ra đẳng cấp xã  hội (kẻ thù của dân chủ) và bóp nghẹt cạnh tranh (kẻ thù của tư bản). Tình trạng nói trên chẳng khác gì cây cổ thụ trong cánh rừng già mỗi ngày thêm bám rễ để giết chết không cho các mầm non mới mọc lên xung quanh. Cho nên nhà nước phải có chính sách tái phân phối tài sản trong xã hội, thay vì đợi đến lúc hố sâu giàu nghèo dẫn đến bất mãn, bạo động và cách mạng lật đổ nguyên trạng. 


Bài 5 trình bày quan điểm của kinh tế gia Richard Koo rằng khoảng cách giàu nghèo ở Âu-Mỹ hiện là kết quả của cuộc chạy đua toàn cầu hóa khi các cơ xưởng sản xuất di dời từ Âu-Mỹ sang Đông Á nhằm khai thác nguồn nhân lực rẻ. Vào thập niên 1950-1970 chính những hảng xưởng này đã là nhịp cầu giúp cho giới công nhân Tây Phương dù không có bằng đại học vẫn tiến lên đời sống trung lưu với công ăn việc làm ổn định và đồng lương cao, thì nay các nước Âu-Mỹ đánh mất đi cổ máy đào tạo thành phần trung lưu-công nhân nên rơi vào khủng hoảng chính trị và kinh tế. Thành quả kinh tế từ toàn cầu hóa chỉ tập trung vào thiểu số tinh hoa với trình độ học vấn cao mà bỏ xa đa số quần chúng còn lại. Tiến trình này tạo ra hố sâu giàu nghèo và dẫn đến sự bất mãn trong xã hội. Cho nên nhà nước phải có chính sách để khuyến khích đầu tư vào các ngành nghề mới nhằm tạo công ăn việc làm tốt cho những người bị mất việc do toàn cầu hóa.


Một vấn đề phức tạp thường có nhiều lý do khác nhau. Người viết nghĩ rằng hai cách nhìn nói trên có thể được tổng hợp như nguyên nhân chủ quan (Thomas Piketty) rằng hố sâu giàu nghèo là tiến trình già nua của xã hội tư sản, và lý do khách quan (Richard Koo) khi hảng xưởng sản xuất di dời ra khỏi Âu-Mỹ khiến giới trung lưu–công nhân mất việc nên bị thành phần trung lưu-trí thức và thượng lưu (elites) bỏ rơi trong tiến trình toàn cầu hóa. Nhưng ngược lại hai giải pháp đề nghị không thể dung hòa vì trái ngược lẫn nhau: cánh tả Tây Phương viện dẫn Piketty đòi tăng thuế trong lúc Richard Koo đồng ý với cánh hữu cần nên giảm thuế (Ông Richard Koo không nổi tiếng bằng Thomas Piketty nên ít được viện dẫn.) 


Cánh tả (Bernie Sander, Elizabeth Warren) đòi chính quyền đánh thuế lũy tiến (progressive tax) lên tài sản và thu nhập của nhà giàu để nhà nước dùng tiền đó đầu tư vào giáo dục, y tế và hạ tầng nhằm tạo cơ hội cho đa số dân chúng chạy theo thành phần ưu tú. Ngược lại cánh hữu (Trump, Macron - nhiều người sẽ bổ ngữa khi người viết gắn gượng tìm điểm tương đồng giữa hai nhà lãnh đạo này) muốn giảm thuế để thúc đẩy tư nhân đầu tư sáng tạo (innovation) giúp nền kinh tế Âu-Mỹ tiến nhanh hơn khi bị các nước Đông-Á rượt đuổi, qua đó tạo công ăn việc làm mới cho thành phần công nhân mất việc. Cánh tả muốn tăng đầu tư từ chính quyền, cánh hữu muốn tăng đầu tư từ tư nhân. Nhà nước không đầu tư đầy đủ thì hạ tầng, y tế, giáo dục và an sinh thì không đủ để bắt chiếc cầu cho những người bị thua sút vương tới, nhưng nhà nước lại cũng thường hay xài bậy cho nên không ít người chỉ tin tưởng vào đầu tư tư nhân. 


