Hôm nay,  

Mất cân bằng trong kinh tế toàn cầu: đi tìm nguyên nhân khoảng cách giàu nghèo trong xã hội (Bài 6)

07/01/202012:08:00(Xem: 13440)

Bài 4 trình bày phân tích của kinh tế gia Thomas Piketty rằng khoảng cách giàu nghèo ngày càng sâu rộng nằm trong tiến trình sơ cứng của xã hội tư sản khi mà của cải và tài sản ngày càng tích lũy vào tay thiểu số. Điều này sẽ tạo ra đẳng cấp xã  hội (kẻ thù của dân chủ) và bóp nghẹt cạnh tranh (kẻ thù của tư bản). Tình trạng nói trên chẳng khác gì cây cổ thụ trong cánh rừng già mỗi ngày thêm bám rễ để giết chết không cho các mầm non mới mọc lên xung quanh. Cho nên nhà nước phải có chính sách tái phân phối tài sản trong xã hội, thay vì đợi đến lúc hố sâu giàu nghèo dẫn đến bất mãn, bạo động và cách mạng lật đổ nguyên trạng. 


Bài 5 trình bày quan điểm của kinh tế gia Richard Koo rằng khoảng cách giàu nghèo ở Âu-Mỹ hiện là kết quả của cuộc chạy đua toàn cầu hóa khi các cơ xưởng sản xuất di dời từ Âu-Mỹ sang Đông Á nhằm khai thác nguồn nhân lực rẻ. Vào thập niên 1950-1970 chính những hảng xưởng này đã là nhịp cầu giúp cho giới công nhân Tây Phương dù không có bằng đại học vẫn tiến lên đời sống trung lưu với công ăn việc làm ổn định và đồng lương cao, thì nay các nước Âu-Mỹ đánh mất đi cổ máy đào tạo thành phần trung lưu-công nhân nên rơi vào khủng hoảng chính trị và kinh tế. Thành quả kinh tế từ toàn cầu hóa chỉ tập trung vào thiểu số tinh hoa với trình độ học vấn cao mà bỏ xa đa số quần chúng còn lại. Tiến trình này tạo ra hố sâu giàu nghèo và dẫn đến sự bất mãn trong xã hội. Cho nên nhà nước phải có chính sách để khuyến khích đầu tư vào các ngành nghề mới nhằm tạo công ăn việc làm tốt cho những người bị mất việc do toàn cầu hóa.


Một vấn đề phức tạp thường có nhiều lý do khác nhau. Người viết nghĩ rằng hai cách nhìn nói trên có thể được tổng hợp như nguyên nhân chủ quan (Thomas Piketty) rằng hố sâu giàu nghèo là tiến trình già nua của xã hội tư sản, và lý do khách quan (Richard Koo) khi hảng xưởng sản xuất di dời ra khỏi Âu-Mỹ khiến giới trung lưu–công nhân mất việc nên bị thành phần trung lưu-trí thức và thượng lưu (elites) bỏ rơi trong tiến trình toàn cầu hóa. Nhưng ngược lại hai giải pháp đề nghị không thể dung hòa vì trái ngược lẫn nhau: cánh tả Tây Phương viện dẫn Piketty đòi tăng thuế trong lúc Richard Koo đồng ý với cánh hữu cần nên giảm thuế (Ông Richard Koo không nổi tiếng bằng Thomas Piketty nên ít được viện dẫn.) 


Cánh tả (Bernie Sander, Elizabeth Warren) đòi chính quyền đánh thuế lũy tiến (progressive tax) lên tài sản và thu nhập của nhà giàu để nhà nước dùng tiền đó đầu tư vào giáo dục, y tế và hạ tầng nhằm tạo cơ hội cho đa số dân chúng chạy theo thành phần ưu tú. Ngược lại cánh hữu (Trump, Macron - nhiều người sẽ bổ ngữa khi người viết gắn gượng tìm điểm tương đồng giữa hai nhà lãnh đạo này) muốn giảm thuế để thúc đẩy tư nhân đầu tư sáng tạo (innovation) giúp nền kinh tế Âu-Mỹ tiến nhanh hơn khi bị các nước Đông-Á rượt đuổi, qua đó tạo công ăn việc làm mới cho thành phần công nhân mất việc. Cánh tả muốn tăng đầu tư từ chính quyền, cánh hữu muốn tăng đầu tư từ tư nhân. Nhà nước không đầu tư đầy đủ thì hạ tầng, y tế, giáo dục và an sinh thì không đủ để bắt chiếc cầu cho những người bị thua sút vương tới, nhưng nhà nước lại cũng thường hay xài bậy cho nên không ít người chỉ tin tưởng vào đầu tư tư nhân. 


