Hôm nay,  

Mất cân bằng trong kinh tế toàn cầu: đi tìm nguyên nhân khoảng cách giàu nghèo trong xã hội (Bài 4)

28/12/201917:26:00(Xem: 14401)

Có rất nhiều nghiên cứu về khoảng cách giàu nghèo ở Âu-Mỹ nhưng bài này chỉ chọn ra 2 giải thích được người viết xem như đáng chú ý nhất: quan điểm thứ nhất của kinh tế gia người Pháp Thomas Piketty cho rằng khoảng cách giàu nghèo là tất yếu một khi tài sản tích tụ trong xã hội tư bản, và lập luận thứ hai của kinh tế gia người Mỹ gốc Nhật Richard Koo cho thấy hố sâu giàu nghèo hiện là hậu quả của toàn cầu hóa. Hai gốc nhìn này có thể bổ túc lẫn nhau như giữa hai yếu tố nội tại và khách quan. Riêng phạm vi bài này sẽ sơ lược về Piketty và ảnh hưởng đến nền chính trị cánh tả Tây Phương, bài sau sẽ trình bày về Richard Koo và kế đó là một bài tổng hợp.

 

Thomas Piketty nổi tiếng với tác phẩm đồ sộ Vốn Tư Bản Trong Thế Kỷ 21 (Capital in the Twenty-First Century) nhưng tóm gọn trong 2 câu nói dân gian là “nhà giàu ngày càng giàu” để rồi “con vua thì lại làm vua, con sãi ở chùa lại quét lá đa.”

 

Hố sâu giàu nghèo trong xã hội được san bằng sau khi trải qua một cơn đại biến như Trận Dịch Đen (khiến 200 triệu người chết vào tế kỷ 14) hay Đại Chiến (Thế Chiến Thứ Hai) tàn sát cả giới chủ lẫn người lao động. Vì tài sản bị hủy diệt cho nên chỉ còn lao động, trí tuệ và lương bổng của từng cá là những yếu tố chính để mỗi người tự vươn lên. Những người thành công sau đó lại bắt đầu sở hữu tài sản. Trong khi lương bổng không thể chuyển nhượng từ cha sang con thì tài sản lại trở thành gia tài nên lâu ngày tích tụ trở thành yếu tố chính phân biệt giàu nghèo trong xã hội. Tài sản (nhà đất, cổ phiếu, v.v…) còn được dùng làm Vốn Tư Bản (Capital) để đầu tư sinh lợi, và lợi tức từ tài sản có thể tăng nhanh hơn lương bổng (thí dụ giá nhà hay cổ phiếu có thể nhảy vọt 20% trong một năm trong khi lương chỉ tăng 5%). Một khi tài sản và lợi tức của xã hội tích tụ vào trong tay một thiểu số ưu đải thì lương bổng của đa số dân chúng còn lại không thể nào chạy theo kịp. Nói đơn giản nhà giàu ngày càng giàu.

 

Một thí dụ dễ hiểu là một gia đình có nhà trị giá 800 ngàn đô-la ở Saigon để lại gia tài thì con tự động giàu, trong khi một thanh niên khác từ quê lên học và làm việc dù tài giỏi bậc nào cũng không thể nào mơ mộng mua được nhà ở thành phố nếu chỉ với đồng lương vài ngàn đô-la mỗi tháng.

 

Tài sản lại sản sinh ra quyền lực bóp méo nhà nước nhằm ưu đãi thành phần chóp bu trong khi bỏ rơi đại đa số còn lại. Hố sâu giàu nghèo một khi trở nên sâu rộng sẽ đe dọa đến nền dân chủ do quyền lực bị tập trung và dân chúng bất mãn chống đối. Trở lại thí dụ ở Việt Nam có tiền thì cho con cái du học lấy bằng đại học Hoa Kỳ trong khi thanh niên học giỏi ở dưới quê cố hết sức thì cũng chỉ lấy được mãnh bằng kém giá trị trong nước. Cho nên “con vua thì lại làm vua, con sãi ở chùa lại quét lá đa.” Một khi lớp người ăn trên ngồi trước thụ hưỡng lợi tức của xã hội bằng thế lực và tài sản được hình thành – Piketty gọi đây là “rent seekers” tạm so sánh với những đại điền chủ không đi cày ruộng mà vẫn hưỡng lợi tức cao - thay vì bằng lao động và trí tuệ thì nền dân chủ lẫn hệ thống tư bản đều bị khủng hoảng.

 

Cánh tả ở Mỹ gồm hai ứng cử viên Tổng Thống ông Bernie Sander và bà Elizabeth Warren chủ trương đánh thuế tài sản (wealth tax) thay vì chỉ thu thuế lợi tức (income tax) để san bằng khoảng cách giàu nghèo. Tiền thuế được dùng đầu tư vào giáo dục, y tế và an sinh xã hội nhằm tạo cơ hội đồng đều cho đa số dân chúng còn lại.

