Hôm nay,  

Bài 4. Vài Nét Về Bùi Giáng

9/25/199900:00:00(View: 6422)
Dưới đây là tiểu sử Bùi Giáng, do Bùi Văn Nam Sơn soạn, cũng trong sách trên.

* Sơ Lược Tiểu Sử
Ông Bùi Giáng là một thứ nam của ông Bùi Thuyên và bà Huỳnh Thị Kiềng.
Ông sinh năm Bính Dần (1926) tại Thanh Châu, nơi song thân cư ngụ.
Sau khi tốt nghiệp bậc Trung Học, ông có ghi danh vào Đại Học Văn Khoa. Nhưng không thích uốn nắn theo con đường cử nghiệp, ông đã ở nhà, dành hầu hết thì giờ để tự học, nghiên cứu, phiên dịch và sáng tác.
Trong thập kỷ 60 và đầu 70, thỉnh thoảng ông có nhận dạy một ít giờ tại một số tư thục ở Sài Gòn.

* Tác Phẩm
Văn nghiệp của Bùi Giáng đồ sộ. Trong tình hình tư liệu hiện nay, chưa thể tập hợp thành thư tịch đầy đủ. Tác phẩm có thể tạm chia làm 4 loại:
1. Giảng luận về Văn học.
2. Bản dịch và Giảng luận về Triết học.
3. Bản dịch về Văn học.
4. Thơ, Văn sáng tác.

* Đôi Lời Tiếp Dẫn:
Ngôn dữ Điểm giả! (Ta cùng với Tăng Điểm vậy!)
Khổng Tử
Viết đôi lời hay nhiều lời về Bùi giáng không bằng đọc Bùi Giáng. Đọc Bùi Giáng không bằng giao du với Bùi Giáng. Giao du với Bùi Giáng không bằng sống như Bùi Giáng. Mà sống như Bùi Giáng thì thật vui mà thật khó vậy.
Hiếm có tác giả nào mà khi ta đọc đôi câu cũng có thể cảm thụ được cái tinh thể của toàn bộ văn nghiệp đồ sộ, nhìn một hành vi mà thấy được phong độ dị thường của cả bình sinh. Một giọt nước mắt mang cả lượng hải hàm của đại dương, nói như nhà Phật. Các bậc thâm trầm ngày xưa gọi đó là mở cửa thấy núi, một khí xuyên suốt (khai môn kiến sơn, nhất khí quán hạ). Phương Tây bảo rằng Văn là Người. Quả ở đây, Người trở thành Văn, Văn với Người không hai.
Anh Giáng là sao Văn Khúc, “hạ giáng” vào cửa họ Bùi ta chăng" Là một Thi Quỷ hay Thi Tiên có một không hai trong nền văn học dân tộc" Là một bậc La-Hán tự phát nguyện trở thành xác thịt để khóc cười an ủi chúng sanh" Khen hay chê" Thích hay không" Anh vẫn thuộc vào loại thiên tài không định nghĩa được (génie indefinissable), làm bằng một thứ nguyên liệu rất hiếm, là một giống chim lạ rất dễ tuyệt chủng mà trời đất không nỡ làm đứt mạch Văn, làm cạn nòi Tình - lâu lâu lại cho phục sinh một lần. Thứ nguyên liệu ấy rất nhẹ đồng cân nên ít bám bụi, lung linh sương bóng (hốt hề hoảng hề), khó nắm bắt mà lại cũng rất kềnh càng, “quá cỡ thợ mộc”, nếu ta không chịu khó gắng sức lên một tí thì không đo lường được:
Hỏi tên rằng biển dâu xanh
Hỏi quê rằng mộng ban đầu đã xa
Gọi tên rằng một, hai, ba
Đếm là diệu tưởng, đo là nghi tâm.

