Hôm nay,  

Góp Phần Trả Nợ Ân Tình

12/29/201916:34:00(View: 5864)

Những ngày cuối năm, trời trở lạnh, người ta nghĩ đến những người homeless không nơi nương tựa, những người không may. Có khi nào bạn nghĩ đến những người đã mất một phần thân thể từ lúc còn rất trẻ? 
 
Có khi nào bạn tưởng tượng mình đang khỏe mạnh, đang ở độ tuổi ngoài 20 đầy sức sống, chợt thấy một cánh tay, hay một phần của chân biến mất, hay tỉnh dậy với bóng tối mịt mùng bao phủ suốt cuộc đời? Hay tệ hại hơn, cả đôi chân không còn, một mắt không còn, một hay cả hai bên tai không còn thu nhận được âm thanh của thế giới chung quanh?
 
Các chú, các anh thương phế binh đã sống như thế từ ít nhất là 45 năm qua, thầm lặng, cam chịu bên lề xã hội của "người thắng cuộc" .
 
Họ sống âm thầm, cam chịu, tự lo thân bằng tất cả khả năng của một thân thể khiếm khuyết. Một phần thân thể của họ đã hòa tan với cát bụi, đã biến mất trong bom rơi, đạn lạc từ những năm chiến tranh.
 
Có khi nào chúng ta tự hỏi mình đã cảm ơn những người đã hy sinh một phần thân thể để chúng ta có ngày hôm nay, để chúng ta được hưởng không khí tự do của miền Nam trong hơn 20 năm?
 
Đó là một món nợ ân tình mà chủ nợ không bao giờ đòi, nhưng chúng ta có bổn phận phải trả, trả đến hết cuộc đời.
 
Hàng năm, chúng tôi vẫn viết check ủng hộ các thương phế binh của QLVNCH.
Số tiền nhỏ nhoi, không thay đổi được số phận hẩm hiu, không đáng là bao so với sự hy sinh to lớn của họ; nhưng ít nhất cũng làm họ vui hơn vì vẫn được nhớ tới, vẫn được trân trọng. Một đốm lửa nhỏ giữa đêm đen không đem về được bình minh như mặt trời, nhưng vẫn đủ để người phải sống giữa đêm đen ấm lòng.
 
Tra no an tinh 02
Đâu đó giữa một thành phố bị đổi tên, có những người tàn tật tuổi đã ngoài 60, bán vé số để mưu sinh. Ngày xưa họ là đồng đội, trẻ trung, hào hùng trong Quân lực Việt Nam Cộng Hòa, bây giờ họ là "đồng nghiệp”, nương nhau để sống.
 
Đầu năm dương lịch, những ngày cuối năm âm lịch, ngày Chủ Nhật 5 tháng giêng, xin mời bạn đến San Jose, Center  for the Performing Arts để nghe các tiếng hát của một thủa Sài Gòn (Lệ Thu, Thanh Thúy..), để nghe các ca sĩ trưởng thành sau chiến tranh (Trần Thái Hòa, Nguyên Khang..) hát về những ngày hào hùng ngày xưa khi các anh, các chú thương phế binh cầm súng bảo vệ tự do, để nghe những cam chịu, những vất vả nhọc nhằn của những người đã bỏ lại một phần thân thể của mình cho an vui của ông bà, cha mẹ, và cho cả sự thành công của chúng ta ngày hôm nay.
 
