Hôm nay,  

Trung Quốc Dùng Tường Lửa Chận Dịch Vụ Gmail Của Google

31/12/201400:00:00(Xem: 4086)

blank
Gmail bị chặn.

Sau nhiều tháng bị gián đoạn, dịch vụ Gmail của Google Inc đã chính thức bị chặn tại Trung Quốc bởi hệ thống tường lửa Great Firewall.

Trang tin GreatFire. org cho biết, một số lượng lớn các địa chỉ Web Gmail đã bị chặn ở Trung Quốc vào hôm thứ Sáu (26/12/2014). Một số người dùng cho biết cho đến đầu tuần cuối cùng của tháng 12/2014, họ vẫn chưa thể sử dụng dịch vụ.

Một thành viên của GreatFire.org cho rằng chính quyền Bắc Kinh đang cố gắng loại bỏ sự hiện diện của Google tại Trung Quốc và thậm chí là làm suy yếu thị phần của công ty ở nước ngoài.

Trang Transparency Report, hiển thị lưu lượng truy cập thời gian thực đến các dịch vụ của Google, cho thấy sự suy giảm mạnh trong lưu lượng truy cập vào Gmail tại Trung Quốc kể từ ngày 26/12/2014.

Một phát ngôn viên của trụ sở Google tại Singapore trong một email cho biết công ty đã kiểm tra và không có bất kỳ sai sót gì từ phía mình.

Tại Washington, Bộ Ngoại giao – Jeff Rathke đã bày tỏ quan ngại về các hành động của Trung Quốc. Một phát ngôn viên của Bộ Ngoai Giao cho biết chính quyền Washington khuyến khích Trung Quốc minh bạch trong các giao dịch với các công ty quốc tế.

Hầu hết tất cả các dịch vụ của Google đã bị gián đoạn nghiêm trọng tại Trung Quốc kể từ tháng 6/2014, nhưng cho đến hạ tuần của tháng 12/2014 vẫn có thể truy cập email tải về thông qua các giao thức như IMAP, SMTP và POP3. Các giao thức đã cho phép người dùng sử dụng Gmail trên các ứng dụng như Mail và Microsoft Outlook trên iPhone.


Trung Quốc đã duy trì kiểm soát chặt chẽ hệ thống Internet, khi nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào của sự bất đồng hoặc thách thức đối với sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản.

Trung Quốc là quốc gia có cơ chế kiểm duyệt Internet tinh vi nhất thế giới, với hệ thống được gọi là tường lửa Great Firewall. Những người chỉ trích cho rằng việc Trung Quốc tăng cường sự gián đoạn các dịch vụ trực tuyến của nước ngoài như Google trong năm 2014 nhằm tạo ra một hệ thống tách biệt ra khỏi phần còn lại của thế giới.

Sự gián đoan dịch vụ Gmail của Google bắt đầu trong khoảng thời gian cận kề kỷ niệm 25 năm cuộc đàn áp đẫm máu của chính phủ đối với người biểu tình tại quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh ngày 04/06/1989.

Trở ngại của Gmail có thể làm cho việc liên lạc bằng email trở nên khó khăn đối với các công ty hoạt động tại Trung Quốc.

Phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc – Hoa Xuân Oánh cho biết bà không biết bất cứ điều gì về việc Gmail bị chặn, và cho biết thêm chính phủ đã cam kết cung cấp môi trường kinh doanh tốt cho các nhà đầu tư nước ngoài.

Một cách ứng phó phổ biến đối với việc kiểm duyệt Internet của Trung Quốc là sử dụng một mạng ảo riêng - VPN (Virtual Private Network), cho phép truy cập vào các trang web và dịch vụ bị chặn.

