Hôm nay,  

Mất cân bằng trong kinh tế toàn cầu: đi tìm nguyên nhân khoảng cách giàu nghèo trong xã hội (Bài 6)

1/7/202012:08:00(View: 13497)

Bài 4 trình bày phân tích của kinh tế gia Thomas Piketty rằng khoảng cách giàu nghèo ngày càng sâu rộng nằm trong tiến trình sơ cứng của xã hội tư sản khi mà của cải và tài sản ngày càng tích lũy vào tay thiểu số. Điều này sẽ tạo ra đẳng cấp xã  hội (kẻ thù của dân chủ) và bóp nghẹt cạnh tranh (kẻ thù của tư bản). Tình trạng nói trên chẳng khác gì cây cổ thụ trong cánh rừng già mỗi ngày thêm bám rễ để giết chết không cho các mầm non mới mọc lên xung quanh. Cho nên nhà nước phải có chính sách tái phân phối tài sản trong xã hội, thay vì đợi đến lúc hố sâu giàu nghèo dẫn đến bất mãn, bạo động và cách mạng lật đổ nguyên trạng. 


Bài 5 trình bày quan điểm của kinh tế gia Richard Koo rằng khoảng cách giàu nghèo ở Âu-Mỹ hiện là kết quả của cuộc chạy đua toàn cầu hóa khi các cơ xưởng sản xuất di dời từ Âu-Mỹ sang Đông Á nhằm khai thác nguồn nhân lực rẻ. Vào thập niên 1950-1970 chính những hảng xưởng này đã là nhịp cầu giúp cho giới công nhân Tây Phương dù không có bằng đại học vẫn tiến lên đời sống trung lưu với công ăn việc làm ổn định và đồng lương cao, thì nay các nước Âu-Mỹ đánh mất đi cổ máy đào tạo thành phần trung lưu-công nhân nên rơi vào khủng hoảng chính trị và kinh tế. Thành quả kinh tế từ toàn cầu hóa chỉ tập trung vào thiểu số tinh hoa với trình độ học vấn cao mà bỏ xa đa số quần chúng còn lại. Tiến trình này tạo ra hố sâu giàu nghèo và dẫn đến sự bất mãn trong xã hội. Cho nên nhà nước phải có chính sách để khuyến khích đầu tư vào các ngành nghề mới nhằm tạo công ăn việc làm tốt cho những người bị mất việc do toàn cầu hóa.


Một vấn đề phức tạp thường có nhiều lý do khác nhau. Người viết nghĩ rằng hai cách nhìn nói trên có thể được tổng hợp như nguyên nhân chủ quan (Thomas Piketty) rằng hố sâu giàu nghèo là tiến trình già nua của xã hội tư sản, và lý do khách quan (Richard Koo) khi hảng xưởng sản xuất di dời ra khỏi Âu-Mỹ khiến giới trung lưu–công nhân mất việc nên bị thành phần trung lưu-trí thức và thượng lưu (elites) bỏ rơi trong tiến trình toàn cầu hóa. Nhưng ngược lại hai giải pháp đề nghị không thể dung hòa vì trái ngược lẫn nhau: cánh tả Tây Phương viện dẫn Piketty đòi tăng thuế trong lúc Richard Koo đồng ý với cánh hữu cần nên giảm thuế (Ông Richard Koo không nổi tiếng bằng Thomas Piketty nên ít được viện dẫn.) 


Cánh tả (Bernie Sander, Elizabeth Warren) đòi chính quyền đánh thuế lũy tiến (progressive tax) lên tài sản và thu nhập của nhà giàu để nhà nước dùng tiền đó đầu tư vào giáo dục, y tế và hạ tầng nhằm tạo cơ hội cho đa số dân chúng chạy theo thành phần ưu tú. Ngược lại cánh hữu (Trump, Macron - nhiều người sẽ bổ ngữa khi người viết gắn gượng tìm điểm tương đồng giữa hai nhà lãnh đạo này) muốn giảm thuế để thúc đẩy tư nhân đầu tư sáng tạo (innovation) giúp nền kinh tế Âu-Mỹ tiến nhanh hơn khi bị các nước Đông-Á rượt đuổi, qua đó tạo công ăn việc làm mới cho thành phần công nhân mất việc. Cánh tả muốn tăng đầu tư từ chính quyền, cánh hữu muốn tăng đầu tư từ tư nhân. Nhà nước không đầu tư đầy đủ thì hạ tầng, y tế, giáo dục và an sinh thì không đủ để bắt chiếc cầu cho những người bị thua sút vương tới, nhưng nhà nước lại cũng thường hay xài bậy cho nên không ít người chỉ tin tưởng vào đầu tư tư nhân. 