Bốn câu tự giới thiệu gợi ta nhớ đến René Char, một thi sĩ lớn của Pháp:
Je parle de si loin
Comment m’entendez-vous "
(Tôi nói từ cõi rất xa
Ngài nghe tôi như thế nào")

Nếu Thính là nghe ở vòng ngoài, còn Văn là lắng tai Chung Kỳ, nghe được ở bề sâu, bề xa, thì nghe tiếng thơ Bùi Giáng giống như nghe một cơn mưa từ ngàn thu trước, đến hôm nay mới rớt hột về. Nguồn thơ ấy u huyền, bí nhiệm như một mê cung chỉ tự giải mã với người đồng điệu. Nó sâu xa, hùng hậu mà hồn nhiên, trong sạch mà ngộ nghĩnh như những bài kệ khẩu chiếm của các Thiền Sư. Nó cưỡng bức ngôn ngữ một cách dữ dội không thương tiếc để giúp cho ngôn ngữ tự bộc lộ năng lực sinh hóa không cùng. Nó đẩy dòng Thơ Mới của Việt Nam đến chỗ tận cùng, từ đó khơi mở ra một chân trời với thi ca nhân loại: Một hồn thơ rất cổ kính đồng thời lại mang tâm thức hiện đại, đúng hơn, hậu hiện đại (post-moderne), nơi đó mọi ý, mọi lời đều đa tầng, đa nghĩa, đa chức năng, nhằm bộc lộ cho được một cái gì rất Sơ nguyên, Đơn giản, song đã trải qua biến dịch nên phong phú, điệp trùng.

Hồn thơ ấy đã bắt đầu từ những gì rất trần thế, không ít đau buồn từ thuở nhỏ:
Bước xa bờ cỏ xa đường thương yêu...
... Tóc xanh kỳ hẹn sai ngày
Khóc ngang ngửa mộng canh dài mấy phen...
... Giã từ khi bước chân ra
Chết từ sơ ngộ mầu hoa trên ngàn
... Tuổi thơ nhiếp dẫn sai miền
Đổ xiêu phấn bướm, phi tuyền vọng âm...
và khi lớn lên chứng kiến:
Hãi hùng bi kịch đồi tranh
Trùng quan vó ngựa tế nhanh trong mù
Thây người nát ở phía sau
Nghìn thu khép mắt khổ đau khôn hàn.
lại trở thành người thơ nghịch ngợm nhất, vui vẻ nhất xưa nay:
Tôi nói điệu điên rồ
Ấy là vui vậy.

Bùi quân bước được vào Hoan Hỷ địa, sau khi đã khóc ngang ngửa mộng, đã rú như beo rống, như hùm đổi hang trong những trận tung hoành bút mực. Sư tử biến thành hài nhi. Nhân loại mới nói cười như trẻ nhỏ. Quá trình chuyển hóa và đạt đạo của Bùi Giáng là tiêu biểu cho ý thức và tinh thần thời đại mà anh đã gặp gỡ, chia xẻ với những nhà tư tưởng và nghệ sĩ lớn Đông Tây.


Cái Vạn Vật nhất thể ở khởi nguyên chưa phân ly thì còn hàm hỗn nhưng đầy sức sống. Biểu hiện nơi con người là các bậc Thánh hiền còn nguyên khối: Họ là nhà thơ, nhà tư tưởng, nhà hành động. Huyền thoại và lý tính còn chan hòa vào nhau. Song, lô-gich tất yếu của sự phát triển thúc đẩy sự phân ly, mang lại sự phồn tạp và cả những nguy cơ, thảm họa: Sự phân ly giữa Lý tính (Apollon) và Đam Mê (Dionysos), giữa Tư Duy và mơ mộng, giữa Đông và Tây, giữa Cơ giới và Tự nhiên... Sự phân ly ấy còn trầm trọng khi con người thời đại xem sự phân ly là tự nhiên, lãng quên mất nguồn suối nguyên thủy và nhất là không tìm ra phương thuốc cứu nguy. Sa mạc lớn dần, chủ nghĩa hư vô lan tràn khắp chốn:
Trần gian bất tuyệt một lần
Nghe triều biển lục xa dần non xanh
... Màu hoang đảo từ đây em sẽ ngó
Cát xa bờ tơ chỉ rối chiêm bao.

