Hôm nay,  

Các Nhà Thơ Tân Hình Thức Đọc, Dịch, In Nhiều Tuyển Tập

29/06/200800:00:00(Xem: 24358)

Bạn làm thơ và đang gửi lên một số mạng văn học nghệ thuật trên Internet" Rất có thể rằng bài thơ của bạn đã được một giọng truyền cảm đọc và lưu giữ trên mạng, cũng rất có thể thơ của bạn đã được dịch sang Anh ngữ và cũng có thể đã được in vào một tuyển tập để phổ biến rộng hơn, nếu… Hiện trong cộng đồng văn học Việt ngữ đang có một trang web về văn học nghệ thuật sẵn sàng đón nhận thơ của bạn, sẵn sàng đọc để lưu lên mạng, sẵn sàng dịch sang Anh ngữ và sẵn sàng in vào một tuyển tập, nếu bài thơ của bạn được ban biên tập xét là phù hợp với trường phái thơ tân hình thức. Tất cả đều thực hiện miễn phí cho bạn. Đó là trang Thơ Tân Hình Thức, www.thotanhinhthuc.org. Hiện thời đã có nhiều bài thơ của nhiều nhà thơ trong và ngoài nước đã được đọc và lưu trên mạng này. Còn về việc dịch thơ của bạn sang Anh ngữ, được giải thích qua Thể Lệ sau.

THỂ LỆ GỬI BÀI 

1. Câu lạc bộ Tân hình thức là một diễn đàn online. Mọi bài vở trên website này, quí thân hữu và bạn đọc có thể sử dụng miễn phí, chỉ với điều kiện xin ghi rõ xuất xứ: trích dẫn từ www.thotanhinhthuc.org.

2. Trong chiều hướng mở rộng thêm người đọc từ những thành phần trẻ hơn (bao gồm sinh viên học sinh) từ trong nước và hải ngoại, khi gửi sáng tác và bài viết cho chúng tôi, mặc nhiên quí thân hữu và bạn đọc đã đồng ý cho chúng tôi chuyển dịch sang một ngôn ngữ khác. Lý do là lớp bạn đọc trẻ ở hải ngoại không đọc được tiếng Việt.  3. Đây cũng là một cơ hội nối kết sự cảm thông giữa nhiều thế hệ khác ngôn ngữ và cùng văn hóa. Đồng thời cũng là một thử thách mới của thể thơ Tân hình thức, trong cách đưa thơ Việt ra khỏi sự hạn chế của ngôn ngữ Việt. 

4. Thơ tân hình thức dễ hiểu nhờ tính truyện và ý tưởng liền lạc, dễ chuyển dịch nhờ ngôn ngữ đời thường. Những bài thơ mà người đọc Việt không hiểu, chúng tôi không chuyển dịch, vì lý do người ngoại quốc cũng sẽ không hiểu. Không hiểu thì làm sao cảm được cái hay của thơ. 

5. Những sáng tác trong diễn đàn này chúng tôi sẽ tuyển chọn, in thành tuyển tập bằng hai ngôn ngữ tiếng Anh và tiếng Việt. Mục đích để lưu giữ và nghiên cứu sau này. Cuối cùng, chúng tôi mong rằng quí thân hữu công tác và giúp đỡ chúng tôi bằng cách sáng tác và giới thiệu thêm người đọc cho website này. 

Còn việc in tuyển tập" Đã có nhiều tuyển tập được in, hoặc ở dạng điện tử, hoặc ở dạng trên giấy khổ sách, hoặc in chung nhiều tác giả và bạn không cần phải tốn kém gì, hoặc có khi tự ý bạn in và xuất bản, và có khi tùy nhiều phương tiện mà bạn có thể nghĩ tới.

Mới nhất trong các tác phẩm của các nhà thơ tân hình thức là trường hợp nhà thơ Đoàn Minh Hải. Sau đây là bản tin mới, do nhà thơ Xa Xa viết, và được các nhà thơ của trường phái này phổ biến.

