Hôm nay,  

Trojan Dvmap Có Khả Năng Kiểm Soát Thiết Bị Android

13/06/201700:00:00(Xem: 3110)

blank
blankKhoảng giữa tháng 06/2017, hãng bảo mật Kaspersky Lab cho biết đã phát hiện ra một loại trojan mới đang được phát tán thông qua Google Play. Theo đó, trojan Dvmap không chỉ có khả năng nhận quyền truy cập root trên một smartphone Android, mà còn có thể kiểm soát thiết bị bằng cách chèn mã độc hại vào thư viện hệ thống. Nếu thành công, nó có thể xóa quyền truy cập root, giúp tránh bị phát hiện.

Kaspersky Lab cho biết, trojan Dvmap được tải xuống từ Google Play hơn 50,000 lần kể từ tháng 03/2017. Kaspersky Lab cũng đã gửi thông tin về Trojan Dvmap tới Google, hiện nó đã được gỡ bỏ khỏi Google Play. Theo các chuyên gia Kaspersky Lab, Dvmap được phát tán như một trò chơi thông qua cửa hàng Google Play. Để vượt qua kiểm tra an ninh của Google Play, người tạo phần mềm độc hại đã tải ứng dụng sạch lên vào khoảng cuối tháng 03/2017; sau đó cập nhật phiên bản có mã độc trong một khoảng thời gian ngắn trước khi tải một phiên bản sạch khác. Trong khoảng 4 tuần, họ đã làm như vậy ít nhất 5 lần.

Về cách thức tấn công, Dvmap sẽ tự cài đặt vào một thiết bị nạn nhân theo 2 giai đoạn. Trong giai đoạn đầu, phần mềm độc hại cố gắng giành quyền root trên thiết bị. Nếu thành công, nó sẽ cài đặt một số công cụ, một số trong đó có một số nhận xét bằng tiếng Trung Quốc. Một trong số đó là một ứng dụng “com.qualcmm.timeservices”, kết nối Trojan với máy chủ C&C. Tuy nhiên, trong giai đoạn điều tra malware đã không nhận được bất kỳ lệnh nào để đáp lại.

Sang giai đoạn chính của sự lây nhiễm, trojan sẽ khởi chạy một tập tin, kiểm tra phiên bản Android được cài đặt và quyết định thư viện nào để đưa mã vào. Sau đó, nó sẽ ghi đè lên mã hiện có với mã độc hại, có thể làm cho thiết bị bị nhiễm hoàn toàn hư hỏng. Các thư viện hệ thống mới được vá thực hiện một module độc hại, có thể tắt tính năng “VerifyApps”. Sau đó, thiết bị sẽ chuyển sang cài đặt “Nguồn không xác định”, cho phép cài đặt ứng dụng từ mọi nơi chứ không chỉ từ Google Play. Đây có thể là các ứng dụng quảng cáo độc hại hoặc không mong muốn.


Kaspersky Lab cảnh báo, khả năng chèn mã độc là một mối nguy hiểm mới của phần mềm độc hại trên di động. Vì cách tiếp cận dạng này có thể được sử dụng để thực hiện các module độc hại ngay cả khi đã truy cập root, bất kỳ giải pháp bảo mật và ứng dụng ngân hàng nào với các tính năng nhận diện root được cài đặt sau khi lây nhiễm sẽ không phát hiện ra phần mềm độc hại.

Tuy nhiên, việc thay đổi thư viện hệ thống là một quá trình rủi ro mà không đạt được mục đích. Các nhà nghiên cứu nhận thấy phần mềm độc hại của Dvmap theo dõi và báo cáo mọi hành động của nó tới máy chủ C&C, dù máy chủ C&C không trả lời với các hướng dẫn cụ thể. Roman Unuchek, chuyên gia phân tích phần mềm độc hại cao cấp của Kaspersky Lab nhận định, Dvmap Trojan đánh dấu một sự phát triển nguy hiểm mới trong phần mềm độc hại Android, với mã độc tấn công vào các thư viện hệ thống nơi rất khó phát hiện và gỡ bỏ. Những người dùng không có bảo mật để ngăn chặn các mối đe dọa trước khi mã độc tiến hành phá hoại sẽ rất dễ trở thành nạn nhân.

Kaspersky Lab khuyến cáo, người dùng có khả năng bị nhiễm Dvmap nên sao lưu tất cả dữ liệu của họ và thực hiện thiết lập lại dữ liệu ban đầu. Người dùng cũng nên cài đặt một ứng dụng bảo mật đáng tin cậy trên thiết bị. Đồng thời, trước khi tải xuống bất kỳ ứng dụng nào, người dùng cần luôn kiểm tra xem ứng dụng có được tạo ra bởi một nhà phát triển có uy tín để giữ cho hệ điều hành và phần mềm ứng dụng luôn được cập nhật; nên từ chối tải xuống bất cứ điều gì mà cảm thấy nghi ngờ, không tin cậy hoặc có nguồn gốc không thể được xác minh.

Theo: Nguoivietphone.com

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khoảng cuối tháng 05/2017, SoftBank và chính phủ Arab Saudi đã cùng ký kết thỏa thuận thành lập quỹ Vision Fund, chuyên đầu tư cho những công nghệ có khả năng chuyển hóa thế giới,
Khoảng giữa tháng 05/2017, các quan chức của Mỹ và Châu Âu đã có cuộc gặp mặt tại Bỉ để thảo luận về đề xuất cấm mang các thiết bị laptop và máy tính bảng lên các chuyến bay
Khoảng giữa tháng 05/2017, một chủ doanh nghiệp đã đệ đơn kiện Google với cáo buộc hãng đã thu lợi hàng tỷ USD từ những cú click ảo.
Tháng 04/2017, nhóm hacker tên là Shadow Brokers đã phát hành một số công cụ khai thác và hack Windows, được cho là ăn cắp từ NSA – Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ.
Khoảng giữa tháng 05/2017, một số nguồn tin cho biết, ứng dụng Yahoo Mail đã bắt đầu hiển thị thông báo sẽ dừng hoạt động vào ngày 22/05/2017. Tuy nhiên,
Tính đến tháng 05/2017, doanh số đặt trước và bán ra của chiếc Galaxy S8 đã vượt qua tất cả những thiết bị trước đây của Samsung.
Khoảng giữa tháng 05/2017, một số nguồn tin đăng tải hình ảnh cho thấy Samsung đang chuẩn bị ra mắt phiên bản Galaxy S8 đặc biệt, được cho là để chào mừng phần mới của loạt phim Cướp biển vùng Caribbean.
Khoảng giữa tháng 05/2017, một số adware (phần mềm quảng cáo) đang lợi dụng danh tiếng của trang web WhatsApp để đánh lừa người dùng truy cập vào tên miền “шһатѕарр.com”.
Theo trang Neowin, Manuel Caballero, nhà bảo mật độc lập đến từ Argentina đã tình cờ phát hiện một lỗ hổng nghiêm trọng trên trình duyệt Microsoft Edge.
Khoảng giữa tháng 05/2017, vấn nạn mã độc tống tiền WannaCry đang hoành hành tại 150 quốc gia với hơn 200,000 máy bị lây nhiễm, dự báo sẽ gây nỗi kinh hoàng toàn cầu.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.