Chẳng những hai chính sách tăng hay giảm thuế trái ngược với nhau mà một vấn đề mấu chốt chưa được giải quyết là đầu tư dù từ nhà nước hay tư nhân nhưng thế nào để tạo ra công ăn việc làm mới tương xứng với đồng lương và mức sống của giới trung lưu-công nhân vào những năm 1950-1970. Giảm thuế để khuyến khích tư nhân đầu tư vào công nghiệp hiện đại thì giới ưu tú (elites) sẽ hưởng thêm phần lợi lớn trong khi thành phần lao động tuy có việc làm nhưng vẫn chật vật với đồng lương thấp. Tăng thuế để nhà nước đầu tư vào an sinh xã hội và giáo dục thì nhiều người lao động lớn tuổi khó đi học lại, hoặc các gia đình lao động không khuyến khích con cái học lên đại học trong khi chế độ an sinh mang lại tính lười biếng và ỷ lại.


Còn thêm hai vấn đề khác chưa được nhắc đến là (1) Trung Quốc sẽ không hài lòng dừng lại ở khâu sản xuất (manufacturing) mà đang đầu tư ồ ạt nhằm tiến lên trình độ sáng tạo (innovation) và bản vẽ (design); (2) trí tuệ nhân tạo (artificial intelligence) và bản in 3-chiều (3D printer) sẽ thay thế con người trong nhiều lãnh vực từ lao động trí óc đến chân tay. Trong tương lai không xa ngay cả thành phần trung lưu-trí thức ở Tây Phương cũng sẽ sợ mất việc, rồi đến cả dân chúng ở các nước đang mở mang cũng thiếu công ăn việc làm do tự động hóa. Thành quả kinh tế rốt cuộc ngày càng tích lũy vào giới ưu tú toàn cầu (global elites) có vốn tư bản (capital) và trình độ chuyên môn rất cao để đầu tư và xử dụng máy móc thay thế con người. Thuế tài sản (wealth tax) tuy có thể làm giảm phần nào  chênh lệch giàu nghèo nhưng chỉ có cần lao mang đến giá trị và sự tự tin (nhàn cư vi bất thiện). Cho nên tạo đâu ra hàng chục hay trăm triệu công ăn việc làm vốn sẽ bị thay thế trong tương lai là câu hỏi không ai mường tượng được giải pháp.


Trên đây là những nét cô động nhưng thô thiển nhằm giải thích sự tương đồng giữa hai quan điểm nhưng lại mang đến khác biệt sâu sắc trong chính sách kinh tế của cánh tả và hữu ở Tây Phương, tựu trung nhằm tăng thuế (để lấp hố sâu giàu nghèo) hay giảm thuế (nhằm khuyến khích đầu tư). Tuy có thể tổng hợp giữa hai cách nhìn của Thomas Piketty và Richard Koo, thì ngược lại không có một biện pháp dung hòa giữa tăng hay giảm thuế, và cũng chưa có một phương thức hữu hiệu để tạo ra việc làm với đồng lương và mức sống tương xứng so với công việc trong các hảng xưởng sản xuất ở Âu-Mỹ vào thập niên 1950-1970. 


Nhiều người sẽ hỏi tại sao thuế má quan trọng như vậy? Lý do ngoại trừ chế độ cộng sản nơi đó nhà cầm quyền chiếm đoạt mọi tài sản, còn trong mô hình tư bản thuế má là biện pháp để nhà nước thưởng hay phạt để thay đổi bộ mặt xã hội. Chính quyền giảm thuế khi khuyến khích đầu tư, tiêu thụ, hay sinh con tăng dân số, v.v…; nhà cầm quyền tăng thuế để trừng phạt (sin tax) nhà giàu, hũy hoại môi trường (environment tax), hạn chế hút thuốc và uống rượu, v.v… Thuế nhiều hay ít thì sự kiểm soát của chính quyền cũng theo đó tăng hay giảm giúp tăng trưởng hay bóp chết nền kinh tế.


Thuế má, tài chánh, tiền tệ, luật lệ (luật lao động, môi trường, v.v…) và các quy định (regulations) của nhà nước nhằm chi phối nền kinh tế sẽ là đề tài trong nhiều dịp khác. Riêng bài 7 tới đây sẽ tìm hiểu về hố sâu giàu nghèo và cuộc chạy đua xuống đáy vực (race to the bottom) ở các nước đang phát triển như Việt Nam.

