Hôm nay,  

Bài 4. Vài Nét Về Bùi Giáng

9/25/199900:00:00(View: 6438)
Dưới đây là tiểu sử Bùi Giáng, do Bùi Văn Nam Sơn soạn, cũng trong sách trên.

* Sơ Lược Tiểu Sử
Ông Bùi Giáng là một thứ nam của ông Bùi Thuyên và bà Huỳnh Thị Kiềng.
Ông sinh năm Bính Dần (1926) tại Thanh Châu, nơi song thân cư ngụ.
Sau khi tốt nghiệp bậc Trung Học, ông có ghi danh vào Đại Học Văn Khoa. Nhưng không thích uốn nắn theo con đường cử nghiệp, ông đã ở nhà, dành hầu hết thì giờ để tự học, nghiên cứu, phiên dịch và sáng tác.
Trong thập kỷ 60 và đầu 70, thỉnh thoảng ông có nhận dạy một ít giờ tại một số tư thục ở Sài Gòn.

* Tác Phẩm
Văn nghiệp của Bùi Giáng đồ sộ. Trong tình hình tư liệu hiện nay, chưa thể tập hợp thành thư tịch đầy đủ. Tác phẩm có thể tạm chia làm 4 loại:
1. Giảng luận về Văn học.
2. Bản dịch và Giảng luận về Triết học.
3. Bản dịch về Văn học.
4. Thơ, Văn sáng tác.

* Đôi Lời Tiếp Dẫn:
Ngôn dữ Điểm giả! (Ta cùng với Tăng Điểm vậy!)
Khổng Tử
Viết đôi lời hay nhiều lời về Bùi giáng không bằng đọc Bùi Giáng. Đọc Bùi Giáng không bằng giao du với Bùi Giáng. Giao du với Bùi Giáng không bằng sống như Bùi Giáng. Mà sống như Bùi Giáng thì thật vui mà thật khó vậy.
Hiếm có tác giả nào mà khi ta đọc đôi câu cũng có thể cảm thụ được cái tinh thể của toàn bộ văn nghiệp đồ sộ, nhìn một hành vi mà thấy được phong độ dị thường của cả bình sinh. Một giọt nước mắt mang cả lượng hải hàm của đại dương, nói như nhà Phật. Các bậc thâm trầm ngày xưa gọi đó là mở cửa thấy núi, một khí xuyên suốt (khai môn kiến sơn, nhất khí quán hạ). Phương Tây bảo rằng Văn là Người. Quả ở đây, Người trở thành Văn, Văn với Người không hai.
Anh Giáng là sao Văn Khúc, “hạ giáng” vào cửa họ Bùi ta chăng" Là một Thi Quỷ hay Thi Tiên có một không hai trong nền văn học dân tộc" Là một bậc La-Hán tự phát nguyện trở thành xác thịt để khóc cười an ủi chúng sanh" Khen hay chê" Thích hay không" Anh vẫn thuộc vào loại thiên tài không định nghĩa được (génie indefinissable), làm bằng một thứ nguyên liệu rất hiếm, là một giống chim lạ rất dễ tuyệt chủng mà trời đất không nỡ làm đứt mạch Văn, làm cạn nòi Tình - lâu lâu lại cho phục sinh một lần. Thứ nguyên liệu ấy rất nhẹ đồng cân nên ít bám bụi, lung linh sương bóng (hốt hề hoảng hề), khó nắm bắt mà lại cũng rất kềnh càng, “quá cỡ thợ mộc”, nếu ta không chịu khó gắng sức lên một tí thì không đo lường được:
Hỏi tên rằng biển dâu xanh
Hỏi quê rằng mộng ban đầu đã xa
Gọi tên rằng một, hai, ba
Đếm là diệu tưởng, đo là nghi tâm.

