Hôm nay,  

Mất cân bằng trong kinh tế toàn cầu: đi tìm nguyên nhân khoảng cách giàu nghèo trong xã hội (Bài 6)

07/01/202012:08:00(Xem: 13551)

Bài 4 trình bày phân tích của kinh tế gia Thomas Piketty rằng khoảng cách giàu nghèo ngày càng sâu rộng nằm trong tiến trình sơ cứng của xã hội tư sản khi mà của cải và tài sản ngày càng tích lũy vào tay thiểu số. Điều này sẽ tạo ra đẳng cấp xã  hội (kẻ thù của dân chủ) và bóp nghẹt cạnh tranh (kẻ thù của tư bản). Tình trạng nói trên chẳng khác gì cây cổ thụ trong cánh rừng già mỗi ngày thêm bám rễ để giết chết không cho các mầm non mới mọc lên xung quanh. Cho nên nhà nước phải có chính sách tái phân phối tài sản trong xã hội, thay vì đợi đến lúc hố sâu giàu nghèo dẫn đến bất mãn, bạo động và cách mạng lật đổ nguyên trạng. 


Bài 5 trình bày quan điểm của kinh tế gia Richard Koo rằng khoảng cách giàu nghèo ở Âu-Mỹ hiện là kết quả của cuộc chạy đua toàn cầu hóa khi các cơ xưởng sản xuất di dời từ Âu-Mỹ sang Đông Á nhằm khai thác nguồn nhân lực rẻ. Vào thập niên 1950-1970 chính những hảng xưởng này đã là nhịp cầu giúp cho giới công nhân Tây Phương dù không có bằng đại học vẫn tiến lên đời sống trung lưu với công ăn việc làm ổn định và đồng lương cao, thì nay các nước Âu-Mỹ đánh mất đi cổ máy đào tạo thành phần trung lưu-công nhân nên rơi vào khủng hoảng chính trị và kinh tế. Thành quả kinh tế từ toàn cầu hóa chỉ tập trung vào thiểu số tinh hoa với trình độ học vấn cao mà bỏ xa đa số quần chúng còn lại. Tiến trình này tạo ra hố sâu giàu nghèo và dẫn đến sự bất mãn trong xã hội. Cho nên nhà nước phải có chính sách để khuyến khích đầu tư vào các ngành nghề mới nhằm tạo công ăn việc làm tốt cho những người bị mất việc do toàn cầu hóa.


Một vấn đề phức tạp thường có nhiều lý do khác nhau. Người viết nghĩ rằng hai cách nhìn nói trên có thể được tổng hợp như nguyên nhân chủ quan (Thomas Piketty) rằng hố sâu giàu nghèo là tiến trình già nua của xã hội tư sản, và lý do khách quan (Richard Koo) khi hảng xưởng sản xuất di dời ra khỏi Âu-Mỹ khiến giới trung lưu–công nhân mất việc nên bị thành phần trung lưu-trí thức và thượng lưu (elites) bỏ rơi trong tiến trình toàn cầu hóa. Nhưng ngược lại hai giải pháp đề nghị không thể dung hòa vì trái ngược lẫn nhau: cánh tả Tây Phương viện dẫn Piketty đòi tăng thuế trong lúc Richard Koo đồng ý với cánh hữu cần nên giảm thuế (Ông Richard Koo không nổi tiếng bằng Thomas Piketty nên ít được viện dẫn.) 


Cánh tả (Bernie Sander, Elizabeth Warren) đòi chính quyền đánh thuế lũy tiến (progressive tax) lên tài sản và thu nhập của nhà giàu để nhà nước dùng tiền đó đầu tư vào giáo dục, y tế và hạ tầng nhằm tạo cơ hội cho đa số dân chúng chạy theo thành phần ưu tú. Ngược lại cánh hữu (Trump, Macron - nhiều người sẽ bổ ngữa khi người viết gắn gượng tìm điểm tương đồng giữa hai nhà lãnh đạo này) muốn giảm thuế để thúc đẩy tư nhân đầu tư sáng tạo (innovation) giúp nền kinh tế Âu-Mỹ tiến nhanh hơn khi bị các nước Đông-Á rượt đuổi, qua đó tạo công ăn việc làm mới cho thành phần công nhân mất việc. Cánh tả muốn tăng đầu tư từ chính quyền, cánh hữu muốn tăng đầu tư từ tư nhân. Nhà nước không đầu tư đầy đủ thì hạ tầng, y tế, giáo dục và an sinh thì không đủ để bắt chiếc cầu cho những người bị thua sút vương tới, nhưng nhà nước lại cũng thường hay xài bậy cho nên không ít người chỉ tin tưởng vào đầu tư tư nhân. 