MẶT TRỜI, TIM VÀ MÂY BAY

Thơ Đoàn Minh Hải

Nhà thơ Đoàn Minh Hải sinh năm 1941 tại Hải Dương, Hải Phòng. Thơ Tân Hình Thức đã in riêng: Đại Nguyện của Đá (2002); Đêm, Tim Tầm Tim (2004); Ngửa Mặt Nhìn Trời (2005); Mặt Trời, Tim và Mây Bay (2008)…

"Mặt Trời Tim và Mây Bay" là tập thơ tân hình thức thứ 4 của nhà thơ Đoàn Minh Hải, gồm 80 trang do tác giả tự xuất bản theo dạng photocopy, để tặng thân hữu. Nhà thơ Đoàn Minh Hải là một trường hợp đặc biệt. Ông đến với thơ tân hình thức trên Tạp chí Thơ số 22, mùa Xuân 2002, và cuối năm ông đã hoàn thành một tập thơ tân hình thức đầu tiên, cũng xuất bản theo dạng photocopy, "Đại Nguyện của Đá". Và cứ thế cho đến nay ông đã hoàn tất tập thơ thứ 4.

Ông sinh năm 1941, đã sống hơn nửa thế kỷ, và trải qua những biến động ghê gớm của lịch sử, hết tản cư, hồi cư, di cư đến chiến tranh, rồi hoà bình, chưa kể đến những thiên tại, bão lụt, đói kém… Rồi đọc hết những tập thơ tân hình thức ông đã in, người đọc cảm thấy có điều lạ lùng: dường như ông đã chờ đợi gần hết cả đời mình, mới bắt được một thể thơ có khả năng chuyên chở tất cả tâm tư ông đã ấp ủ bấy lâu. Thời gian không còn nhiều, nên ông không quan tâm tới kỹ thuật và các yếu tố thơ, mà chỉ chụp bắt thể thơ không vần này như một phương tiện hiếm quí và sử dụng ngay.

Người viết bản tin chợt nhớ cách đây cũng trên 20 năm, khi còn ở Việt nam, nhân tiếp chuyện với nhà thơ TTT, khi hỏi về ngôn ngữ, ông nói, "nếu anh cứu nó, nó sẽ cứu anh". Trường hợp nhà thơ Đoàn Minh Hải, cũng có thể giống như vậy đối với thơ tân hình thức, hẳn phải có lòng chân thành lắm với thể thơ này ông mới miệt mài sáng tác liên tiếp tới 4 tập thơ. Và có thể nó đã cứu ông, ghi lại tâm tư ông để chuyển tải tới những người đọc mới. 

Người viết bản tin cũng tin như thế và chúc ông mọi điều tốt lành. Xa Xa

(http://thotanhinhthuc.org)"