Và để cùng góp bàn tay thắp lên một ánh lửa giữa mùa Đông triền miên từ gần nửa thế kỷ qua cho các chú, các anh thương phế binh.
Thế hệ chúng tôi rất mê bài hát "Có bao giờ em hỏi"(thơ Duyên Anh , nhạc Phạm Duy) qua tiếng hát của Trần Thái Hòa:
 
Có bao giờ em hỏi quê hương mình ở đâu?
Có bao giờ em đợi tháng mấy trời mưa ngâu?
Có bao giờ em nói câu tình tự ca dao
Có bao giờ em gọi hồn ta về với nhau
 
Nhưng những câu cuối, chúng tôi có cảm tưởng Nhà Văn Duyên Anh viết cho
những thương phế binh Quân lực Việt Nam Cộng Hòa :

Em bao giờ em khóc, ngơ ngác chuyện chiêm bao
Chưa kịp mê tam cúc, xuân hồng đã trôi mau
Chưa kịp hôn môi Tết, tháng Giêng son phấn sầu
Bây giờ em đã biết, em đã chết từ lâu.
 
Xin hãy cùng đến dự Đại Nhạc Hội "Xuân nhớ Người Thương Binh VNCH" vào ngày 5 tháng 1 để cùng góp bàn tay trả món nợ lớn, và để gởi một chút quà nhỏ về góp phần vào mâm cổ ngày Tết của một trong những người đã đóng góp một phần thân thể mình cho hơn hai mươi năm tự do của miền Nam.

Silicon Valley, cuối năm 2019
Nguyễn Trần Diệu Hương
 
Note: Chi phiếu ủng hộ xin ghi:
 
Pay order of   : Hội HO cứu trợ TPB và QP VNCH
Memo :(Bắc CA)
 
Và xin gởi về địa chỉ:
 
