Hôm nay,  

Đêm Nhạc Họp Mặt Thân Hữu "Lệ Đá Xanh"

02/01/202011:17:00(Xem: 6679)
Dem Le Da Xanh
Từ trái, Thu Vàng, Bích Liên và các ca sĩ trong Ban Hợp Ca Cát Trắng đang hát bài “Mưa Sài Gòn Mưa Hà Nội” của nhạc sĩ Phạm Đình Chương.(Photo Trịnh Thanh Thủy)


Có những chốn ẩn dấu các kho tàng thiên nhiên quyến rũ những bước chân lãng tử say mê một náo nức lên đường. Có những nơi ấm cúng, gọi là nhà, đầy những vòng tay êm ả thương yêu, kêu gọi các người con tha phương, xa gia đình, trở về sum họp. Cũng có nơi chốn quy tụ những tâm hồn yêu chữ nghĩa, thích sống cuộc đời tri thức, dùng đầu óc và ngòi viết của mình phục vụ nhân quần xã hội. Đó là các toà soạn báo chí, là ngôi nhà thân yêu của những người trót chọn nơi ấy làm nơi gởi khối óc và trái tim.

Sau 28 năm ở trong ngôi nhà nhật báo, Việt Báo trong buổi chiều cuối năm đã nói lời chia tay với một nơi chốn thân quen, để sẽ mặc vào một manh áo mới nghiêng về văn học nghệ thuật, để khởi đi trên một con đường cam go mới ít người chọn dấn bước, trong một thời tiết truyền thông đổi mới từng giờ từng khắc. Sự thay đổi nào cũng có cái được, cái mất và cái còn. Tuy nhiên sức đề kháng, hoà nhập và đối đầu của con người trước sự thay đổi của vô thường rất mãnh liệt, và với kỷ lục 28 năm làm báo chuyên nghiệp của Việt Báo, tôi tin tưởng Việt báo sẽ kiên cường và thành công trên con đường mới dấn bước vào thập niên mới.

pic 1
Hàng ngồi từ trái, nhạc sĩ Cung Tiến và phu nhân, nữ tài tử Kiều Chinh, nhà văn Nhã Ca, nhà thơ Trần Dạ Từ. Hàng đứng từ trái, Bích Liên, Hòa Bình, Thúy Hằng.(photo Trịnh Thanh Thủy)


Tạ ơn những độc giả và bè bạn thương mến, và giã từ ngôi nhà “cũ”, đồng thời mừng đón nhạc sĩ Cung Tiến từ Minessota dọn về định cư ở miền nắng ấm California, Việt Báo đã tổ chức một đêm nhạc thính phòng với chủ đề "Lệ Đá Xanh" vào đêm thứ Sáu 27 tháng 12, 2019 vừa qua. Tôi đến thăm và được gặp rất nhiều những khuôn mặt thân quen trong giới văn nghệ, mọi người đến đông vui trong khi mọi thứ trong toà soạn đã được dọn dẹp sạch sẽ chuẩn bị cho hành trang mới.

Tâm thức người đi và người đưa đều bịn rịn như nhau. Những chiếc lá vào đông vàng úa trong nét hoạ, bay rải rác trên bờ tường, như những giọt lệ xanh, thầm rơi tựa những nốt "blues" trên phiếm dương cầm nhả chậm. Phòng hội được trang trí bởi HS Lê Hùng đã đưa khách thưởng ngoạn vào không gian một bức tranh tường bát ngát xanh. Lác đác quanh phòng hội, đây đó những tác phẩm hội hoạ của cố hoạ sĩ Duy Thanh được treo như một sự hiện diện vĩnh hằng của tác phẩm mà ban tổ chức đã trân trọng treo lên để tưởng nhớ người họa sĩ của nhóm Sáng Tạo vừa từ giã chúng ta.

pic 2 Khanh Ly
Ca sĩ Khánh Ly (photo Trịnh Thanh Thủy)



Khách mời ngồi chật cứng khán phòng, một số ca sĩ vì kẹt xe và đường bị đóng không tới được, nhưng buổi hoà nhạc vẫn tuyệt vời và đầy cảm xúc sâu lắng. Người dẫn chương trình chính là Bích Liên, chị trình bày về sự thiếu chu đáo vì khởi hứng tổ chức chương trình quá đột ngột nên chưa được chuẩn bị kỹ lưỡng. Chị mong khán giả thông cảm và xem đó không phải là một buổi trình tấu vì chỉ có vài ngày chuẩn bị, ngay đến chị cũng không có thì giờ học thuộc bài hát, kể cả tập dợt với người đàn.