Rất nhiều nhà thơ Việt Nam, cả trong và ngoài nước, hiển nhiên đang có những bước đi xa tận các biên cương ngôn ngữ mà các thế hệ trước đó chưa đặt chân tới, hoặc chỉ tiếp cận một cách khác.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tác phẩm Thế Sự Thăng Trầm của Trần Bảo Anh, dày 280 trang, gồm các bài viết: Đẹp & Xấu, Thời Gian Hiện Tượng & Sự Tái Diễn, Từ Chối, Ngô Văn Định Lữ Đoàn Trưởng LĐ 258 TQLC, Chiến Thắng Phượng Hoàng, Ảnh Hưởng Của Lời Nói, Nói Chuyện Anh Hùng, Tôi & Ý Trời, Những Chuyện Can Đảm Cổ Kim, Cách Suy Nghĩ Của Một Người Công Chức, Lương Tâm & Lòng Tận Tụy, Bằng Trời Bằng Bể, Yêu & Rất Yêu, Đang Ở Nơi Khác, Đắc Thế Thất Thế & Tư Cách…
Sau khi nhổ răng, tôi xin anh nha sĩ trẻ mấy cái răng chết, khá thê thảm, để mang về. Lần trước cũng vậy. Anh tỏ vẻ thông cảm. “Bác giữ làm kỷ niệm?” “Vâng. Chúng nó theo tôi bảy mươi mấy năm rồi. Chiến đấu giỏi lắm. Giữ xác lại để nhớ.” Đúng. Răng kề cận người hơn tình nhân. Ở với người trung thành hơn vợ. Nói cắn là cắn, nói nhai là nhai, nói nhe là nhe, nói ngậm là ngậm. Tuyệt nhiên vâng lời, không cãi cọ gì. Chỉ có già đi, lỏng chân, rồi vĩnh biệt.
Vì là lớn tuổi mà phải lu bu với nhiều công việc không tên hàng ngày cho nên tôi ít có thì giờ đọc sách. Vậy mà tôi đã dành ra nhiều ngày liên tục để say sưa đọc từ đầu chí cuối tập truyện Trọn Đời Yêu Thương của anh Duy Nhân tặng cho tôi hồi đầu Xuân Quý Mão...
Trong tiểu thuyết HIỆP KHÁCH HÀNH, nhà văn Kim Dung kể chuyện về cuộc phiêu lưu của chàng trai trẻ Thạch Phá Thiên từ năm 12 tuổi, không cha mẹ, anh em, họ hàng, bạn hữu, không học hành chữ nghĩa, không võ công, không tiền của, mà tình cờ lạc vào giữa chốn võ lâm giang hồ. Đọc xong bộ truyện, tôi tò mò muốn tìm hiểu bài thơ HIỆP KHÁCH HÀNH của thi hào Lý Bạch...
Tôi rất phục những người viết sách, in sách, nhất là những nhà văn định cư ở Hoa Kỳ. Mỗi lần cầm quyển sách trên tay, tôi rất cảm phục tác giả đã chịu khó viết văn. Khi tôi cầm quyển sách "Thiền Tập Với Pháp Ấn" của Cư sĩ, nhà văn Nguyên Giác, nhà xuất bản Ananda Viet Foundation, Tâm Diệu, một Phật tử đã học ở Cal State Fullerton, trình bày, điều đầu tiên tôi tự nhủ: hình bìa đẹp quá, màu sắc nổi bật, Phật đang ngồi thiền trên tòa sen...
Sách Thiền Tập với Pháp Ấn dày 460 trang gồm 27 chương do Ananda Viet Foundation ở California vừa xuất bản mà tác giả gửi biếu tôi bản đầu tiên. Đây là cuốn sách thứ bảy biên khảo về Thiền của cư sĩ Nguyên Giác...
Tất cả chúng tôi, một số bạn bè và thân hữu của Ca sĩ Kim Tước, liên lạc, tìm đến nhau, để cùng tổ chức một buổi ca nhạc "bỏ túi" cho bà trước khi bà rời tiểu bang California, Hoa Kỳ. Chúng tôi chỉ có vỏn vẹn hai ngày để chuẩn bị. Thư mời hoả tốc gởi đi tối Thứ Bảy, buổi trình diễn vào trưa Chủ Nhật ngày Feb, 5, 2023 tại Viện Việt Học là một quyết định rất nhanh, gọn, của Bác Sĩ Nhãn Khoa Phạm Đỗ Thiên Hương, làm người nhận kinh ngạc. Buổi họp mặt như một lời chia tay trước khi nữ danh ca Kim Tước rời Little Sài Gòn, là nơi bà rất yêu mến, để về tiểu bang khác sinh sống với con trai, vì bệnh già của bà...
Tôi viết về Nhạc sĩ Phạm Duy, một bài khá dài, nhiều chương, với một tình cảm thân thiết, rõ ràng, đơn giản, như ta nói thân hình ông ta chia làm ba phần đầu mình và tay chân, trong đầu có bộ não, vầy thôi, nhưng/ hẳn sẽ làm rất nhiều người không đồng tình. Thậm chí cay đắng, “Thằng này đã ca ngợi thằng kia”.Đây là những người vốn không thích, chẳng ưa, rất ghét Phạm Duy. Tôi không có quyền bình phẩm đúng sai. Tôi vẫn tôn trọng những người này. Vì tôi hiểu, Tự do phải cần được tôn trọng.
Ngày 11 tháng 2 năm 2023, vài tờ báo và trang mạng trong nước đưa tin: Vũ Hoàng Chương từng được đề cử Giải Nobel Văn Chương (The Nobel Prize in Literature). Danh sách được Ủy Ban Nobel công bố trong tháng 2, năm 2023, sau 50 năm giữ kín theo quy định của giải này. Theo đó, Vũ Hoàng Chương là một trong 100 tác giả tên tuổi được đề cử giải Nobel Văn Chương năm 1972...
Khi nhận được sách của tác giả Cù Mai Công gửi tặng, nhìn mấy hình trên bìa là một trời ký ức lại ùa về vì tôi đã được sinh ra và đã lớn lên ở vùng đất có tên Ngã ba Ông Tạ...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.