Theo: Nguoivietphone.com

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ai đang khởi động các sứ mệnh lên Mặt trăng? Ấn Độ có kế hoạch khởi động sứ mệnh Chandrayaan 3 lên Mặt trăng vào tháng 6/2023. Ấn Độ lần đầu tiên lên mặt trăng vào năm 2008 với Chandrayaan 1. Nga có kế hoạch khởi động sứ mệnh Luna 25 vào tháng 7/2023, đưa tàu thăm dò lên Mặt trăng để thu thập các mẫu đất đá từ vùng cực nam của nó.
Nếu cảm giác của tôi thường âm u trong những ngày cuối năm âm lịch, thì cảm giác đó, ngược lại, bừng sáng, háo hức, tò mò, trong những ngày cuối năm dương lịch. Nhìn lại những gì đã xảy ra, vô số những sự kiện quan trọng, hoặc sẽ trở thành quan trọng, trong năm qua, thường xuyên đưa ra nhiều câu hỏi, khiến những câu trả lời trở thành nhiều nỗ lực tìm hiểu tài liệu, suy đoán hậu quả, thánh thức bản thân, và có lẽ, dẫn đầu là niềm vui lạc quan. Những năm gần đây, tôi hầu như quyết định, chỉ có lạc quan mới có thể đi qua một thế giới đương đại, phức tạp giữa đúng và sai, hỗn loạn giữa chính trị và cách sống hàng ngày. Có lẽ, lạc quan, không phải để chống đối thú tính vì chẳng bao giờ con người có thể thắng được, là cách dẫn đưa thú tính đến những nơi bớt dơ bẩn và man rợ
2022 là một năm khó khăn, đặc biệt là đối với lĩnh vực y tế. Đại dịch COVID-19 tiếp tục hoành hành, cướp đi tính mạng của nhiều người. Các loại vi rút đã bị lãng quên như mpox, cúm và RSV bất ngờ trỗi dậy. Và Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ đã lật ngược quyền phá thai gần 50 năm tuổi được thiết lập bởi án lệ Roe v. Wade.
Vĩnh biệt InSight, tàu vũ trụ mang sứ mệnh khám phá Sao Hỏa của NASA. Nhiều tháng qua, các nhà giám sát sứ mệnh đã dự kiến cuộc chia ly này, vì bụi tích tụ quá dày trên các tấm pin mặt trời của tàu đổ bộ InSight, cản trở ánh sáng mặt trời mà nó cần để tạo ra năng lượng.
Ngay cả ở các quốc gia giàu có, vẫn có một số khu vực mà mọi người không thể nhận được tín hiệu cho điện thoại di động của họ. Thêm vào đó là hàng tỷ người ở những vùng nghèo nhất và xa xôi nhất của hành tinh, những người hoàn toàn không có tín hiệu nào để xài điện thoại di động.
Để có thể biết điều gì đã xảy ra trong những năm đầu tiên của vũ trụ, chúng ta sẽ cần một cái viễn vọng kính không những phải rất lớn mà còn phải rất chuyên dụng. Với các nhà thiên văn học và những người yêu thích tìm hiểu về vũ trụ: Đáng mừng thay! Thế giới có một cái viễn vọng kính như vậy – Viễn Vọng Kính Không Gian James Webb.
Nhìn lại những tiến bộ văn minh lạ lùng trong năm 2022, một người đã từng là người trẻ tiến bộ trong thế kỷ 20 bỗng dưng thấy mình già nua, quê mùa như thế kỷ 19.
Trong khi các thiết bị được thực hiện trong thế hệ mạng di động 5G chưa được phổ biến rộng rãi khắp nơi trên thế giới, thì các “đại gia” mạng di động đã tranh đua nhau nghiên cứu, và phát triển thế hệ mạng di động 6G để sản xuất những sản phẩm tối tân hơn, nhằm phục vụ đời sống con người được tiện nghi và tốt đẹp hơn...
Theo nghiên cứu “The neurons that restore walking after paralysis” (Tế bào thần kinh phục hồi khả năng đi lại sau khi bị liệt) được công bố trên tạp chí Nature trong tháng 11 năm 2022, chín người bị liệt do chấn thương tủy sống nghiêm trọng đã lấy lại được khả năng đi lại nhờ sự kết hợp của kích thích điện từ cột sống dưới và vật lý trị liệu.
Từ Cape Canaveral, Florida, lúc 1:47 sáng ngày 16 tháng 11 năm 2022, hỏa tiễn Hệ Thống Phóng Vào Không Gian (SLS) 32 tầng là bước lót đường cho Orion, con tàu vũ trụ dự kiến sau này sẽ chở các phi hành gia, hướng tới Mặt Trăng. Vụ phóng này khởi xướng Sứ mệnh Artemis I, nhiệm vụ trong giai đoạn quan trọng đầu tiên của chương trình tân nguyệt, mở đường cho các phi hành gia quay trở lại Mặt Trăng. Theo một tuyên bố của NASA, các máy ảnh của Orion có nhiệm vụ thu thập dữ liệu cần thiết, ghi lại sứ mệnh và chia sẻ hình/phim ảnh về Trái Đất và Mặt Trăng từ những góc nhìn độc đáo. Các đoạn phim và hình ảnh do máy ảnh của tàu vũ trụ ghi lại sẽ có phạm vi từ độ phân giải tiêu chuẩn đến hình ảnh độ phân giải cao.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.