Chương trình được chia làm 3 phần với các ca khúc của 3 nhạc sĩ Phạm Đình Chương,  Trần Dạ Từ và Cung Tiến. Trong cung cách một buổi nhạc thính phòng dành cho thân hữu nên các chi tiết của phần giới thiệu đơn giản, không rườm rà và trịnh trọng. Không khí thân mật khiến mối giao cảm giữa người hát và người nghe gần gũi và lắng đọng hơn.

pic 7 Bich Lien va Anica Sherry
Ca sĩ Bích Liên và nhạc sĩ Anica Sherry. (Photo: Trịnh Thanh Thủy)



Những ca khúc sống mãi trong lòng người của Phạm Đình Chương như các khúc dạo đầu của cơn mưa phùn rải lộc thơm vào không gian buổi sáng. Những "Mưa Sài Gòn, Mưa Hà Nội, Đợi chờ, Xóm đêm, Dạ tâm khúc, Nửa hồn thương đau, Đêm nhớ trăng Sài Gòn" đã đi qua không gian và thời gian mấy mươi năm, vẫn thẩm thấu rồi đọng lại trong tâm tưởng những người yêu mến nhạc của ông. Các tiếng hát, Bích Liên, Thu Vàng, Jimmy Nhựt Hà, Nathan Đặng, và ban hợp ca Cát Trắng đã chuyển tải được tất cả thật sâu sắc cả ý lẫn lời. Ca khúc bất hủ của NS Phạm Đình Chương "Đất lành" trong cuốn phim đoạt giải danh dự của Đại Hội điện ảnh ngày xưa đã được ban hợp ca Cát Trắng trình bày thật xuất sắc. Mối tình yêu quê hương đất nước và con người bỗng dậy lên trong tôi như men rượu nếp thơm vào mùa lúa chín. "Em gái Bắc Ninh, anh trai Biên Hòa, Em đất Thanh Nghệ, anh nhà Cà Mau". Tất cả được PĐC "Se duyên Nam Bắc ngọt ngào tình yêu, ngọt ngào tình yêu." Hình ảnh một ban Thăng Long ngày cũ bỗng sống lại trong lòng người nghe. Khán giả vỗ tay ào ạt không dứt.

Khánh Ly, nữ hoàng chân đất của thập niên 60, đêm này dù bị bệnh cảm nặng vẫn đến hát và cảm ơn Việt Báo đã có ân tình sâu nặng với bà. Bà đặc biệt trình bày những ca khúc của thi/nhạc sĩ Trần Dạ Từ cho phần kế tiếp. Sài Gòn Blues của ông đã chinh phục hồn tôi và bao khán giả.



Thành phố oan trái.

Ngọn lửa đỏ cháy mãi

Thời trẻ trung rồ dại của ta

Thành phố yêu ma

Còn nhớ ta

Con thiêu thân rụng cánh đêm nào

Chút hơi tàn, vẫn không ngừng kêu người

..............................................

 

Em yêu, em có nghe

Thành phố ấy vẫn thở

Thành phố ấy vẫn gọi

Thành phố ấy em có nghe

Vẫn thì thầm những hẹn hò trong ta

 

Pic 4 Thu Vang
Ca Sĩ Thu Vàng (Trịnh Thanh Thủy)


Sài Gòn đối với tôi và nhiều người tha hương lúc nào cũng là một vết thương chưa lành, bỗng nhoi nhói đau khi có người chạm đến. Sài Gòn của Trần Dạ Từ, của tôi, của chúng ta, bất giác trồi lên khi nghe tiếng gọi yêu thương, tiếng gọi thì thầm của những hẹn hò, tiếng gọi của nụ hôn ngày mới lớn. Giọng hát Khánh Ly vì bị cảm nên khàn hơn, buồn hơn, làm cung điệu chùng xuống. Tiếng đàn dương cầm, những khuôn mặt bạn bè thân quen xung quanh chăm chú lắng nghe, ngọn lửa đỏ cháy mãi, chất giọng bà khàn đục, tất cả như dìm tôi sâu hơn vào cảm xúc. Bà than vãn bạn bè bảo sao chỉ có mình bà hát nhạc TDT. Có lẽ không phải vì nó quá khó hát, mà có lẽ vì không ai có thể hát nó đạt hơn bà.