Làm sao nối lại non xanh và biển rộng, giữa cát và bờ" Làm sao chuẩn bị cho một cuộc đối thoại tái hợp nhất thiết phải có giữa Đông và Tây" Làm sao bắt lại nhịp cầu tương giao, tương ứng giữa thi ca và tư tưởng, hai lãnh vực vốn hoạt động theo quy luật, riêng cách nhau một vực thẳm mà lại có mối quan hệ tàng ẩn thâm thiết ở cội nguồn"
Cành Lương mộc bão bùng về vây hãm
Sầu Thái Sơn cô tịch lạnh liên miên
Hoài vọng uổng bên nỗi đời thê thảm
Hồn núi sông xin tái lập xanh miền.

Tái lập lại một miền tương ứng xanh tươi sức sống nguyên sơ (anh cùng em đi hái lộc xanh đầu) để núi Thái sơn không bị sụp đổ, cành Lương mộc không bị hủy hoại như lời thở than và mong mỏi của Đức Không ngày xưa là đi lần theo con đường của Tăng Điểm tắm sông Nghi, hóng mát ở đền Vũ vu, rồi ca mà về **, theo nghĩa sâu xa là thoát khỏi chấp trước, trở về nguồn cội với trí tuệ bao dung rộng mở:
Đời xiêu đổ nguồn xưa anh trở lại
Giữa hư vô em giữ nhé ngần này.

Hiểm họa dập dồn. Cần một cứu tinh. Như mọi nhà nhân bản, Bùi Giáng lên tiếng kêu cứu và báo động. Cứu tinh chính là trí tuệ bao dung, mềm dẻo của nguyên lý Mẹ, của Thiên tính Nữ tràn ngập, rộn ràng trong thơ Bùi Giáng. (Theo quan điểm phản tâm, kẻ nói nhiều, nói công khai và không ngụy trạng về tính nữ lại là kẻ không còn bị ẩn ức mà đã tìm được con đường thanh tẩy, giải thoát.)
Bởi vì Phật tổ có thể giải ngộ cho ta, nhưng Quan Âm mới ra tay cứu khổ, Phục Hy kiến lập quy củ, nhưng Nữ Oa mới chịu khó vá trời chở che con cháu. Âu Cơ, Thúy Kiều, Monroe, Phùng Khánh... đều là biểu tượng của Huyền Tấn như thế cả:
Mẹ xin chiếu cố sa mù cho con.
Nói những điều nghiêm trọng như vậy bằng ngôn ngữ, vì ngôn ngữ là quê chung của thi ca và tư tưởng và cũng là biểu tượng đẹp đẽ nhất của Mẹ: nó sinh sôi vô hạn, sinh hóa vô lường và luôn ẩn mật, tinh tế ở cả phần vô ngôn, ẩn ngữ. Ngôn ngữ biểu hiện ra nơi Bùi Giáng bằng ngụ ngôn, hoa ngôn, chi ngôn... để gói ghém những gì uyên nguyên, sâu kín mà ngôn ngữ thông thường của khái niệm bị cục hạn không hàm chứa nổi:
Nguyên hình Nữ chúa trên ngày phù du.

Nữ chúa là sức mạnh cứu khổ cứu nạn của Mẹ, làm Ngôi Lời cho nhân thế. Có thể hiểu tại sao các tác phẩm cổ kim qua ngòi bút dịch thuật tài hoa của Bùi Giáng đều là những cơ hội, để được tái tạo theo nguyên nghĩa chữ Dịch là chuyển hóa nhằm bắt nhịp cầu Ô Thước như đã nói trên kia. Trong tay người thợ xoàng thì phiên dịch, sao chép ba lần là mất gốc (tam sao thất bản). Trong tay người thợ thiên tài, nó được nâng lên ba lần để có thể hợp giao với nhau ở phương trời mới. Kinh A Di Đà trang nghiêm; Kinh Hoa Nghiêm thì bay bổng, rực rỡ muôn màu; nhưng cả hai đều nhất lý, chỉ tùy theo căn cơ của mỗi người.

Bùi Giáng là Tiếp dẫn đạo sư trong ngôn ngữ Việt Nam hiện đại.
Văn nghiệp phong phú, anh hoa phát tiết của Bùi Giáng chắc sẽ còn làm tốn nhiều giấy mực của người đời sau.
Nhưng riêng cái huệ tâm và nguồn vui từ bi của anh Giáng là phước huệ dư dụ dành cho họ Bùi ta vậy. Hãy biết ơn anh.