Chẳng những hai chính sách tăng hay giảm thuế trái ngược với nhau mà một vấn đề mấu chốt chưa được giải quyết là đầu tư dù từ nhà nước hay tư nhân nhưng thế nào để tạo ra công ăn việc làm mới tương xứng với đồng lương và mức sống của giới trung lưu-công nhân vào những năm 1950-1970. Giảm thuế để khuyến khích tư nhân đầu tư vào công nghiệp hiện đại thì giới ưu tú (elites) sẽ hưởng thêm phần lợi lớn trong khi thành phần lao động tuy có việc làm nhưng vẫn chật vật với đồng lương thấp. Tăng thuế để nhà nước đầu tư vào an sinh xã hội và giáo dục thì nhiều người lao động lớn tuổi khó đi học lại, hoặc các gia đình lao động không khuyến khích con cái học lên đại học trong khi chế độ an sinh mang lại tính lười biếng và ỷ lại.


Còn thêm hai vấn đề khác chưa được nhắc đến là (1) Trung Quốc sẽ không hài lòng dừng lại ở khâu sản xuất (manufacturing) mà đang đầu tư ồ ạt nhằm tiến lên trình độ sáng tạo (innovation) và bản vẽ (design); (2) trí tuệ nhân tạo (artificial intelligence) và bản in 3-chiều (3D printer) sẽ thay thế con người trong nhiều lãnh vực từ lao động trí óc đến chân tay. Trong tương lai không xa ngay cả thành phần trung lưu-trí thức ở Tây Phương cũng sẽ sợ mất việc, rồi đến cả dân chúng ở các nước đang mở mang cũng thiếu công ăn việc làm do tự động hóa. Thành quả kinh tế rốt cuộc ngày càng tích lũy vào giới ưu tú toàn cầu (global elites) có vốn tư bản (capital) và trình độ chuyên môn rất cao để đầu tư và xử dụng máy móc thay thế con người. Thuế tài sản (wealth tax) tuy có thể làm giảm phần nào  chênh lệch giàu nghèo nhưng chỉ có cần lao mang đến giá trị và sự tự tin (nhàn cư vi bất thiện). Cho nên tạo đâu ra hàng chục hay trăm triệu công ăn việc làm vốn sẽ bị thay thế trong tương lai là câu hỏi không ai mường tượng được giải pháp.


Trên đây là những nét cô động nhưng thô thiển nhằm giải thích sự tương đồng giữa hai quan điểm nhưng lại mang đến khác biệt sâu sắc trong chính sách kinh tế của cánh tả và hữu ở Tây Phương, tựu trung nhằm tăng thuế (để lấp hố sâu giàu nghèo) hay giảm thuế (nhằm khuyến khích đầu tư). Tuy có thể tổng hợp giữa hai cách nhìn của Thomas Piketty và Richard Koo, thì ngược lại không có một biện pháp dung hòa giữa tăng hay giảm thuế, và cũng chưa có một phương thức hữu hiệu để tạo ra việc làm với đồng lương và mức sống tương xứng so với công việc trong các hảng xưởng sản xuất ở Âu-Mỹ vào thập niên 1950-1970. 


Nhiều người sẽ hỏi tại sao thuế má quan trọng như vậy? Lý do ngoại trừ chế độ cộng sản nơi đó nhà cầm quyền chiếm đoạt mọi tài sản, còn trong mô hình tư bản thuế má là biện pháp để nhà nước thưởng hay phạt để thay đổi bộ mặt xã hội. Chính quyền giảm thuế khi khuyến khích đầu tư, tiêu thụ, hay sinh con tăng dân số, v.v…; nhà cầm quyền tăng thuế để trừng phạt (sin tax) nhà giàu, hũy hoại môi trường (environment tax), hạn chế hút thuốc và uống rượu, v.v… Thuế nhiều hay ít thì sự kiểm soát của chính quyền cũng theo đó tăng hay giảm giúp tăng trưởng hay bóp chết nền kinh tế.