 

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Phản ứng trước tuyên bố của một cựu quan chức Bộ An ninh Nội địa rằng Donald Trump đã chia sẻ các tài liệu bí mật liên quan đến vụ Saudi Arabia giết nhà báo Jamal Khashoggi với các phóng viên, cựu Công tố Hoa Kỳ Barbara McQuade đề nghị Công tố đặc biệt Jack Smith có thêm một tội danh mà ông có thể sử dụng chống lại cựu tổng thống theo Đạo luật Gián điệp.
Tụng Kinh niệm Phật (Tụng là đọc, niệm là nhớ) là miệng đọc tâm nhớ, tâm và miệng hợp nhất, nhất tâm đọc và nhớ lời Kinh và danh hiệu của Phật. / Reciting sutras and remembering the Buddha (Tụng: to recite, to chant, to read; niệm: to remember, to recall, to be mindful of) means that you read and memorize at the same time, that your speech and mind become one, that you are in a state of one-pointedness while reading and remembering the sutras and the Buddha's name.
Giới lớn nhất là giới bình đẳng. Phải thấy tâm bình đẳng. Phải giữ tâm bình đẳng. Hòa Thượng Thích Tịch Chiếu đã nói với tôi như thế từ nhiều thập niên trước. Bản thân tôi vốn là một kẻ tối dạ, nên đã choáng váng ngay từ khi nghe câu nói đó. Tôi thấy như dường những lời dạy như thế chỉ có trong truyền thống Phật Giáo Trung Hoa và Việt Nam, và đặc biệt là Thiền Tông. Tôi tự nhủ là phải học Anh văn để tìm đọc Kinh Phật từ các nguồn khác để hiểu tới nơi tới chốn, và cũng vì văn phạm tiếng Anh luôn luôn rõ nghĩa, minh bạch hơn. Nơi đây, tôi chỉ dám nói là dò theo Kinh điển, không dám nói là chứng ngộ gì hết.
Chính những cú phone của Trump sẽ dẫn Trump vào tù. Bị cáo Trump đang cố gắng lật ngược cuộc bầu cử mà Trump đã thua, cuộc bầu cử mà các cố vấn chiến dịch tranh cử của Trump đã nói rằng Trump đã thua, bằng chứng bầu cử do Công tố đặc biệt Jack Smith thu thập cho thấy rằng Trump biết mình đã thua, và Trump đã tham gia vào mọi trò lừa bịp nhỏ nhặt để đạt được mục tiêu xấu xa và bất hợp pháp của mình.
Kiên định lập trường hậu thuẫn đối với công cuộc phục hoạt Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất do Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ - Chánh Thư Ký Xử Lý Thường Vụ Viện Tăng Thống, thừa tiếp tâm nguyện của cố Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ - Đệ Ngũ Tăng Thống GHPGVNTN, để điều hành Phật sự và tái dựng lại Hội Đồng Lưỡng Viện GHPGVNTN khi có thuận duyên.
Trong niềm xúc động và tri ân, gia đình chúng con xin thành kính đa tạ tất cả các vị chư tôn Đức, Tăng, Ni, quý Phật tử chùa Quan Âm, tịnh xá Thiền Lâm, chùa Khánh Hỷ, Thầy Minh Chánh, Linh mục Bình An, Linh mục Thái Nguyên đã hết lòng tụng niệm, cầu nguyện cho Mẹ của chúng con trong suốt thời gian Mẹ còn sanh tiền cho đến lúc Mẹ vãng sanh. Xin chân thành cảm tạ đài phát thanh Mẹ Việt Nam, Radio Bolsa, Radio Chiều Thứ Bảy, Sài Gòn Hải Ngoại, VNCR, Home Entertainment, IBC đã liên tục cáo phó, phân ưu chia buồn cùng gia đình. Xin thành kính tri ân các ông bà, cô chú bác, anh chị em, bạn hữu gần xa đã chia buồn, an ủi, động viên, gửi vòng hoa, bỏ thời gian đến thăm viếng và đưa tiễn Mẹ của chúng tôi là bà Phạm Thị Như, pháp danh Diệu Chơn Hưởng thọ 78 tuổi đến nơi an nghỉ cuối cùng. Và đặc biệt xin chân thành cảm ơn đến các anh chị, cô chú, bạn hữu đã giúp lo chu toàn mọi việc những ngày tang lễ và các việc thiện nguyện Công đức của Quý vị đã hồi hướng cho Mẹ của chúng tô
Cuộc chiến trên đất nước chúng ta chấm dứt đã gần nửa thế kỷ và được gọi bằng nhiều tên khác nhau. Bài nầy xin trở lại vấn đề gọi tên cuộc chiến để hiệu đính và bổ túc thêm bài trước cách đây khá lâu của cùng người viết.