Chẳng những hai chính sách tăng hay giảm thuế trái ngược với nhau mà một vấn đề mấu chốt chưa được giải quyết là đầu tư dù từ nhà nước hay tư nhân nhưng thế nào để tạo ra công ăn việc làm mới tương xứng với đồng lương và mức sống của giới trung lưu-công nhân vào những năm 1950-1970. Giảm thuế để khuyến khích tư nhân đầu tư vào công nghiệp hiện đại thì giới ưu tú (elites) sẽ hưởng thêm phần lợi lớn trong khi thành phần lao động tuy có việc làm nhưng vẫn chật vật với đồng lương thấp. Tăng thuế để nhà nước đầu tư vào an sinh xã hội và giáo dục thì nhiều người lao động lớn tuổi khó đi học lại, hoặc các gia đình lao động không khuyến khích con cái học lên đại học trong khi chế độ an sinh mang lại tính lười biếng và ỷ lại.


Còn thêm hai vấn đề khác chưa được nhắc đến là (1) Trung Quốc sẽ không hài lòng dừng lại ở khâu sản xuất (manufacturing) mà đang đầu tư ồ ạt nhằm tiến lên trình độ sáng tạo (innovation) và bản vẽ (design); (2) trí tuệ nhân tạo (artificial intelligence) và bản in 3-chiều (3D printer) sẽ thay thế con người trong nhiều lãnh vực từ lao động trí óc đến chân tay. Trong tương lai không xa ngay cả thành phần trung lưu-trí thức ở Tây Phương cũng sẽ sợ mất việc, rồi đến cả dân chúng ở các nước đang mở mang cũng thiếu công ăn việc làm do tự động hóa. Thành quả kinh tế rốt cuộc ngày càng tích lũy vào giới ưu tú toàn cầu (global elites) có vốn tư bản (capital) và trình độ chuyên môn rất cao để đầu tư và xử dụng máy móc thay thế con người. Thuế tài sản (wealth tax) tuy có thể làm giảm phần nào  chênh lệch giàu nghèo nhưng chỉ có cần lao mang đến giá trị và sự tự tin (nhàn cư vi bất thiện). Cho nên tạo đâu ra hàng chục hay trăm triệu công ăn việc làm vốn sẽ bị thay thế trong tương lai là câu hỏi không ai mường tượng được giải pháp.


Trên đây là những nét cô động nhưng thô thiển nhằm giải thích sự tương đồng giữa hai quan điểm nhưng lại mang đến khác biệt sâu sắc trong chính sách kinh tế của cánh tả và hữu ở Tây Phương, tựu trung nhằm tăng thuế (để lấp hố sâu giàu nghèo) hay giảm thuế (nhằm khuyến khích đầu tư). Tuy có thể tổng hợp giữa hai cách nhìn của Thomas Piketty và Richard Koo, thì ngược lại không có một biện pháp dung hòa giữa tăng hay giảm thuế, và cũng chưa có một phương thức hữu hiệu để tạo ra việc làm với đồng lương và mức sống tương xứng so với công việc trong các hảng xưởng sản xuất ở Âu-Mỹ vào thập niên 1950-1970. 