Chẳng những hai chính sách tăng hay giảm thuế trái ngược với nhau mà một vấn đề mấu chốt chưa được giải quyết là đầu tư dù từ nhà nước hay tư nhân nhưng thế nào để tạo ra công ăn việc làm mới tương xứng với đồng lương và mức sống của giới trung lưu-công nhân vào những năm 1950-1970. Giảm thuế để khuyến khích tư nhân đầu tư vào công nghiệp hiện đại thì giới ưu tú (elites) sẽ hưởng thêm phần lợi lớn trong khi thành phần lao động tuy có việc làm nhưng vẫn chật vật với đồng lương thấp. Tăng thuế để nhà nước đầu tư vào an sinh xã hội và giáo dục thì nhiều người lao động lớn tuổi khó đi học lại, hoặc các gia đình lao động không khuyến khích con cái học lên đại học trong khi chế độ an sinh mang lại tính lười biếng và ỷ lại.


Còn thêm hai vấn đề khác chưa được nhắc đến là (1) Trung Quốc sẽ không hài lòng dừng lại ở khâu sản xuất (manufacturing) mà đang đầu tư ồ ạt nhằm tiến lên trình độ sáng tạo (innovation) và bản vẽ (design); (2) trí tuệ nhân tạo (artificial intelligence) và bản in 3-chiều (3D printer) sẽ thay thế con người trong nhiều lãnh vực từ lao động trí óc đến chân tay. Trong tương lai không xa ngay cả thành phần trung lưu-trí thức ở Tây Phương cũng sẽ sợ mất việc, rồi đến cả dân chúng ở các nước đang mở mang cũng thiếu công ăn việc làm do tự động hóa. Thành quả kinh tế rốt cuộc ngày càng tích lũy vào giới ưu tú toàn cầu (global elites) có vốn tư bản (capital) và trình độ chuyên môn rất cao để đầu tư và xử dụng máy móc thay thế con người. Thuế tài sản (wealth tax) tuy có thể làm giảm phần nào  chênh lệch giàu nghèo nhưng chỉ có cần lao mang đến giá trị và sự tự tin (nhàn cư vi bất thiện). Cho nên tạo đâu ra hàng chục hay trăm triệu công ăn việc làm vốn sẽ bị thay thế trong tương lai là câu hỏi không ai mường tượng được giải pháp.


Trên đây là những nét cô động nhưng thô thiển nhằm giải thích sự tương đồng giữa hai quan điểm nhưng lại mang đến khác biệt sâu sắc trong chính sách kinh tế của cánh tả và hữu ở Tây Phương, tựu trung nhằm tăng thuế (để lấp hố sâu giàu nghèo) hay giảm thuế (nhằm khuyến khích đầu tư). Tuy có thể tổng hợp giữa hai cách nhìn của Thomas Piketty và Richard Koo, thì ngược lại không có một biện pháp dung hòa giữa tăng hay giảm thuế, và cũng chưa có một phương thức hữu hiệu để tạo ra việc làm với đồng lương và mức sống tương xứng so với công việc trong các hảng xưởng sản xuất ở Âu-Mỹ vào thập niên 1950-1970. 


Nhiều người sẽ hỏi tại sao thuế má quan trọng như vậy? Lý do ngoại trừ chế độ cộng sản nơi đó nhà cầm quyền chiếm đoạt mọi tài sản, còn trong mô hình tư bản thuế má là biện pháp để nhà nước thưởng hay phạt để thay đổi bộ mặt xã hội. Chính quyền giảm thuế khi khuyến khích đầu tư, tiêu thụ, hay sinh con tăng dân số, v.v…; nhà cầm quyền tăng thuế để trừng phạt (sin tax) nhà giàu, hũy hoại môi trường (environment tax), hạn chế hút thuốc và uống rượu, v.v… Thuế nhiều hay ít thì sự kiểm soát của chính quyền cũng theo đó tăng hay giảm giúp tăng trưởng hay bóp chết nền kinh tế.