Hội HO cứu trợ TPB và QP VNCH
PO Box 25554
Santa Ana, CA 92799

Reader's Comment
1/2/202016:26:14
Guest
Một lời mời gọi tha thiết và có tâm. Xin mọi người đừng thờ ơ, đừng làm ngơ.
Chúng ta đi nghe nhạc để đón Tết Việt cận kề, để hồi tưởng những quân nhân Việt Nam Cộng Hoà xả thân bảo vệ miền Nam cho chúng ta có những mùa xuân yên ổn của ngày xưa. Trả giá cho sự yên ổn của chúng ta, các vị đó đã đánh đổi phần nào thân thể cho họ. Xin quí vị góp tay, góp lòng để thổi mạnh luồng gió xuân về quê Việt mong các vị thường phế binh không tủi lòng. Ngày chủ nhật 5 tháng 1 năm 2020 tại San Jose, Center for the Performing Arts.
12/30/201903:03:07
Guest
Hẹn gặp để nghe nhạc và góp chút ân tình .
Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Nhân dịp kỷ niệm 45 năm ngày 30 tháng 4 năm 1975, kết thúc chiến tranh Việt Nam và bắt đầu cuộc di cư tị nạn Việt Nam, tôi muốn chia sẻ một vài lời về sự kiên cường của chúng ta là người Mỹ gốc Việt, là người tị nạn và con cháu của người tị nạn. Cảm giác thế nào khi nền tảng của thế giới chúng ta đang sống bị rung chuyển đến mức chúng ta không còn biết mình đang đứng ở đâu hay làm thế nào để tiến về phía trước? Trước năm 2020, trước đại dịch COVID-19, chỉ những người đã chịu những bi kịch lớn mới có thể trả lời câu hỏi này. Bây giờ tất cả chúng ta đang sống với nó.
Hơn một chục người biểu tình, một số trong đó có vũ khí, đã tụ tập hôm Thứ Năm, 30 tháng 4 bên trong tòa nhà Quốc Hội của Michigan để lên tiếng phản đối lệnh cho người dân phải ở trong nhà của Thống Đốc Gretchen Whitmer, với căng thẳng lên cao khi các nhà lập pháp sẵn sàng tranh luận về sự gia hạn của tuyên bố này.
nhiều phó phẩm, nào là tuồng hát bội Kiều, tuồng chèo Kiều, thơ Vịnh Kiều, thơ Xử Án Kiều, Kim Vân Kiều Ca, Kim Vân Kiều Diễn Ca, Túy Kiều Phú… và hàng trăm bài thơ lẫy Kiều nhiều cách ngắn dài, kể cả có người viết lại toàn thể truyện Kiều
Tại Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ, thành phố Westminster, miền Nam California vào lúc 9 giờ sáng Thư Năm ngày 30 tháng Tư năm 2020 lễ đặt vòng hoa và thắp nhang tưởng niệm 45 năm quốc hận 30 tháng Tư đã được long trọng tổ chức, vì tình hình bệnh dịch Covid-19 nên năm nay không được tổ chức đông đúc như những năm trước đây, mặc dù vậy một số các tổ chức cộng đồng, hội đoàn, đoàn thể cũng đã trang nghiêm tổ chức lễ đặt vòng hoa, thắp nhang tưởng niệm 250,000 Quân Dân Cán Chính Việt Nam Cộng Hòa, 58,000 quân nhân Hoa Kỳ đã hy sinh trong trận chiến bảo vệ Miền Nam Việt Nam, cùng hàng triệu đồng bào đã bỏ mình trên đường vượt biên, vượt biển tìm tự do, hàng ngàn quân dân các chính VNCH đã bỏ mình trong các trại lao tù cộng sản.
Nhưng vấn đề không đơn giản như họ nghĩ để buộc người miền Nam phải làm theo vì không còn lựa chọn nào khác. Trong 45 năm qua, ai cũng biết nhà nước CSVN đã đối xử kỳ thị và bất xứng với nhân dân miền Nam trên nhiều lĩnh vực. Từ công ăn việc làm đến bảo vệ sức khỏe, di trú và giáo dục, lý lịch cá nhân của người miền Nam đã bị “phanh thây xẻ thịt” đến 3 đời (Ông bà, cha mẹ, anh em) để moi xét, hạch hỏi và làm tiền.
Kể từ sau đệ Nhị Thế chiến, Việt Nam đã hai lần trễ chuyến tàu lịch sử để toàn dân xây dựng đất nước, chỉ vì những khúc quanh oan nghiệt do Đảng Cộng sản Việt Nam tiến hành. Cơ hội thứ ba đang tới, những người cộng sản đang cầm quyền tại Việt Nam có biết chủ động nắm lấy nhằm thoát Tàu và thoát Cộng để chuộc lại phần nào những nỗi oan khiên đã gây ra cho cả dân tộc suốt từ sau Thế chiến Hai đến nay hay không?