Thuế má, tài chánh, tiền tệ, luật lệ (luật lao động, môi trường, v.v…) và các quy định (regulations) của nhà nước nhằm chi phối nền kinh tế sẽ là đề tài trong nhiều dịp khác. Riêng bài 7 tới đây sẽ tìm hiểu về hố sâu giàu nghèo và cuộc chạy đua xuống đáy vực (race to the bottom) ở các nước đang phát triển như Việt Nam.

 

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Theo báo "Nd - Journalismus von links" của Đức. Bài viết của phóng viên Marina Mai ngày 07.08.2023. Bản phỏng dịch và tóm lược từ Đức ngữ qua Việt ngữ. Nội dung cho biết bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn, 54 tuổi, đang trốn ở Đức, và lần này công an VN sẽ không vào Đức được để bắt cóc như kỳ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh năm 2017.
HOA KỲ – Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden sẽ công bố việc thành lập một Đài Tưởng Niệm Quốc Gia (National Monument) mới để bảo vệ khu vực khoảng 1 triệu mẫu Anh (405,000 ha) xung quanh Grand Canyon, Arizona, khỏi các hoạt động khai thác uranium, theo tin từ trang NYTimes.
TOKYO (Reuters) – Nhật Bản có kế hoạch bắt đầu xả nước nhiễm phóng xạ đã được biến chế (treated radioactive water) từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima ra đại dương sớm nhất là vào cuối tháng 8, theo tin Reuters.
Đội tuyển bóng đá nữ Hoa Kỳ không ưa MAGA, thế là có chuyện. Cựu Tổng thống Donald Trump đã công khai chế nhạo đội bóng đá nữ Mỹ hôm Chủ nhật sau khi đội nữ thất bại dưới tay Thụy Điển tại Giải vô địch bóng đá nữ thế giới. Viết trên nền tảng Truth Social của mình, Trump bày tỏ thích thú khi thấy đội Mỹ bị đánh bại mà còn đặt câu hỏi về lòng yêu nước của nhiều cầu thủ.
Các cuộc phá hoại vào các văn phòng nhập ngũ, đồn cảnh sát và các tòa nhà chính phủ khác ở Nga đã gia tăng trong những ngày gần đây. Hôm 31 tháng 7, một người đàn ông 53 tuổi đã ném hai chai xăng vào văn phòng nhập ngũ của quân đội Nga ở Saint Petersburg. Đây chỉ là một trong số gần 30 vụ tương tự, theo truyền thông độc lập của Nga, đã xảy ra trên khắp nước Nga kể từ ngày 29 tháng 7 năm nay.
Cơ Quan Kiểm Soát Thực-Dược Phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã phê duyệt Zurzuvae, loại thuốc uống để điều trị chứng trầm cảm sau khi sanh (Postpartum Depression – PPD) của Biogen và Sage Therapeutics, theo tin Reuters.
Các viên chức của Nga và Ukraine cho biết, Ukraine đã tấn công và làm hư hỏng cây cầu đường bộ Chonhar nối liền Ukraine với Crimea, và một cây cầu nhỏ hơn nối thị trấn Henichesk với bờ biển phía đông bắc của bán đảo, theo tin Reuters.
Đội tuyển bóng đá nữ Hoa Kỳ đã bị loại khỏi World Cup sau trận thua đầy kịch tính trước Thụy Điển hôm Chủ nhật trên chấm phạt đền. Hai đội kết thúc thời gian thi đấu chính thức và hiệp phụ hòa với tỷ số 0, trước khi Thụy Điển thắng 5-4 trong loạt đá luân lưu, theo ESPN. Andrew Das của tờ New York Times viết rằng đó là một "kết luận tuyệt vời, gây sửng sốt".
✱ Thứ trưởng NgG.Vatican (1992): Tôi nguyện xin Thiên Chúa ban ơn lành cho tất cả những ai đã góp công của yểm trợ Giáo Hội Việt Nam. ✱ ĐGH Gioan-Phaolô II (1993): Cùng toàn thể anh chị em, tôi kêu gọi đừng quên Giáo Hội Việt Nam - anh chị em hãy giúp đỡ họ tái thiết cả tinh thần lẫn vật chất - sự nghiệp tông đồ cho các hoạt động của giáo hội bên quê nhà ✱ QVK Hồng y Sodano (1993): Đức Giáo Hoàng sẵn sàng đến thăm Việt Nam, nhưng phải được nhà nước Việt Nam mời, chứ không phải từ Hội Đồng Giám Mục Việt Nam. ✱ TGM Chủ Tịch HĐGM VN (2023): Thỏa thuận về đại diện thường trú của Tòa Thánh tại VN (27/7) là tiền đề cho mối quan hệ Việt Nam –Vatican... Một ngày gần đây chúng ta có thể đón Đức Giáo hoàng đến thăm quê hương và dân tộc Việt Nam yêu dấu...
- Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky bày tỏ lời chia buồn và ủng hộ tới Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và người dân Trung Quốc sau trận lũ lụt gây thiệt hại nặng nề về người và của. "Tôi gửi lời chia buồn chân thành và sự ủng hộ tới Chủ tịch Tập Cận Bình và người dân Trung Quốc về trận lũ lụt tàn phá dẫn đến thương vong về người. Tôi mong những người bị thương nhanh chóng hồi phục và nhanh chóng khôi phục
Vào khoảng năm 1978, chùa chúng tôi xảy ra một biến cố làm cho tất cả mọi người có thêm kinh nghiệm về việc tái sinh và nghiệp báo. Nếu biến cố này xảy ra trước 1975 thì chắc những tờ nhật báo tha hồ khai thác để làm tiền thiên hạ, và chùa chúng tôi sẽ bị ảnh hưởng không ít vì cảnh “dập dìu tài tử giai nhân” đua nhau tới chùa tìm hiểu sự vụ, hòng kiểm chứng những lời tường thuật của báo chí. Nhưng nhờ sự cố đã xảy ra vào một thời rất căng cho các chùa chiềng, thêm nữa chùa chúng tôi ở nơi thật hẻo lánh trên núi thì ai biết được sự cố hy hữu đã xảy đến.
Putin sẽ không đổi hướng hành động đối với vấn đề Ukraine cho đến khi cuộc bầu cử năm 2024 của Hoa Kỳ hoàn tất, theo CNN hôm thứ Sáu dẫn lời bốn quan chức Hoa Kỳ. Theo các quan chức, ông Putin đang hy vọng rằng việc Tổng thống Mỹ Joe Biden có khả năng bị mất quyền lực sẽ khiến Washington cắt giảm hỗ trợ cho Kiev.
Kể từ khi lên nắm quyền vào năm 2012, Tập Cận Bình đã tập trung vào việc đảm bảo an ninh cho chế độ của mình. Ông đã thanh trừng bất cứ ai có tiềm năng là đối thủ chính trị, tái cơ cấu quân đội và bộ máy an ninh nội bộ, xây dựng một nhà nước giám sát kiểu Orwell, và thúc đẩy thông qua các luật pháp mới với mục đích đàn áp mọi chống đối, phản biện, nhân danh an ninh quốc gia. Nền tảng cho tất cả những công cuộc cải cách này là cái mà Tập gọi là “khái niệm an ninh quốc gia toàn diện”, một khuôn khổ nhằm bảo vệ hệ thống xã hội chủ nghĩa của Trung Quốc và chính quyền điều hành của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), sự bảo vệ bao gồm cả chính cá nhân Tập.
Ăn theo một một chế độ ăn uống nào đó suốt đời không phải là việc tốt nhất nếu bạn muốn khỏe mạnh và sống lâu, bởi vì nhu cầu của cơ thể đối với các chất dinh dưỡng đa dạng thay đổi trong các giai đoạn khác nhau của cuộc đời - và tùy theo mức độ hoạt động thể chất của chúng ta. Từ nhiều năm nay, chất béo và chất bột/đường thường là chất dinh dưỡng chính của những người muốn ăn uống lành mạnh. Nhưng trong những năm gần đây, sự quan tâm đến chất đạm (protein) đã tăng lên.
Giữa tình hình nhiệt độ toàn cầu tăng cao kỷ lục và những trận mưa như trút nước, thật khó để phủ nhận rằng thời tiết năm 2023 khá là bất thường. Mọi người nhanh chóng đổ lỗi cho biến đổi khí hậu – và điều này không sai: Sự nóng lên toàn cầu do con người gây ra đóng vai trò lớn nhất. Một nghiên cứu gần đây đã xác định rằng đợt nắng nóng bắt đầu từ tháng 6 năm 2023 và kéo dài mấy tuần liền ở Texas và Mexico hầu như không thể xảy ra nếu không có sự nóng lên toàn cầu.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.