Thuế má, tài chánh, tiền tệ, luật lệ (luật lao động, môi trường, v.v…) và các quy định (regulations) của nhà nước nhằm chi phối nền kinh tế sẽ là đề tài trong nhiều dịp khác. Riêng bài 7 tới đây sẽ tìm hiểu về hố sâu giàu nghèo và cuộc chạy đua xuống đáy vực (race to the bottom) ở các nước đang phát triển như Việt Nam.

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Đứng trên ban công bên trong tàn tích của một nhà hát ở thành phố Mariupol, Ukraine, nơi Nga đã đánh bom giết chết hàng trăm mạng thường dân vô tội, Wang Fang, nữ ca sỹ opera người Trung Quốc, hát một đoạn trong ca khúc yêu nước thời Xô Viết (Kachiusa). Khi đoạn clip về màn trình diễn của nữ ca sỹ 38 tuổi được lan truyền trên mạng trong tháng này, nó đã làm dấy lên làn sóng phẫn nộ. Không giống như chính phủ, nhiều người dân Trung Quốc ủng hộ Ukraine trong cuộc chiến Nga-Ukraine.
KYIV Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết lực lượng của ông đã chiếm lại một ngôi làng ở sườn phía nam của Bakhmut, thành phố đã rơi vào tay Nga hồi tháng 5 sau nhiều tháng giao tranh ác liệt. theo Reuters.
Tối Thứ Bảy 16-9-2023, tại sân khấu của Robert Moore Theater, thành phố Costa Mesa, Quận Cam, Nam Cali gần 900 người đã đến dự đêm nhạc giao hưởng mừng sinh nhật 90 tuổi và sự cống hiến trọn đời cho nghệ thuật của nhạc sĩ Lê Văn Khoa do Hội Hiếu Nhạc Việt Mỹ và giàn nhạc giao hưởng Vietnames America Philharmonic thực hiện...
Liên đoàn Công nhân United Auto và Công ty xe Ford Motor đã tổ chức các cuộc đàm phán "hiệu quả hợp lý" vào thứ Bảy. Công đoàn trước đó đã bày tỏ sự không đồng tình với quyết định tạm thời sa thải công nhân tại Nhà máy lắp ráp Michigan của Ford, đồng thời tuyên bố rằng quyết định này "sẽ không hiệu quả".
Liên đoàn Công nhân United Auto thông báo bắt đầu các cuộc đình công "Stand Up" tại các nhà máy lắp ráp General Motors, Ford và Stellantis vì thời hạn đạt được thỏa thuận với 3 công ty sản xuất xe hơi Hoa Kỳ đã hết hạn vào nửa đêm tối ngày 14 tháng 9 theo giờ miền Đông.
Các bạn yêu thời trang người Việt ở Hoa Kỳ, đặc biệt là tại Nam California, hẳn không xa lạ mấy với thời trang của nhà thiết kế Đỗ Mạnh Cường, nhà thiết kế thời trang Việt từng được biết đến với những show trình diễn thời trang trong nhiều năm qua tại Beverly Hills, Newport Beach, Paris, Sydney… và nóng hổi nhất là show vừa diễn ra Chủ Nhật qua tại Tuần Lễ Thời Trang New York Xuân-Hè 2024, với sự xuất hiện của Đỗ Mạnh Cường, cùng thương hiệu SIXDO, và một dàn khách mời hùng hậu từ Việt Nam cũng như quốc tế đến tham dự trên sàn thời trang New York.
Phương Đông lên ngôi. Phương Tây rơi vào tình trạng suy thoái khó lòng cứu vãn. Và Trung Quốc đang chứng minh rằng hệ thống chuyên chế tập trung, do nhà nước lãnh đạo của họ đã giúp cho đất nước tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, phát triển nhanh chóng vượt trội – một hình ảnh trái ngược với các nền dân chủ lộn xộn và bất kham.