 

Bài hát thứ nhì "Gội đầu" nghe ra thì quái dị như một bức tranh hiện thực miêu tả trần trụi hành động "gội cái đầu chua lè, bê bết". Tuy nhiên nó lại ẩn tàng một nhắn nhủ, một cương quyết tẩy trần trí não dơ bẩn, tham sân si, ăm ắp bể dâu. Gội đầu đi. Hãy gội đầu để ngày sau còn nhìn ra nhau.

 

FB_IMG_1578008299826
Nathan Dang, với bài Đợi Chờ của NS Phạm Đình Chương.


“Gội đầu mà gội đầu. Gội cái đầu chua lè / Gội cái đầu cay sè / Gội sạch nhé / Gội cho ngày sau nhìn ra nhau.”  và  “Bê bết lâu rồi. Ơi cái đầu xấu xí/Cay cú, cuồng si./Gội đầu.Gội đầu đi. Tử biệt. Sinh ly./Gội đầu bằng bão tố. /Gội đầu bằng nắng lửa/ Ôi cái đầu bể dâu…”

 

Có ngồi nghe Khánh Ly hát, xem cách nhả chữ, từng câu, từng câu một của bà, hoà cùng tiếng đàn dương cầm của Hoàng Công Luận nhấp mạnh theo, chắc nịch từng nhịp một, mới thấy các thứ ấy quyện vào nhau làm nên một bài hát sâu sắc lạ lùng. 60 năm ca hát đã trui rèn một Khánh Ly hát được những bài hát dưới dạng thơ ca một cách lão luyện. Nhất là cái loại thơ không lãng mạn, không âu yếm, ướt át mà lại chua lè, cay sè, ẩn dấu những ý tưởng thâm sâu, đắng ngắt. Năm 2015 tôi từng nghe bà hát bài này, nhưng tôi thích cái giọng khàn bệnh, tông thấp, chín mùi của bà hôm nay hơn. Có lẽ vì càng ngày bà càng cúi xuống để gần hơn với ý nghĩa của bài hát, của câu "gội cái đầu tuyết sương". Rồi có 1 ngày cái đầu tuyết sương không cần gội, mà thời gian cũng tự nhiên xoá đi trí nhớ, để cái đầu chỉ còn một khoảng trống thênh thang của bệnh mất trí nhớ. Ôi làm sao khi ấy còn nhìn ra nhau !!!

Hai bài tình ca nữa của TDT được Khánh Ly diễn đạt cho tình yêu đôi lứa là "Anh yêu em vậy thôi" và "Trời đất biết ta".

pic 5 Jimmy Nhut Ha
Ca sĩ Jimmy Nhựt Hà (Trịnh Thanh Thủy)



Phần cuối chương trình dành cho dòng nhạc Cung Tiến với những ca khúc mới và cũ. Sự hiện diện của ông bà Cung Tiến cùng gia đình thể hiện thân tình giữa họ và Việt Báo. Bên cạnh đó là sự hiện diện của nữ tài tử Kiều Chinh, kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa, nhà thơ Đỗ Quý Toàn, nhà báo Phan Tấn Hải, họa sĩ Nguyên Khai, họa sĩ Ann Phong,  nhà văn Cung Tích Biền, nhà thơ Thành Tôn,  nt Đặng Phú Phong, Trương Ngọc Bảo Xuân, Phùng Annie Kim, và nhiều văn thi hữu khác. 

Trong phần nhạc Cung Tiến, Nữ ca sĩ Bích Liên trình bày một cách xuất sắc những nhạc khúc mới rất khó hát của Cung Tiến dù chưa tập dợt, chứng tỏ bà có một kỹ năng phi thường. Đó là các bản rất hiếm người hát: "Mắt biếc, Đêm, Khói hồ bay". Hòa với tiếng đàn dương cầm cổ điển của nhạc sĩ Đỗ Bằng Lăng, Bích Liên đã hát hết mình, hát không ngần ngại, như không giữ lại chút gì, để khán thính giả ngồi xung quanh đã có lúc cảm giác “tưởng chừng như nhói vào tim.”

pic 6 Ban Hop ca Cat trang
Ban hợp ca Cát Trắng (Trịnh Thanh Thủy)

 

Ca sĩ Thu Vàng đưa người nghe trở về khung trời xưa ngời ngời men nhớ của "Nguyệt Cầm, Hoài cảm". Riêng "Lệ đá xanh", phổ thơ Thanh Tâm Tuyền là một bài rất khó hát, mà Thu Vàng vẫn làm người nghe say đắm đến những câu cuối. Hai bài mở đầu và kết thúc phần ba "Thu Vàng và Hương xưa", qua tiếng đàn của Doãn Hưng và Ngô Diễm Uyên, đã được ban Cát Trắng hợp ca như một lối trình bày khác đi đem lại cho khán thính giả một sự kinh ngạc lý thú.