Nhiều người sẽ hỏi tại sao thuế má quan trọng như vậy? Lý do ngoại trừ chế độ cộng sản nơi đó nhà cầm quyền chiếm đoạt mọi tài sản, còn trong mô hình tư bản thuế má là biện pháp để nhà nước thưởng hay phạt để thay đổi bộ mặt xã hội. Chính quyền giảm thuế khi khuyến khích đầu tư, tiêu thụ, hay sinh con tăng dân số, v.v…; nhà cầm quyền tăng thuế để trừng phạt (sin tax) nhà giàu, hũy hoại môi trường (environment tax), hạn chế hút thuốc và uống rượu, v.v… Thuế nhiều hay ít thì sự kiểm soát của chính quyền cũng theo đó tăng hay giảm giúp tăng trưởng hay bóp chết nền kinh tế.


Thuế má, tài chánh, tiền tệ, luật lệ (luật lao động, môi trường, v.v…) và các quy định (regulations) của nhà nước nhằm chi phối nền kinh tế sẽ là đề tài trong nhiều dịp khác. Riêng bài 7 tới đây sẽ tìm hiểu về hố sâu giàu nghèo và cuộc chạy đua xuống đáy vực (race to the bottom) ở các nước đang phát triển như Việt Nam.

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Theo một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Nature, hơn một nửa số đại dương trên Trái Đất đã thay đổi màu sắc trong 20 năm qua. Hiện tượng này được cho là do biến đổi khí hậu gây ra. Nghiên cứu mới phân tích dữ liệu vệ tinh trong nhiều thập niên, và đã phát hiện ra rằng 56% đại dương toàn cầu – có tổng diện tích lớn hơn phần diện tích đất liền trên Trái Đất – đã trải qua sự thay đổi màu sắc từ năm 2002 đến 2022. Các nhà nghiên cứu chưa xác định được một mô hình tổng thể, nhưng có vẻ như các vùng đại dương nhiệt đới gần xích đạo ngày càng ngả sang màu xanh lá hơn.
Theo một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Science Advances trong tháng 6 năm 2023, trung bình chúng ta có thể kéo dài tuổi thọ thêm 2.5 năm nếu được sống trong không gian có nhiều cây xanh xung quanh. Các nhà nghiên cứu đã xem xét việc tiếp xúc lâu dài với không gian xanh xung quanh có ảnh hưởng như thế nào đến quá trình lão hóa sinh học. Nghiên cứu được thực hiện trên một nhóm hơn 900 người, ở bốn thành phố của Hoa Kỳ, trong 20 năm.
Một loại thuốc hứa hẹn mới sẽ là phương pháp đầu tiên trên thế giới giúp người lớn có thể mọc lại răng một cách tự nhiên, hoặc giúp trẻ em mắc chứng “anodontia” bẩm sinh có thể mọc răng như bình thường. Nghiên cứu mới do các khoa học gia tại Trường Kyoto và Trường Fukui thực hiện, dẫn đầu bởi Katsu Takahashi. Ông cho biết: “(Phương pháp) làm mọc răng mới là giấc mơ của mọi nha sĩ. Tôi đã nghiên cứu nó từ khi còn là sinh viên. Tôi tin rằng mình có thể làm được điều đó.”
Hiện nay, có khoảng 10% người dân Hoa Kỳ mắc bệnh ù tai (tinnitus) dạng nặng. Chất lượng cuộc sống bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi trong tai luôn có tiếng ù ù và o o dù không có bất kỳ tác động nào từ môi trường bên ngoài. Tuy nhiên, giờ đây, những người bị ù tai sẽ có thêm niềm hy vọng, bởi sắp có một phương pháp điều trị kết hợp sử dụng âm thanh và kích thích điện từ.
Các trường học ở New Delhi đã buộc phải đóng cửa hôm tuần qua sau khi những cơn mưa gió mùa lớn trút xuống thủ đô Ấn Độ, gây lở đất và lũ quét giết chết ít nhất 15 người. Xa hơn về phía bắc, nước sông Beas dâng cao tràn bờ cuốn theo các phương tiện xuống hạ lưu và làm ngập các khu dân cư, theo trang APNews đưa tin ngày Thứ Ba, 11 tháng 7 năm 2023.
