Hôm nay,  

Tin Văn: Thư Nhà

22/05/200100:00:00(Xem: 7881)
(Giới thiệu nhà văn gốc Ấn, viết văn bằng tiếng Anh, V.S. Naipaul)

“Con người và nhà văn là một. Đây là phát giác lớn lao nhất của nhà văn. Phải mất thời gian – và biết bao là chữ viết! – mới nhập một được như vậy.”

(Man and writer were the same person. But that is a writer’s greatest discovery. It took time – and how much writing! – to arrive at that synthesis)
V.S. Naipaul, “The Enigma of Arrival”

Trong bài tiểu luận “Prologue to an Autobiography”, V.S. Naipaul kể về những di dân Ấn độ ở Trinidad. Do muốn thoát ra khỏi vùng Bắc Ấn nghèo nàn, xơ xác của thế kỷ 19, họ “đăng ký” làm công nhân xuất khẩu, tới một thuộc địa khác của Anh quốc là Trinidad. Rất nhiều người bị quyến rũ bởi những lời hứa hẹn, về một miếng đất cắm dùi sau khi hết hợp đồng, hay một chuyến trở về quê hương miễn phí, để xum họp với gia đình. Nhưng đã ra đi thì khó mà trở lại. Và Trinidad tràn ngập những di dân Ấn, không nhà cửa, không mảy may hy vọng trở về quê nhà.

Vào năm 1931, con tầu SS Ganges đã đưa một ngàn di dân về Ấn. Năm sau, trở lại, nó chỉ kiếm được một ngàn, trong hàng ngàn con người không nhà nói trên. Ngỡ ngàng hơn, khi con tầu tới cảng Calcutta, bến tầu tràn ngập những con người qui cố hương chuyến đầu: họ muốn trở lại Trinidad, bởi vì bất cứ thứ gì họ nhìn thấy ở quê nhà, dù một tí một tẹo, đều chứng tỏ một điều: đây không phải thực mà là mộng. Ác mộng.

“Em ra đi nơi này vẫn thế”; ngày nay, du khách ghé thăm Bắc Ấn, nơi những di dân đợt đầu tiên tới Trinidad để lại sau họ, nó chẳng khác gì ngày xa xưa, nghĩa là vẫn nghèo nàn xơ xác, vẫn những con đường đầy bụi, những túp lều tranh vách đất, lụp xụp, những đứa trẻ rách rưới, ngoài cánh đồng cũng vẫn cảnh người cày thay trâu… Từ vùng đất đó, ông nội của Naipaul đã được mang tới Trinidad, khi còn là một đứa bé, vào năm 1880. Tại đây, những di dân người Ấn túm tụm với nhau, tạo thành một cộng đồng nghèo nàn. Vào năm 1906, Seepersad, cha của Naipaul, và bà mẹ, sau khi đã hoàn tất thủ tục hồi hương, đúng lúc tính bước chân xuống tầu, cậu bé Seepersad bỗng hoảng sợ mất vía, trốn vào một xó cầu tiêu công cộng, len lén nhìn ra biển, cho tới khi bà mẹ thay đổi quyết định.

Chốn cũ vẫn như xưa, nhưng chốn mới chẳng hơn gì; cha của Seepersad, chết trẻ; gánh nặng gia đình chuyền qua ông anh lớn, còn là một đứa nhỏ, đã phải lăn lưng vào đời, lãnh 8 xu mỗi ngày, tại một trại trồng mía – nửa thế kỷ sau, kỷ niệm ấu thời làm ông bật khóc trước mặt đứa cháu của mình là Naipaul. Bà chị của Seepersad, một cô gái mù chữ, bị gửi đi xa, làm việc cho một người bà con trong gia đình; bà chịu đựng hai cuộc hôn nhân bất hạnh. Quãng đầu đời của Seepersad cũng chẳng hân hoan thơ thới gì. Ông sống với người chị/em của mẹ mình, ngày đi học, đêm làm việc tới khuya trong một cửa tiệm. Sau này, khi đã có vợ, có thời gian ông phải sống bám vào gia đình bà vợ giầu có. Mãi sau đó, ông cố kiếm đường ngoi lên, bằng một việc làm tại một tờ báo ở Trinidad, tờ Guardian; bà mẹ vẫn sống, và sau cùng chết, trong nghèo nàn cùng cực.

Chính cái nền đó – những thảm kịch nho nhỏ của một nhóm người nghèo đói, bị đánh bật ra khỏi nơi chôn nhau cắt rốn, chẳng được bảo vệ tại một vùng quê thuộc địa, túm tụm với nhau trong một thế giới Ấn độ (xuất phát từ vùng phía bắc) khép kín, mỏng manh – đã làm cho “Một căn nhà cho Ông Biswas” (1961) của Naipaul, trở thành một trong những cuốn tiểu thuyết viết bằng tiếng Anh tuyệt vời nhất của thế kỷ 20. Nó còn là một tài liệu giá trị, về một phần đất không ai thèm ngó tới - theo nghĩa tinh thần – của thế giới. Không thèm ngó tới, bởi vì đôi khi, nó, và những phần đất tương tự như nó, có vẻ như chẳng có gì đủ quan trọng, để mà được nhân loại để ý ghi chép, về mặt chính trị cũng như văn hóa, và thường ra, những vùng đất như thế đó, chẳng thể nào đẻ ra được những nhà văn, nhà trí thức: chính những người này [mới] có thể ghi nhận sự thịnh suy của chúng.

(còn tiếp)

Jennifer Tran

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Đối với độc giả Tây-phương, một câu hỏi như vậy có thể làm họ bực mình.
Ông bị xúc động không hẳn bởi cách mà Auden truyền đi sự khôn ngoan
Ngày 1 tháng Mười 1991, Leningrad chính thức trở lại với tên khởi thủy của nó,
Đầu tháng Tám 1890, con tầu Vua Người Bỉ bắt đầu chuyến ngược dòng Congo.
Cuốn tiểu thuyết Sông Tình Một Thuở (Au temps du fleuve Amour, (nhà xb Félin, 1994) của Andrei Makine
Cuối thế kỷ, chúng ta hãy thử tưởng tượng một chuyến tháp tùng Thánh Peter,
Tạp chí Văn Học Pháp, Magazine Littéraire, tháng Chạp 1996, là một số đặc biệt về thư viện
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.