Chương trình ngắn gọn, kết thúc chỉ sau 9 giờ tối. Tôi nhìn một vòng, khán phòng còn ngồi lại đông đủ, còn đầy đủ những khuôn mặt thân quen, như thể không ai muốn ra về. Dưới mái nhà Việt Báo Gallery này, tôi đã tham dự không biết bao nhiêu cuộc triển lãm nghệ thuật, bao nhiêu chương trình ca nhạc, ra mắt sách, hội họp, tiệc tùng.  Tôi bước ra ngoài, hẹn với Việt Báo sẽ trở lại, sẽ có mặt đều đặn hơn trên tờ tuần báo văn học nghệ thuật Việt Báo.

Trịnh Thanh Thủy

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cử tri gốc Việt tại thành phố Fort Worth (Texas) có thể sẽ quyết định thắng bại cho một ghế dân biểu liên bang sẽ bầu cử vào Thứ Bảy 1/5/2021: địa hạt TX-06 sẽ bầu cử đặc biệt để chọn Dân Biểu thay cho DB Ron Wright từ trần hồi tháng 2/2021.
Trong khi tình hình đại dịch tại Hoa Kỳ đang ngày càng tiến triển tốt hơn với nhiều hạn chế được gỡ bỏ từ từ và khoảng một phần ba dân số Mỹ đã được chích ngừa đầy đủ, Ấn Độ đã rơi vào tình trạng khủng hoảng chưa từng có của đại dịch, với số người chết tăng cao hơn 200,000 và các bệnh viện chật người, các lò thiêu hết chỗ, thậm chí người chết ngoài đường.
Bộ Nội An (DHS) đang muốn tìm hiểu những bình luận từ công chúng về những phương cách giúp cho Sở di trú USCIS có thể giảm bớt các rào cản ngăn chận công dân Hoa Kỳ và người ngọai quốc tiếp cận với tất cả các dịch vụ và lợi ích di trú hiện có. Bộ Nội An muốn công chúng đóng góp ý kiến về những khó khăn mà mọi người đang gặp phải với việc điều chỉnh tình trạng cư trú (xin thẻ xanh), nhập tịch, diện phi di dân xin việc làm H-1B, tình trạng tị nạn, xin lánh cư (asylum) và bất kỳ vấn đề nào khác hiện gây rắc rối cho di dân.
Hôm Thứ Năm, 29 tháng 4 năm 2021, Thượng Viện Hoa Kỳ đã thông qua dự luật 35 tỉ đôla để thúc đẩy xây dựng hạ tầng cơ sở nước của các tiểu bang với tỉ số phiếu lưỡng đảng 89-2, theo bản tin của NBC News tường thuật hôm Thứ Năm cho biết.
Các cơ quan liên bang Hoa Kỳ đang điều tra về ít nhất 2 trường hợp trên đất liền Hoa Kỳ, gồm một trường hợp gần Tòa Bạch Ốc trong tháng 11 năm ngoái, có vẻ cùng các vụ tấn công bí mật không thể thấy mà đã dẫn tới các triệu chứng suy nhược đối với hàng chục viên chức Hoa Kỳ ở ngoại quốc, theo bản tin của CNN tường thuật hôm Thứ Năm, 29 tháng 4 năm 2021.
Ngày 30 tháng Tư năm 1975 khép lại trang sử Việt của hai lực lượng dân tộc đối đầu nhau trong thế tương tranh quốc tế giữa tư bản và cộng sản. Thế tương tranh này kéo dài từ tranh chấp giữa hai triết thuyết xuất phát từ phương Tây – Duy Tâm và Duy Vật, đã làm nước ta tan nát. Việt Nam trở thành lò lửa kinh hoàng, anh em một bọc chém giết nhau trong thế cuộc đảo điên cạnh tranh quốc tế.
Tình hình dịch bệnh Covid-19 tại Việt Nam có phần không khả quan trong những ngày qua mà cụ thể nhất và mới nhất là một thôn gồm 320 gia đình tại tỉnh Hà Nam đã bị phong tỏa vì có 4 người bị lây nhiễm vi khuẩn corona, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm 29 tháng 4 năm 2021.