Bốn câu tự giới thiệu gợi ta nhớ đến René Char, một thi sĩ lớn của Pháp:
Je parle de si loin
Comment m’entendez-vous "
(Tôi nói từ cõi rất xa
Ngài nghe tôi như thế nào")

Nếu Thính là nghe ở vòng ngoài, còn Văn là lắng tai Chung Kỳ, nghe được ở bề sâu, bề xa, thì nghe tiếng thơ Bùi Giáng giống như nghe một cơn mưa từ ngàn thu trước, đến hôm nay mới rớt hột về. Nguồn thơ ấy u huyền, bí nhiệm như một mê cung chỉ tự giải mã với người đồng điệu. Nó sâu xa, hùng hậu mà hồn nhiên, trong sạch mà ngộ nghĩnh như những bài kệ khẩu chiếm của các Thiền Sư. Nó cưỡng bức ngôn ngữ một cách dữ dội không thương tiếc để giúp cho ngôn ngữ tự bộc lộ năng lực sinh hóa không cùng. Nó đẩy dòng Thơ Mới của Việt Nam đến chỗ tận cùng, từ đó khơi mở ra một chân trời với thi ca nhân loại: Một hồn thơ rất cổ kính đồng thời lại mang tâm thức hiện đại, đúng hơn, hậu hiện đại (post-moderne), nơi đó mọi ý, mọi lời đều đa tầng, đa nghĩa, đa chức năng, nhằm bộc lộ cho được một cái gì rất Sơ nguyên, Đơn giản, song đã trải qua biến dịch nên phong phú, điệp trùng.

Hồn thơ ấy đã bắt đầu từ những gì rất trần thế, không ít đau buồn từ thuở nhỏ:
Bước xa bờ cỏ xa đường thương yêu...
... Tóc xanh kỳ hẹn sai ngày
Khóc ngang ngửa mộng canh dài mấy phen...
... Giã từ khi bước chân ra
Chết từ sơ ngộ mầu hoa trên ngàn
... Tuổi thơ nhiếp dẫn sai miền
Đổ xiêu phấn bướm, phi tuyền vọng âm...
và khi lớn lên chứng kiến:
Hãi hùng bi kịch đồi tranh
Trùng quan vó ngựa tế nhanh trong mù
Thây người nát ở phía sau
Nghìn thu khép mắt khổ đau khôn hàn.
lại trở thành người thơ nghịch ngợm nhất, vui vẻ nhất xưa nay:
Tôi nói điệu điên rồ
Ấy là vui vậy.

Bùi quân bước được vào Hoan Hỷ địa, sau khi đã khóc ngang ngửa mộng, đã rú như beo rống, như hùm đổi hang trong những trận tung hoành bút mực. Sư tử biến thành hài nhi. Nhân loại mới nói cười như trẻ nhỏ. Quá trình chuyển hóa và đạt đạo của Bùi Giáng là tiêu biểu cho ý thức và tinh thần thời đại mà anh đã gặp gỡ, chia xẻ với những nhà tư tưởng và nghệ sĩ lớn Đông Tây.


Cái Vạn Vật nhất thể ở khởi nguyên chưa phân ly thì còn hàm hỗn nhưng đầy sức sống. Biểu hiện nơi con người là các bậc Thánh hiền còn nguyên khối: Họ là nhà thơ, nhà tư tưởng, nhà hành động. Huyền thoại và lý tính còn chan hòa vào nhau. Song, lô-gich tất yếu của sự phát triển thúc đẩy sự phân ly, mang lại sự phồn tạp và cả những nguy cơ, thảm họa: Sự phân ly giữa Lý tính (Apollon) và Đam Mê (Dionysos), giữa Tư Duy và mơ mộng, giữa Đông và Tây, giữa Cơ giới và Tự nhiên... Sự phân ly ấy còn trầm trọng khi con người thời đại xem sự phân ly là tự nhiên, lãng quên mất nguồn suối nguyên thủy và nhất là không tìm ra phương thuốc cứu nguy. Sa mạc lớn dần, chủ nghĩa hư vô lan tràn khắp chốn:
Trần gian bất tuyệt một lần
Nghe triều biển lục xa dần non xanh
... Màu hoang đảo từ đây em sẽ ngó
Cát xa bờ tơ chỉ rối chiêm bao.