Nhìn chung, CSBV và MTGPMN có ba thắng lợi: một là toàn bộ binh sĩ Hoa Kỳ ra khỏi Việt Nam; hai là công nhận sự hiện diện của 140.000 quân của QĐNDVN ở miền Nam và chính phủ ”ma” MTGPMN; ba là quy chế khu phi quân sự sẽ không đuợc luật quốc tế công nhận và không ai sẽ can thiệp khi vi phạm. VNCH phải chịu thất bại nặng nề, vì không có tiếng nói chính thức trong hội nghị. Hai mục tiêu duy trì binh sĩ Hoa Kỳ để tiếp tục hỗ trợ QLVNCH chiến đấu và trục xuất binh sĩ CSBV ra khỏi miền Nam đều không có kết quả. Hoa Kỳ thắng lợi vì mang binh sĩ hồi hương, một lối thoát trong danh dự của Nixon mà Kennedy và Johnson không đạt được. Hà Nội phải công nhận VNCH là một thực thể chính trị để đối thoại, phải từ bỏ yêu sách một chính phủ liên hiệp không có chính quyền Thiệu tham gia.
Trong thực tế, một người tận mắt chứng kiến cảnh chiến xa CS chạy vào dinh Độc Lập ngày 30-4-1975, kể lại đầu đuôi câu chuyện cho người viết bài nầy rất rõ ràng và hoàn toàn khác với sách vở CS đã viết. Đó là giáo sư tiến sĩ Đỗ Văn Thành, hiện nay đang giảng dạy tại đại học Oslo, Na Uy (Norway).
Từ năm 75 đến thập niên 80 có lối trên một tiệu người Việt Nam liều chết vượt biển để tìm tự do và cuối cùng một số người may mắn đã đến được bến bờ tự do. Thống kê (2007 ?) cho biết có khoảng trên 35.000 người Việt Nam sinh sống tại thành phố Montréal. Họ được gọi là Les Vietnamiens de Montréal hay Les Viéto-Montréalais. Theo thời gian, cộng đồng người Việt Montréal dần dần lớn mạnh thêm, thích nghi và hội nhập một cách êm ái vào xã hội Québec.
Trong sự hỗn loạn của chiến tranh kéo dài nhiều năm, hầu như không có một gia đình người Việt nào trong thế kỷ 20 mà không bị bức hại và phải đào thoát. Chiến tranh Việt Nam đã tạo ra hàng triệu nạn nhân, với bao người tàn phế, cô nhi, chấn thương tâm lý và để lại một đất nước hoang tàn.
Từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 đến ngày 30 tháng 4 năm 2020 thời gian 45 năm. Đây là một khoảng thời gia rất dài trong đời người và thời gian đủ để một quốc gia, dưới sự lãnh đạo của một tập thể hoặc cá nhân sáng suốt, có thể đưa cả một dân tộc đi lên và xoay chuyển vận mệnh như Minh Trị Thiên Hoàng của Nhật Bản, Tổng Thống Mustafa Kamal Ataturk của Thổ Nhĩ Kỳ hoặc Tổng Thống Phác Chính Hy của Nam Hàn.
Cơ Quan FDA của Hoa Kỳ chưa chấp thuận bất cứ loại thuốc nào cho việc điều trị vi khuẩn corona. Nhưng họ dự định sẽ tuyên bố sự ủy quyền sử dụng khẩn cấp đối với thuốc remdesivir, theo báo The New York Times cho biết. Việc ủy quyền có thể đến vào Thứ Tư, theo báo Times tường trình, trích thuật lời một viên chức cao cấp của chính phủ cho biết. Trong một thông báo gửi cho CNN, FDA nói rằng họ đang nói chuyện với Gilead Sciences, nhà bào chế thuốc remdesivir, về việc chế tạo thuốc cho các bệnh nhân.
Tổng Thống Trump nói rằng các hướng dẫn giữ khoảng cách xã hội hiện có mà sẽ hết hạn vào cuối tháng 4 tức Thứ Năm sẽ không được gia hạn thêm, khi ngày càng có nhiều thống đốc bắt đầu thực hiện các bước gỡ bỏ các hạn chế và tái mở cửa kinh tế của họ. Chính phủ Trump cho biết các đề nghị giữ khoảng cách xã hội hiện đang có sẽ không được hợp tác bởi các thống đốc áp dụng vào các kế hoạch tương lai mới của họ. “Chúng sẽ bị bãi bỏ, bởi vì các thống đốc hiện đang làm điều đó,” theo Trump cho biết.
Trung Cộng luôn luôn tìm mọi cách để khẳng định tuyên bố chủ quyền của họ trên Biển Đông mà cụ thể là họ đã tự đưa ra hình đường lưỡi bò liếm gần hết Biển Đông, thì nay một công ty TQ An Dương tại Hải Phòng đã xây dựng công trình có hình giống như hình đường lưỡi bò của TQ đã bị dẹp bỏ, theo bản tin của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) cho biết hôm 29 tháng 4 năm 2020.
Một khu trục hạm phi đạn dẫn đường của Hải Quân Hoa Kỳ đi qua vùng biển gần quần đảo Hoàng Sa ở Biển Đông thách thức yêu sách của Trung Quốc đối với khu vực, theo tin của AFP tường thuật Hải Quân cho biết hôm Thứ Tư, 29 tháng 4.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.