B.V.N.S.
* Đức Khổng Tử đã gần mất đã than: Thái Sơn kỳ đồi hồi hương, Lương mộc kỳ hoại hồ, Triết nhân kỳ nuy hồ.
* Ông Tăng Tích còn gọi là Tăng Điểm và con là ông Tăng Sâm thường gọi là Tăng Tử đều là môn đệ của Đức Khổng Tử. Một hôm được Đức Khổng Tử hỏi về chí hướng của mỗi đệ tử đương ngồi hầu Ngài, ông Tăng Điểm đã thưa: Dục Hồ Nghi, phong hồ Vũ Vu, vịnh nhi quy, ngụ ý muốn sống ngoài vòng cương tỏa của lợi danh. Đức Khổng Tử tán đồng quan điểm đó, Ngài đã nói: Ngô dữ điểm giả.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Người Việt Nam không ai xa lạ với từ ‘Gulag’ - trại tù lao động khổ sai khét tiếng của Liên Bang Xô Viết. Ước tính trong khoảng hai thập niên từ 1930-1953, nơi đây giam giữ khoảng 4 triệu tù nhân; 1.5 triệu đã chết trong tù hay sau khi được thả một thời gian ngắn. Gulag từng được xem là địa ngục trần gian, là biểu tượng cho sự tàn bạo của nhà tù cộng sản. Trong những ngày cuối tháng 6, khi mà người dân Mỹ chuẩn bị pháo hoa đón mừng Lễ Độc Lập, cái tên Gulag được sử dụng khi nói đến một nhà tù mới được hình thành ở Florida. Nhà tù này có tên gọi là Alligator Alcatraz. Trong một bài viết được đăng trên trang mạng Amrican Community Media ngày 30/06/2025, nhà báo Laszlo Bartus đã cảnh báo rằng nó sẽ là nhà tù vô nhân đạo nhất thế giới.
Trong hơn bảy mươi năm qua, quan hệ giữa Hoa Kỳ và Iran đã trải qua nhiều bước ngoặt – từ một liên minh chiến lược thời Chiến tranh Lạnh, đến một trong những nước đối đầu gay gắt và kéo dài nhất của thời đại hậu thuộc địa. Bản tóm lược dưới đây ghi lại những cột mốc chính từ năm 1953 đến 2025, nhằm cung cấp một cái nhìn toàn diện về diễn biến phức tạp của quan hệ Hoa Kỳ–Iran trong bối cảnh biến động địa chính trị toàn cầu.
Tháng 5 vừa qua, một chuyến bay từ Johannesburg, Nam Phi đã đáp xuống phi trường Quốc tế Dulles, Hoa Kỳ. Trên phi cơ là khoảng 50 công dân Nam Phi da trắng thuộc cộng đồng Afrikaner. Những người này cho biết sinh kế của họ đang bị đe dọa nghiêm trọng do xã hội ngày càng “kỳ thị người da trắng.” Cách mô tả tình hình Nam Phi như vậy ngay lập tức nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ từ các nhà bình luận cánh hữu có ảnh hưởng ở Mỹ như Tucker Carlson, Charlie Kirk, và Stephen Miller.
Hãy tưởng tượng bạn là một người thợ mỏ khai thác đồng tại Đông Nam Âu Châu vào năm 3,900 trước Công Nguyên. Mỗi ngày, bạn phải gồng mình kéo từng tảng quặng qua những đường hầm chật hẹp và ngột ngạt. Cuộc sống cứ thế trôi qua trong nỗi mỏi mệt rã rời và sự đơn điệu không hồi kết. Nhưng rồi một chiều nọ, điều kỳ lạ xảy ra: một anh bạn đồng nghiệp xuất hiện với một thứ trông thật lạ mắt, và anh ta thản nhiên kéo theo đống quặng gấp ba lần trọng lượng cơ thể mình – chỉ trong một chuyến đi.