Làm sao nối lại non xanh và biển rộng, giữa cát và bờ" Làm sao chuẩn bị cho một cuộc đối thoại tái hợp nhất thiết phải có giữa Đông và Tây" Làm sao bắt lại nhịp cầu tương giao, tương ứng giữa thi ca và tư tưởng, hai lãnh vực vốn hoạt động theo quy luật, riêng cách nhau một vực thẳm mà lại có mối quan hệ tàng ẩn thâm thiết ở cội nguồn"
Cành Lương mộc bão bùng về vây hãm
Sầu Thái Sơn cô tịch lạnh liên miên
Hoài vọng uổng bên nỗi đời thê thảm
Hồn núi sông xin tái lập xanh miền.

Tái lập lại một miền tương ứng xanh tươi sức sống nguyên sơ (anh cùng em đi hái lộc xanh đầu) để núi Thái sơn không bị sụp đổ, cành Lương mộc không bị hủy hoại như lời thở than và mong mỏi của Đức Không ngày xưa là đi lần theo con đường của Tăng Điểm tắm sông Nghi, hóng mát ở đền Vũ vu, rồi ca mà về **, theo nghĩa sâu xa là thoát khỏi chấp trước, trở về nguồn cội với trí tuệ bao dung rộng mở:
Đời xiêu đổ nguồn xưa anh trở lại
Giữa hư vô em giữ nhé ngần này.

Hiểm họa dập dồn. Cần một cứu tinh. Như mọi nhà nhân bản, Bùi Giáng lên tiếng kêu cứu và báo động. Cứu tinh chính là trí tuệ bao dung, mềm dẻo của nguyên lý Mẹ, của Thiên tính Nữ tràn ngập, rộn ràng trong thơ Bùi Giáng. (Theo quan điểm phản tâm, kẻ nói nhiều, nói công khai và không ngụy trạng về tính nữ lại là kẻ không còn bị ẩn ức mà đã tìm được con đường thanh tẩy, giải thoát.)
Bởi vì Phật tổ có thể giải ngộ cho ta, nhưng Quan Âm mới ra tay cứu khổ, Phục Hy kiến lập quy củ, nhưng Nữ Oa mới chịu khó vá trời chở che con cháu. Âu Cơ, Thúy Kiều, Monroe, Phùng Khánh... đều là biểu tượng của Huyền Tấn như thế cả:
Mẹ xin chiếu cố sa mù cho con.
Nói những điều nghiêm trọng như vậy bằng ngôn ngữ, vì ngôn ngữ là quê chung của thi ca và tư tưởng và cũng là biểu tượng đẹp đẽ nhất của Mẹ: nó sinh sôi vô hạn, sinh hóa vô lường và luôn ẩn mật, tinh tế ở cả phần vô ngôn, ẩn ngữ. Ngôn ngữ biểu hiện ra nơi Bùi Giáng bằng ngụ ngôn, hoa ngôn, chi ngôn... để gói ghém những gì uyên nguyên, sâu kín mà ngôn ngữ thông thường của khái niệm bị cục hạn không hàm chứa nổi:
Nguyên hình Nữ chúa trên ngày phù du.

Nữ chúa là sức mạnh cứu khổ cứu nạn của Mẹ, làm Ngôi Lời cho nhân thế. Có thể hiểu tại sao các tác phẩm cổ kim qua ngòi bút dịch thuật tài hoa của Bùi Giáng đều là những cơ hội, để được tái tạo theo nguyên nghĩa chữ Dịch là chuyển hóa nhằm bắt nhịp cầu Ô Thước như đã nói trên kia. Trong tay người thợ xoàng thì phiên dịch, sao chép ba lần là mất gốc (tam sao thất bản). Trong tay người thợ thiên tài, nó được nâng lên ba lần để có thể hợp giao với nhau ở phương trời mới. Kinh A Di Đà trang nghiêm; Kinh Hoa Nghiêm thì bay bổng, rực rỡ muôn màu; nhưng cả hai đều nhất lý, chỉ tùy theo căn cơ của mỗi người.

Bùi Giáng là Tiếp dẫn đạo sư trong ngôn ngữ Việt Nam hiện đại.
Văn nghiệp phong phú, anh hoa phát tiết của Bùi Giáng chắc sẽ còn làm tốn nhiều giấy mực của người đời sau.
Nhưng riêng cái huệ tâm và nguồn vui từ bi của anh Giáng là phước huệ dư dụ dành cho họ Bùi ta vậy. Hãy biết ơn anh.