 

Điểm mạnh của cánh tả ở chổ đề cập đến vấn nạn mà cánh hữu không hề nhắc đến tức tình trạng chênh lệch tài sản làm tăng khoảng cách giàu nghèo trong xã hội, và nếu kéo dài sẽ đe đọa đến nền dân chủ một khi quyền lực bị tập trung và dân chúng bất mãn nổi loạn. Hố sâu này còn đe dọa đến sức sống của nền tư bản khi cá nhân thành công nhờ vào thế lực và tài sản thay vì trông cậy vào lao động và trí tuệ của chính mình. Điểm yếu của cánh tả là chỉ đưa ra giải pháp tái phân phối tài sản (wealth distribution) qua thuế má - tức là theo kiểu xã hội chủ nghĩa - thay vì khuyến khích tạo ra tài sản (wealth creation) - tức là tư bản chủ nghĩa. Thành quả xã hội như chiếc bánh kinh tế không cần phân chia đồng đều mà phải tìm cách làm chiếc bánh nở to ra để mọi người có thêm phần trong đó. Thuế má càng cao thì người tài không có động cơ thúc đẩy làm giàu để tạo hàng triệu công ăn việc làm mới như trường hợp của các nhà tỷ phú Bill Gates (Microsoft), Jeff Bezzo (Amazon), Mark Zuckerberg (Facebook). Tài sản thu vào từ thuế má lại bị nhà nước tiêu xài phung phí khiến xã hội trở nên lười biến và ỷ lại dựa vào bổng lộc như y tế miễn phí, giáo dục miễn phí, giữ trẻ miễn phí, v.v… (cái gì cũng miễn phí thì dân chúng đừng có lo để nhà nước no) thay vì dùng tiền thuế đầu tư thúc đẩy dân chúng làm việc cho tương lai. Cho nên trong mùa tranh cử ứng viên nào đòi tăng thuế thì phải xem xét cẩn thận là tiền thuế để xài bậy (tax and spend) hay đầu tư (tax and invest) có hiệu quả, vì các chính trị gia chuyên mập mờ đánh lận con đen gọi tiêu xài là đầu tư.

 

Bài sau sẽ bàn về các yếu tố khách quan từ toàn cầu hóa khiến hố sâu giàu nghèo tăng vọt.

 