Cuộc xâm lăng của Nga vào Ukraine đã đập tan huyền thoại Tổng thống Nga Vladimir Putin là một nhà độc tài bất khả xâm phạm. Trước ngày 24 tháng 2 năm 2022, Putin có thể tỏ ra là vô đạo đức và hiếu chiến, nhưng qua các cuộc phiêu lưu quân sự ở Syria, Crimea, và xa hơn nữa, ông ta có vẻ như là một chiến lược gia có năng lực. Thế rồi, trong một nước cờ tính toán, ông ta thể hiện sự kém cỏi của mình bằng cách xâm lăng một quốc gia không hề gây ra mối đe dọa nào cho nước Nga, và thất bại hết phen này đến phen khác trong những mưu lược quân sự của mình – mà ví dụ mới nhất là cuộc binh biến diễn ra trong thời gian ngắn ngủi do ông Yevgeny Prigozhin, thủ lĩnh nhóm lính đánh thuê Wagner, chủ mưu hôm cuối tuần qua. Điều này, thêm một lần nữa, cho thấy huyền thoại độc tài của Putin đang trên đà suy yếu
Các nhà quan sát đương thời có thể khá ngạc nhiên khi biết rằng nguồn gốc của cụm từ “affirmative action” – cụm từ chứa đầy ý nghĩa trong bối cảnh chính trị ngày nay – có vài phần bí ẩn. Nói rộng ra, Affirmative Action (tạm dịch là Chính Sách Nâng Đỡ Người Thiểu Số) đề cập đến các chính sách và thực tiễn được thiết kế để tăng cơ hội cho các nhóm người thiểu số như người da màu trong lịch sử. Trong tuần này, quyết định của Tối Cao Pháp Viện (TCPV) về chính sách “affirmative action” sẽ đem đến những thay đổi đáng kể trong tương lai tuyển sinh ở các trường đại học trên khắp Hoa Kỳ. Vào ngày 29 tháng 6, TCPV đã ra phán quyết rằng các trường cao đẳng và đại học tư thục cũng như công lập không còn được coi chủng tộc là một yếu tố xem xét trong tuyển sinh, đảo ngược tiền lệ pháp lý trong suốt 45 năm qua.
Theo một nghiên cứu mới, cơn khát nước ngầm không nguôi của nhân loại đã khiến cho quá nhiều chất lỏng từ các nguồn dự trữ ngầm trong lòng đất bị hút ra, đến mức ảnh hưởng đến độ nghiêng của Trái Đất, theo CNN*. Nước ngầm cung cấp nước uống cho con người và gia súc, đồng thời giúp tưới tiêu cho cây trồng những khi khan hiếm mưa. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới cho thấy việc khai thác nước ngầm liên tục trong hơn một thập niên đã làm thay đổi trục quay của hành tinh chúng ta. Nó đã nghiêng về phía đông khoảng 1.7 inch (4.3 cm) mỗi năm.
Chúng ta sẽ dễ dàng nhận ra ngay giọng điệu của người đang trò chuyện với trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ (kiểu nói chuyện bi bô – “baby talk”). Và không chỉ con người, cá heo mẹ cũng xài kiểu nói chuyện này với con mình. Theo một nghiên cứu mới, ở loài cá heo mũi chai, những con cá mẹ sẽ thay đổi giọng điệu khi ‘trò chuyện’ với con cái của chúng. Các nhà nghiên cứu đã ghi lại tiếng huýt sáo đặc trưng của 19 con cá heo mẹ ở Florida, khi đi cùng với đàn con của chúng, và khi bơi một mình hoặc với những con trưởng thành khác.
Vào đầu tháng 6, Apple đã ra mắt Vision Pro, một loại thiết bị mới tăng cường thực tế bằng cách kết hợp nhuần nhuyễn thế giới thực với thế giới kỹ thuật số. Thực tế tăng cường (augmented reality, viết tắt là AR, là góc nhìn trực tiếp hay gián tiếp về môi trường vật lý, thực tế nơi mà các yếu tố được "tăng cường" bởi thông tin nhận thức do máy tính tạo ra). Vài ngày sau khi Tim Cook giới thiệu sản phẩm mới, 800 nhà nghiên cứu tập trung tại một sự kiện kém rầm rộ hơn ở Gothenburg, Thụy điển. Đây là hội nghị mạng di động hàng năm của EU, năm thứ ba, tập trung vào 6G.
WASHINGTON – Hoa Kỳ có kế hoạch gửi bom chùm để giúp Ukraine trong cuộc chiến với Nga; dù loại vũ khí này sẽ giúp cho cuộc phản công của Ukraine, sự kiện này đang bị các nhóm nhân quyền phản đối, theo tin Reuters.
HOA KỲ – Cơ Quan Kiểm Soát Thực - Dược Phẩm (FDA) đã chính thức chuẩn thuận thuốc trị bệnh Alzheimer Leqembi; và Medicare cũng cho biết sẽ chi trả phần lớn chi phí cho loại thuốc này, theo tin từ NYTimes.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.