B.V.N.S.
* Đức Khổng Tử đã gần mất đã than: Thái Sơn kỳ đồi hồi hương, Lương mộc kỳ hoại hồ, Triết nhân kỳ nuy hồ.
* Ông Tăng Tích còn gọi là Tăng Điểm và con là ông Tăng Sâm thường gọi là Tăng Tử đều là môn đệ của Đức Khổng Tử. Một hôm được Đức Khổng Tử hỏi về chí hướng của mỗi đệ tử đương ngồi hầu Ngài, ông Tăng Điểm đã thưa: Dục Hồ Nghi, phong hồ Vũ Vu, vịnh nhi quy, ngụ ý muốn sống ngoài vòng cương tỏa của lợi danh. Đức Khổng Tử tán đồng quan điểm đó, Ngài đã nói: Ngô dữ điểm giả.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Từ trên cao nguyên Tây Tạng con sông Cửu Long cuồn cuộn chảy như thác lũ xuống phía nam qua tỉnh Vân Nam, tới Lào, Thái Lan, Kampuchia, rồi Việt Nam trước khi ra Biển Đông. May cho Miền Nam là có hồ lớn Tonle Sap ở Campuchia hút đi một phần lớn lượng nước từ thượng nguồn cho nên từ đây dòng sông lại uốn khúc hiền hòa chảy vào Miền Nam. Tới gần biên giới thì con sông chia ra làm 8 nhánh. Nhưng con số 9 được coi là may mắn, vì vậy phải tìm ra cho được một nhánh nữa, tuy là rất nhỏ (dài khoảng 10 dậm) để cộng lại thành ra 9 nhánh, gọi là Cửu Long Giang. Dòng sông Chín Con Rồng uốn mình tưới nước cho vùng đồng bằng Nam Bộ mầu mỡ, phì nhiêu trở thành vựa lúa của cả nước. Người nông dân nơi đây chỉ cần trồng mỗi năm một vụ là cũng đủ ăn, lại còn dư thừa để tiếp tế ra Miền Bắc và xuất cảng
Đôi khi, nhiều người sẽ cảm thấy áp lực vì bị ép buộc phải chọn một căn tính, một bản dạng (identity) thay vì được sống với tất cả các bản sắc thuộc về bản thân. Kamala Harris là một thí dụ dễ hiểu cho tình cảnh phức tạp của những người mang dòng máu đa sắc tộc.
Tháng Năm 2021, trên chiếc chuyên cơ Air Force One đến Atlanta, một nhân vật trở thành trung tâm của truyền thông với hàng loạt máy quay, máy ghi âm chung quanh cô. Đó là Karine Jean-Pierre, người phá vỡ trần kính, vượt qua rào cản màu da, sắc tộc, giới tính trong chính trường Mỹ, trở thành phụ nữ da đen LGBTQ+ đầu tiên tổ chức buổi họp báo tại Tòa Bạch Ốc
Năm 1868, nhà khảo cổ người Đức Heinrich Schliemann đến Ithaca, Hy Lạp với mong muốn tìm ra thành Troy, dựa trên những mô tả trong thi tập hùng sử ca Iliad của thi hào Homer. Nhiều nhà sử học thời đó cho rằng Iliad chỉ là câu chuyện huyền thoại, nhưng Schliemann tin rằng bản trường ca có thể dẫn dắt ông đến với những thành phố cổ đại đã biến mất trong lịch sử.
Kể từ khi quay lại cầm quyền vào ba năm trước, Taliban đã áp đặt nhiều luật lệ hà khắc, xâm phạm nghiêm trọng quyền tự do và nhân quyền, đặc biệt nhắm vào phụ nữ và trẻ em gái. Tuy nhiên, luật “suy đồi và đức hạnh” (vice and virtue) mới được ban hành còn quá đáng hơn, đưa sự đàn áp này lên đỉnh cao. Đây là một trong những quy định khắc nghiệt nhất mà Taliban từng ban hành, nhằm kiểm soát và đàn áp hoàn toàn quyền của phụ nữ.