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
- Trả thù: Bộ Tư pháp cấm Hiệp hội Luật sư Hoa Kỳ (ABA) xem kho hồ sơ để xếp hạng các ứng cử viên tư pháp - Hôm nay, Trump làm lễ tiễn biệt Elon Musk. - Bộ Ngoại giao mở thêm 1 văn phòng, lặng lẽ phất cao lá cờ da trắng thượng đẳng.
Quyền công dân theo nơi sinh được ghi nhận trong Tu Chính Án Thứ 14, được coi là quyền được mở rộng cho bất kỳ trẻ em nào sinh ra tại Hoa Kỳ kể từ năm 1868. Vào ngày 15 tháng 5 năm 2025, Tối Cao Pháp Viện (TCPV) đã nghe các lập luận liên quan đến lệnh tòa án cấp dưới tạm dừng lệnh hành pháp của tổng thống Trump giới hạn quyền công dân theo nơi sinh. Sắc lệnh này được ban hành ngay vào ngày đầu tiên Trump nhậm chức, sẽ ảnh hưởng đến con em của những cha mẹ di dân chưa có giấy tờ; cũng sẽ ảnh hưởng đến con em của những người đến Hoa Kỳ có visa tạm thời, chẳng hạn như công nhân H-1B.
Chiếc phản lực cơ xa hoa do chính phủ Qatar tặng hiện đang nằm trên đường băng tại một phi trường ở San Antonio, chờ được nâng cấp thành một chiếc chuyên cơ Air Force One mới. Hôm Thứ Tư (21/5), chính phủ Hoa Kỳ đã chính thức tiếp nhận chiếc Boeing 747-8 này. Theo Bộ Quốc Phòng, Không Quân Hoa Kỳ đã được giao nhiệm vụ thực hiện các cải tiến cần thiết để biến phản lực cơ thành chuyên cơ Air Force One, phục vụ Tổng Thống Donald Trump.
Tổng thống Trump hiện đang làm đảo lộn nền kinh tế toàn cầu với ý định đưa ngành sản xuất trở lại Hoa Kỳ. Trước đó, tổng thống Biden cũng ký thành luật các khoản đầu tư lớn nhằm mục đích tương tự. Nhưng có một nghịch lý: Các nhà sản xuất tại Mỹ cho biết họ đang phải vất vả để tìm người cho những công việc đang có sẵn. Theo dữ liệu từ Cục Thống Kê Lao Động, hiện có gần nửa triệu việc làm sản xuất đang tìm người. Vào năm ngoái, tổ chức phi lợi nhuận Manufaturing Institute kết hợp cùng công ty tư vấn Deloitte đã khảo sát hơn 200 công ty sản xuất. Hơn 65% công ty cho biết tuyển dụng và giữ chân người lao động là thách thức kinh doanh số một. Thị trường lao động đang thiếu người, đặc biệt là trong ngành xây dựng và vận tải.
Bài này có nhan đề Vô Sanh, trong tạp chí Viên Âm Nguyệt San, số 22, ấn bản tháng 7 và 8 năm 1936, dài sáu trang, in trên các trang 30-35. Tác giả ghi là Viên Âm, có lẽ là Cư sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám. Bài viết dựa vào lý luận Trung Quán của ngài Long Thọ (150-250) để thấy tất cả các pháp, thí dụ như cái bàn gỗ, qua ánh sáng của Không, Giả, Trung. Tất cả lý luận trong bài là một chuỗi công cụ giải thoát tuyệt vời, và không hề xa lời dạy của Đức Phật. Toàn văn được scan lại từ bản PDF, và dịch ra Anh văn để Phật tử thế hệ trẻ tiện dụng
- Trump và gia đình hốt bạc vô số. Các cơ quan điều tra tham nhũng đã bị Trump đóng cửa. Các doanh nhân gây quỹ cho Trump hy vọng Trump đền bù. - Tỷ phú công nghệ Dario Amodei: AI có thể xóa sổ 1/2 số việc làm văn phòng và tăng tỷ lệ thất nghiệp lên 10-20% trong 1-5 năm tới
(HOA KỲ, ngày 28 tháng 5, Reuters) – Hôm thứ Tư (28/5), chính quyền Trump đã chính thức hủy bỏ hợp đồng với hãng dược Moderna liên quan đến việc hoàn tất giai đoạn cuối phát triển vắc-xin cúm gia cầm dành cho người, cũng như quyền mua vắc-xin trong tương lai.
(NEW YORK, ngày 28 tháng 5, Reuters) – Một thẩm phán liên bang vừa ra phán quyết cấm Bộ Giao Thông Vận Tải Hoa Kỳ cắt viện trợ liên bang cho New York vào hôm thứ Tư (28/5), giữa lúc chính quyền Tổng thống Donald Trump đang tìm cách kết thúc chương trình thu phí chống kẹt xe tại khu vực Manhattan.
(SACRAMENTO, California, ngày 28 tháng 5, APNews) – Giữa làn sóng tranh cãi về sự tham gia của một nữ sinh chuyển tính tại Giải vô địch điền kinh cấp tiểu bang, Liên đoàn Trung học California (CIF) đã bất ngờ điều chỉnh quy định nhằm mở rộng cơ hội tranh tài cho nhiều nữ sinh hơn trong kỳ thi đấu cuối tuần này.
(WASHINGTON, ngày 27 tháng 5, Reuters) – Hoa Kỳ vừa ngừng khuyến nghị chích ngừa COVID-19 định kỳ dành cho thai phụ và trẻ em khỏe mạnh. Thông cáo này được Bộ trưởng Y tế Robert F. Kennedy Jr đưa ra hôm Thứ Ba qua một bài đăng trên mạng xã hội (không đúng quy trình truyền thống của Cơ Quan Kiểm Soát và Phòng Bệnh – CDC).
Bài viết này sẽ phân tích lời dạy của sách Trúc Lâm Tông Chỉ Nguyên Thanh về ý chỉ Thiền Tông: qua sông, bỏ bè, thấy thường trực không Phật, không ta, không người. Sách Trúc Lâm Tông Chỉ Nguyên Thanh là một tác phẩm về Thiền Tông Việt Nam xuất bản lần đầu vào năm 1796.
Thầy Chân Pháp Từ, người xuất thân từ Làng Mai của thiền sư Nhất Hạnh, đang trụ trì đạo tràng Tâm Kim Cương, Hawaii, trao đổi với Nguyễn Hòa, tại chùa Phổ Giác, Novato, California. Ngày 25/5/2025.
Ai rồi cũng tới lúc phải giã từ cõi đời phù du này và trước khi vĩnh biệt con cháu, Cha Mẹ tùy theo khả năng vật chất sẵn có của mỗi người, đều mong muốn để lại một chút ít gì cho con cháu mình lưu giữ làm kỷ niệm trước khi qua đời. Trong trường hợp về vật chất Cha Mẹ chẳng có gì để lại cho con cháu, ngoại trừ những thành tích đáng kể của các Ngài đã đạt được trong xã hội khi các Ngài còn đang sống nơi trần gian, thì đó mới chính là những món quà tinh thần vô giá muốn để lại cho con cháu sau này ghi nhớ. Vì món quà vật chất chỉ có giá trị nhất thời, trái lại món quà tinh thần mới có giá trị vĩnh cửu muôn đời.
Trump sẽ hủy bỏ tất cả các hợp đồng liên bang còn lại (100 triệu đô) với Đại học Harvard - Cộng Hòa Thượng viện lo vì dự luật "đẹp, lớn" của Trump sẽ làm nước Mỹ tăng nợ thêm 3 ngàn tỷ đôla vì giảm thuế cho người giàu quá nhiều. - Tom Homan (Tư lệnh biên giới của Trump) lãnh tiền phần trăm của công ty tư nhân giam tù GEO
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.