Trong một bài xã luận gần đây, báo WSJ đã phê phán đề xuất của ông Trump về mức thuế 10% dành cho các quốc gia cạnh tranh áp dụng cho tất tần tật mọi thứ được nhập cảng vào Hoa Kỳ (nếu ông tái đắc cử), và vị tự xưng là Tariff Man này đã gởi thư chỉ trích tờ báo. Đây là một cuộc tranh luận thú vị. Ông Trump mào đầu thư bằng cách khoe khoang rằng khi ông còn đương chức, thâm hụt thương mại với Trung Quốc đã giảm trước khi đại dịch Covid-19 ập đến.
Ngày 8 tháng 9 năm 2023, một trận động đất mạnh xảy ra gần thành phố Marrakech của Maroc, không chỉ khiến hàng ngàn người chết và bị thương mà còn đe dọa các tòa nhà và di tích lịch sử quan trọng, trong số đó có tòa tháp nhà thờ Hồi giáo Kutubiyya (hay Koutoubia). Đây là một công trình kiến trúc từ thế kỷ 12 và là biểu tượng của thành phố Marrakech.
Vào tháng 5 năm 2020, người ta tìm thấy một số viên đá kì lạ chứa các tinh thể màu xanh lục khác thường ở biển cát Erg Chech, một khu vực có nhiều cồn cát trong Sa mạc Sahara ở miền nam Algeria. Khi kiểm tra kỹ, những viên đá này hóa ra là thiên thạch đến từ bên ngoài vũ trụ: những mảnh vụn hàng tỷ năm tuổi, còn sót lại từ thuở sơ khai của Thái Dương Hệ.
Nga tuyên bố sẽ trục xuất hai viên chức ngoại giao Hoa Kỳ với cáo buộc ‘bắt tay’ với một công dân Nga từng bị buộc tội ‘thông đồng’ với ngoại bang. Bộ Ngoại Giao Nga cho biết trong một tuyên bố rằng họ đã triệu tập Đặc sứ Hoa Kỳ Lynne Tracy và thông báo với bà rằng Đệ Nhất Tham Vụ (First Secretary) Jeffrey Sillin và Đệ Nhị Tham Vụ (Second Secretary) David Bernstein của Đại Sứ Quán Hoa Kỳ phải rời khỏi Nga trong vòng 7 ngày. Tuyên bố của Nga cho biết: “Những người được nêu tên đã tiến hành hoạt động bất hợp pháp, duy trì liên lạc với công dân Nga R. Shonov, người bị cáo buộc ‘hợp tác bí mật’ với nước ngoài", theo Reuters.
WASHINGTON Hunter Biden, con trai của Tổng Thống Hoa Kỳ Joe Biden, đã bị buộc tội hình sự vì lừa một người buôn súng bán cho ông một khẩu súng. Đây là dấu hiệu mới nhất cho thấy những rắc rối pháp lý của con trai Biden có thể ảnh hưởng đến việc tái tranh cử của cha mình vào năm tới, theo Reuters.
Luật gánh nặng xã hội thời chính quyền trước đã có tác động lớn đến người di dân ở Hoa Kỳ. Theo luật đó, người di dân có thể bị từ chối thẻ xanh nếu họ sử dụng một số phúc lợi công cộng nhất định. Khi họ nghe về Luật gánh nặng xã hội này, nhiều gia đình di dân bắt đầu rút tên ra khỏi danh sách các phúc lợi công cộng mà họ và những đứa con sinh ra ở Hoa Kỳ của họ từng có đủ điều kiện được hưởng.
Tại hội trường Thư Viện Việt Nam, Thành Phố Garden Grove vào lúc 10 giờ sáng Thứ Bảy ngày 9 tháng 9 năm 2023. Hội Ái Hữu Cựu Tù Cộng Sản Suối Máu do chiến hữu Vũ Long Sơn Hải, Biệt Đội Trưởng Biệt Đội Văn Nghệ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, Trưởng ban tổ chức đã tổ chức buổi họp mặt Hè 2023
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.