Để giúp cho các gia đình không đủ điều kiện tài chánh lo tang lễ cho thân nhân đã quá vãng vì bị lây nhiễm Covid-19, Cơ Quan Điều Hành Khẩn Cấp Liên Bang Hoa Kỳ gọi tắt là FEMA đã có chương trình hỗ trợ tang lễ Covid-19, theo trang mạng bằng tiếng Việt của FEMA https://www.fema.gov/vi/disasters/coronavirus/economic/funeral-assistance cho biết.
Galang là tên một đảo nhỏ thuộc tỉnh Riau của Indonesia đã được chính phủ nước này cho Cao ủy Tị nạn Liên Hiệp quốc sử dụng trong nhiều năm để người tị nạn Đông Dương tạm trú, trong khi chờ đợi được định cư ở một nước thứ ba. Trong vòng 17 năm, kể từ khi mở ra năm 1979 cho đến lúc đóng cửa vào năm 1996, Galang đã là nơi dừng chân của hơn 200 nghìn người tị nạn, hầu hết là thuyền nhân vượt biển từ Việt Nam và một số người Cam Bốt.
Hình ảnh thay cho ngàn lời nói, ghi nhận rõ "sự hấp hối" của chế độ Việt Nam Cộng Hòa, ghi lại cảnh hỗn loạn, sự hoảng hốt, nỗi lo sợ của dân chúng lũ lượt rời nơi đang sinh sống, đã bỏ nhà cửa trốn chạy trước khi VC tràn vào thành phố
Báo Ignatian Solidarity Network hôm 28/4/2021 loan tin rằng mạng lưới Catholic Mobilizing Network (CMN) trình thỉnh nguyện thư mang chữ ký nhiều ngàn viên chức, trí thức, nhà hoạt động Công Giáo xin xóa bỏ án tử hình liên bang. CMN nhắc rằng Biden đã công khai chỉ trích án tử hình, bây giờ là lúc cần gỡ bỏ án tử hình vĩnh viễn.
Chúng ta liệu có thể đóng vai trò giúp đỡ những người nhập cư và tị nạn trong tương lai như là người Mỹ đã từng làm cho chúng ta không? Theo lời của Emma Lazarus, liệu chúng ta có nâng “... ngọn đèn bên cạnh cánh cửa vàng” cho “... kẻ bão táp, người vô gia cư ... người mệt mỏi, người nghèo khổ” không? Đối với chúng tôi, trong ngày 30 tháng 4 này, không có câu hỏi nào có ý nghĩa và tính quan trọng hơn câu hỏi này.
Khách đến Việt Nam ngày nay thấy nhiều nhà cao cửa rộng, xe chạy chật đường hơn xưa. Nhưng đa số người Việt Nam có vẻ không có cái nhu cầu dân chủ của người Myanmar hay người Hồng Kông. Hay là họ có, nhưng 20 năm chiến tranh đã làm họ mệt mỏi, xuôi xị chấp nhận chút đầy đủ vật chất, nhắm mắt với tương lai? Và Đảng Cộng sản Việt Nam có thể hy vọng người Việt sẽ ngoan ngoãn như người dân Bắc Hàn, không cần dự phần tự quyết cho tương lai của mình và con cháu mình?
Dân Biểu Janet Nguyễn nói thêm: “Cách đây 46 năm, gia đình tôi đã quyết định bỏ lại tất cả và vượt biển để tìm tự do. Hôm nay, là một Dân Cử người Mỹ gốc Việt cấp cao nhất của Tiểu Bang California, Hoa Kỳ, tôi tự hào đại diện cho những câu chuyện, văn hóa và lịch sử của cộng đồng tôi.”
“Khi tôi đứng đây tối nay, chúng ta chỉ còn một ngày nữa là đúng 100 ngày của chính phủ của tôi,” Biden nói thế trong phát biểu với các nhà lập pháp kéo dài hơn một tiếng đồng hồ. “Bây giờ, sau 100 ngày, tôi có thể báo cáo với quốc dân: Nước Mỹ đang hoạt động trở lại. Biến nguy cơ thành khả năng. Khủng hoảng thành cơ hội. Thối lui thành sức mạnh.”
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.