Almost fifty years ago, my teacher gave me a Zen verse to think about when I woke up in the morning. When I first wake up from sleep, I pray that all sentient beings have wisdom, awareness, and a clear vision of the ten directions...../..... Bài thiền kệ quán chiếu thức dậy vào buổi sáng, tôi đã được thầy tôi trao cách đây gần năm mươi năm: Ngủ nghỉ mới thức dậy / xin nguyện cho chúng sanh / có trí giác hoàn toàn / nhìn rõ khắp mười phương.
Phân Ưu: Được tin Giáo Sư Đặng Phùng Quân. Sinh ngày 23-01-1942 (Tân Tỵ) tại Vũ Tiên, Thái Bình Việt Nam, nhà văn, cựu giáo sư Triết học Đại học Văn Khoa Sài gòn vừa qua đời vào ngày 15-7-2023 tại Houston Texas, hưởng thọ 83 tuổi. Chúng tôi thành viên Nhóm Nghiên Cứu Triết Học Đại học Văn Khoa Sài gòn (www.trietvan.com) và thân hữu trong và ngoài nước thành kính phân ưu cùng tang quyến và cầu nguyện Giáo sư Đặng Phùng Quân siêu sinh tịnh độ.
PARIS – Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã cải tổ lại nội các của ông, tập trung vào các bộ phận quan trọng trong nước như giáo dục, nhà ở và các vấn đề đô thị, cho thấy chính phủ của ông ứng phó lại với các cuộc bạo loạn, theo tin Reuters.
Không có huy chương nào không có mặt trái, phía sau ánh sáng luôn là bóng tối, phía sau vinh quang là thảm kịch của đời...
Như nhiều người mê bóng đá đã biết, giải WORLD CUP NỮ lần thứ 9 sẽ diễn ra tại hai quốc gia New Zealand và Australia từ ngày 20 tháng 7 cho đến ngày 20 tháng 8 năm nay. Giải Worldcup kỳ này sẽ có sự tham dự lần đầu tiên của đối bóng nữ đến từ xứ sở con rồng cháu tiên mang tên Việt Nam...
Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba cho biết Ukraine sẵn sàng khởi động lại hoạt động xuất khẩu ngũ cốc bất chấp lệnh phong tỏa hải quân của Nga ở Biển Đen, khi quân Nga phóng một loạt tên lửa mới vào các cảng của Ukraine, nơi xuất phát nhiều lô hàng ngũ cốc. Lần cuối cùng Nga rút khỏi thỏa thuận ngũ cốc ở Biển Đen vào cuối tháng 10, Ukraine cũng tuyên bố sẽ tiếp tục các chuyến hàng với sự hỗ trợ của Thổ Nhĩ Kỳ và Liên Hợp Quốc. Trong vòng vài ngày, Nga đã rút lui và quay lại với thỏa thuận, cho phép xuất khẩu trở lại. Lần này, Kuleba nói, kiểu chính sách bên miệng hố chiến tranh tương tự có thể không thay đổi lập trường của Nga dễ dàng như vậy. “Nó đã xảy ra một lần. Chúng tôi sẽ xem liệu nó có hoạt động trở lại hay không”, ông nói. “Tôi không thấy điều đó xảy ra.”
GYPSY. Đợt nắng nóng tấn công miền nam châu Âu đã khiến chính quyến Ý cảnh báo nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng ở một số thành phố. Ở Rome, cư dân đang phải vật lộn để đối phó với cái nóng – và để chuẩn bị cho nhiệt độ ngày càng cao hơn nữa trong tương lai.
AUCKLAND – Một vụ nổ súng đã xảy ra ở thành phố Auckland, New Zealand, khiến ít nhất hai người và một tay súng thiệt mạng, cùng với sáu người khác bị thương; vụ việc xảy ra chỉ vài giờ trước trận khai mạc giải World Cup nữ, theo tin Reuters.
Các trường học và nơi làm việc trên hòn đảo Nauru nhỏ bé ở Thái Bình Dương sẽ đóng cửa và di tản người dân để các đặc công gỡ một quả bom nặng 500 pound (227 kg) ‘vẫn còn nguy hiểm’ từ thời Thế Chiến II, theo tin Reuters.
DB Derek Trần: Tôi làm tất cả để bảo vệ cộng đồng mình trong vấn đề di trú

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.