Làn sóng tranh luận dữ dội đang diễn ra xoay quanh câu hỏi: liệu những gì đang xảy ra tại Gaza kể từ tháng 10 năm 2023 có phải là hành vi diệt chủng hay không? Vấn đề này đã được đưa ra trước Tòa Án Quốc Tế (International Court of Justice, ICJ), Nam Phi đệ đơn kiện Israel, cáo buộc quốc gia này đã phạm tội diệt chủng. Phiên tòa bắt đầu từ tháng 12 năm 2023, nhưng đến nay ICJ vẫn chưa đưa ra phán quyết cuối cùng.
Ngày 27/5 vừa qua, trên mạng xã hội, nhiều người đã đăng lời chúc mừng sinh nhật gửi tới tù nhân Phạm Đoan Trang. Trước đó vài tuần, một tù nhân nổi tiếng khác là Trịnh Bá Phương đã bị khởi tố thêm tội danh "tuyên truyền chống Nhà nước" khi đang ở tù. Những dòng tin này nhắc nhở rằng tự do, dân chủ, nhân quyền vẫn còn là những vấn đề nhức nhối tại Việt Nam, 50 năm sau khi cuộc chiến kết thúc.
Sáng thứ Bẩy ngày 24 tháng 5 vừa qua, trong buổi lễ tốt nghiệp tại vận động trường Michie của Học Viện Quân Sự Hoa Kỳ ở West Point, khi chuẩn tướng Rogelio Garcia, chỉ huy trưởng Học Viện, tuyên bố giải tán khóa 2025, hàng ngàn chiếc mũ képi trắng được các học viên của khóa tung lên trời. Tiếng reo hò tở mở từ các tân thiếu úy đang đứng dưới sân cỏ và thân nhân của họ trên khán đài tạo nên một quang cảnh với âm thanh vừa đẹp mắt, vừa tưng bừng, vừa cảm động.
Đoàn Viết Hoạt sanh năm 1942 tại Nam định. Năm 1954 theo gia đình di cư vào Nam. Năm 1965 tốt nghiệp Đại học Sư phạm Sàigòn ban Anh Văn. Năm 1966 lập gia đình với chị Trần Thị Thức, một nữ sinh viên trong phong trào sinh viên Saigon lúc bấy giờ. Năm 1967 ĐVHoạt du học Hoa Kỳ về môn Tổ Chức và Quản Trị Đại Học tại Đại học Florida State (FSU), Tallahassee, Florida. Năm 1971, đậu Ph.D. về Giáo Dục. Sau đó, Đoàn Viết Hoạt trở về nước giữ chức vụ Phụ tá Viện trưởng tại Viện Đại học Vạn Hạnh cho đến 30 tháng Tư, 1975.
Một cuộc triển lãm mới tại thành phố Philadelphia soi chiếu hành trình tiến hoá của sức khoẻ dinh dưỡng tại Hoa Kỳ qua một lăng kính độc đáo: căng-tin học đường. Mang tựa đề “Giờ Ăn Trưa: Lịch Sử Khoa Học Trên Khay Thức Ăn Học Đường,” cuộc triển lãm miễn phí tại Viện Lịch sử Khoa học Philadelphia trưng bày các bích chương, tài liệu, dụng cụ khoa học, sách dinh dưỡng và ảnh chụp để thuật lại câu chuyện về các bữa ăn tại trường học ở Mỹ.
Năm Tổng Thống Hoa Kỳ liên tiếp, thuộc cả hai chính đảng Dân Chủ và Cộng Hòa, đã nhất quyết giúp nhân dân Miền Nam bảo vệ “tiền đồn của Thế Giới Tự Do.” Hành động mạnh mẽ nhất là ‘tự động’ mang nửa triệu quân vào để chiến đấu - mặc dù Chính phủ VNCH không yêu cầu. Rồi xây cất đường xá, xa lộ Biên Hòa, hải cảng Đà Nẵng, Cam Ranh, Chu Lai, Sàigòn, và mấy chục phi trường lớn nhỏ, với những kho xưởng như Long Bình, Quy Nhơn, Phú Bài, tốn phí bao nhiêu nhân mạng, bao nhiêu tiền của để xây dựng một “tiền đồn của thế giới tự do”, ngăn chận Trung Cộng ở phía Nam
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.