Nhiều tác phẩm văn học nổi tiếng, kể cả của những tác giả lừng danh như Mark Twain, Harriet Beecher Stowe, và William Shakespeare, đều đã từng bị cấm trong các trường học ở Hoa Kỳ vì bị các nhà hữu trách cho là có nội dung gây tranh cãi, tục tĩu, khiêu dâm hoặc không phù hợp. Một trong những cái tên đáng chú ý là Judy Blume, nữ tác giả của cuốn sách “Are You There God? It's Me, Margaret” (Chúa ơi Người có đó không? Là con, Margaret) năm 1970, từng bị phản đối và bị cấm ở nhiều trường học trên toàn Hoa Kỳ vì nói về tuổi dậy thì của phái nữ và các vấn đề tôn giáo.
Bầu không khí chính trị trên thế giới hiện nay đang nóng bỏng vì khuynh hướng độc tài, cực đoan, chia rẽ, hận thù và cuồng vọng không thua kém gì bầu khí quyển của địa cầu đang nóng dần lên do khí thải nhà kính gây ra. Cả hai đều do con người tạo ra và đều là thảm họa cho nhân loại! Nhưng thảm họa này không phải là điều không thể giải quyết được, bởi lẽ những gì do con người gây ra cũng đều có thể do con người ngăn chận và hóa giải được. Cụ thể là hàng chục năm qua, Liên Hiệp Quốc đã nỗ lực kêu gọi, bằng các nghị quyết, các quốc gia cố gắng thực hiện các biện pháp giảm khí thải nhà kính, với các chính sách cắt giảm lượng tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch, gia tăng sản lượng xe chạy bằng điện năng, v.v… Dù kết quả chưa đạt được mức yêu cầu, nhưng cũng đã gây được ý thức và thể hiện quyết tâm của cộng đồng thế giới trong việc giải quyết thảm họa của khí thải nhà kính.
Hãng giày Nike từng dự định ra mắt mẫu giày thể thao đặc biệt với tên gọi Air Max 1 Quick Strike Fourth of July nhân dịp kỷ niệm Ngày Độc Lập. Trên mẫu giày này có in biểu tượng quốc kỳ ban đầu của Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ với 13 ngôi sao xếp thành vòng tròn – còn gọi là cờ Betsy Ross. Tuy nhiên, bất ngờ thay, trước khi sản phẩm được bày bán, Nike đã rút mẫu giày này khỏi thị trường sau khi nhận được lời khuyên từ đại sứ thương hiệu và cầu thủ NFL Colin Kaepernick, cho rằng biểu tượng này mang tính xúc phạm vì có liên quan đến thời kỳ đen tối của Hoa Kỳ. Sự việc này đã làm dấy lên cuộc tranh cãi nảy lửa với nhiều ý kiến trái chiều.
Chuyện lẽ ra chẳng có gì. Cho đến khi bị chính trị xâm đoạt. Vào một ngày mùa hè, Erika Lee, 35 tuổi và là một cư dân của thành phố Springfield, tức Cánh Đồng Xuân, thuộc tiểu bang Ohio, đưa lên trên trang Facebook của cô một tin đồn bâng quơ cô mới nghe được. Điều cô nghe được là con mèo của một người hàng xóm đã biến mất, và rằng có thể một trong những người nhập cư Haiti hàng xóm của cô đã bắt con mèo đó. Cô đưa tin đồn đó lên trang Facebook của mình.
Tự cổ chí kim, những hiểu biết và phát triển mới trong lĩnh vực khoa học và kỹ thuật thường khiến chúng ta vừa thấy thú vị và ấn tượng, vừa thấy lo lắng, sợ hãi. Mới đây, OpenAI đã dự đoán rằng trong vòng 10 năm tới sẽ xuất hiện “siêu trí tuệ nhân tạo” (Artificial superintelligence). Để chuẩn bị, hãng này đang tập trung xây dựng một đội ngũ chuyên gia mới, và dành 20% tài nguyên điện toán của mình để đảm bảo rằng các hệ thống AI sẽ hoạt động phù hợp và tôn trọng các tiêu chuẩn và nguyên tắc đạo đức của con người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.