Hôm nay,  

Kiểu Nga Ở Xứ Mỹ: Di Dân Nga Gửi Con Đi Học Kèm

08/05/200100:00:00(Xem: 4419)
NEWTON (KL) – Tin của Boston Globe - Công thức Emigres giải quyết thành công sự giảng dạy toán học tại Newton.

Irene Khavinson yêu quốc gia mới của cô. Cô ngừng nói, nhu mì nhìn xuống mặt bàn, trước khi đưa ra ý kiến làm thế nào dạy toán học tại các trường học của Hoa kỳ.

Với giọng nói nặng tiếng Nga, Khavinson đã phải nói ra: “Tôi ghét nói vấn đề này, nhưng tất cả đều sai. Lối dạy đi lầm. Vấn đề quá dễ dàng. Vấn đề không được nối kết. Người ta cho nhẩy từng đề mục, các đề mục phải được kết nối theo toán học. Có nghĩa là toán học diễn tiến theo lối suy diễn.”

Khavinson đã dạy môn toán 15 năm, những gì đã được dạy tại Leningrad trước khi cô di cư sang Hoa kỳ cách đây một chục năm. Cô đã ngại ngùng dạy học tại đây, sợ rằng cô gặp rắc rối trong việc điều khiển những học sinh Hoa kỳ vốn ngỗ nghịch.

Nhưng hiện nay, sau khi thôi làm kế toán viên và làm tại một công ty bán vải, cô trở lại với lớp học, áp dụng đường lối Thế giới Ngày xưa như không có chủ định trước.

Trường học Nga chuyên dạy toán là một ngôi nhà mầu trắng với cửa chớp mầu xanh, trường cách trung tâm Newton một dẫy phố, trường này đã phát triển nhanh kể từ khi cô Khavinson với 50 học sinh, và cô Inessa Rifkin, một di dân người Nga khác với 43 học sinh cách đây ba năm.

Khởi dạy với một nhúm học sinh, bây giờ cả hai dạy khoảng 360 học sinh học ngoài giờ các lớp của các trường học, những học sinh của lớp hai cô cỡ từ 5 tuổi cho tới 17 tuổi. Phần đông các học sinh ghi tên học là con cái của những di dân người Nga.

Nhưng vào thời buổi cho con cái đứng đầu trong các trường đại học của Hoa kỳ đã trở thành cái ám ảnh của thành phố này, đường lối dạy của các trường học Nga thấy thành công – điểm thi nhập học tính theo SAT (Scholastic Assessment Test) cho các học sinh của trường Nga này phần đông đều cao hơn hết tất cả, đã khiến cho một số phụ huynh học sinh sinh đẻ tại Hoa kỳ phải chú ý.

Mặc dầu cô Khavinson và cô Riflin chỉ quảng cáo trên các báo tiếng Nga, ngày nay trường của hai cô đã lãnh dạy 40 học sinh mà cha mẹ chúng không phải là người gốc Nga theo như số học sinh này được so sánh với cách đây ba năm.

“Con trai thà thích môn bóng rổ, môn đá banh và theo sói của hướng đạo sinh, chúng đều thích tất cả những thứ này. Nhưng chúng tôi nói với các con của chúng tôi, cái quan trọng là việc học hành và khả năng của các con để lên đại học. Chúng đã hiểu việc này và bây giờ toán học là môn mà chúng cảm thấy thích thú,” theo như Kent Lucken, người mới ghi tên học cho hai đứa con trai : Alex, 9 tuổi và Ryan, 6 tuổi.

Alex thường mặc đồng phục của hướng đạo sinh lớp sói con tại trường học vào một ngày của cuối tuần, em nói em thích những bài đại số đang học, theo trường học công của Hoa kỳ các bài đại số này phải 5 năm nữa mới đuợc học.

Ryan cho biết, trường học Nga đã làm em thích thú học như họcï toán trừ có liên hệ tới tính chia. Cô Khavinson cho biết, không có gì lầm lẫn cả khi dạy các trẻ em có quan niệm toán học cấp tiến như môn đại số học, theo cô đại số là môn chính yếu.

Cô Khavinson cho biết, các trường học Hoa kỳ dạy môn này rất ít, đùng một cái dạy ngay vào môn lượng giác học cho các học sinh tại trung học.

Các bậc phụ huynh người Nga đã từng trải qua việc học hành như thế đều đồng ý về chuyện này. “Cái điều ngạc nhiên đối với tôi làm thế nào để học sinh nhẩy từ cái không được dạy trong trường học cấp trung để học ngay mức học quá khó như tại trung học Newton South,” theo như lời của Natalie Gershman, một di dân Nga có con trai là Jeff, một học sinh năm thứ nhất của trường trung học Newton South H.S.đang theo học bổ túc tại trướng Nga này.

“Sự thay đổi thiệt quá đột ngột làm mất đi sự suy diễn của học sinh.”

Betty Kantrowitz là một cô giáo dạy toán tại trường Newton South, cô đã đồng ý là các học sinh phải có quan niệm toán cấp tiến từ lúc sớm hơn mới theo học môn toán học được về sau này.

Nhưng cô Kantrowitz, người đã lãnh ba giải thưởng của quốc gia Hoa kỳ, đã thận trọng trong việc vơ đua cả nắm đối các người dạy toán tại Hoa kỳ. Cô nói rõ, trường Nga này phục vụ số người đã có sẵn định hướng để thành công. “Thấy rõ ràng, các học sinh đi học trường Nga này đã chú tâm vào học nhiều hơn những gì đã đưa ra cho các học sinh này ở các nơi khác. Những học sinh đã có sẵn động lực thúc đẩy bao giờ cũng dễ giảng dạy và dễ kích thích cho chúng ham học,” theo như Kantrowits có một học trò đang theo học trường Nga.

Các bậc phụ huynh có động lực thúc đẩy không làm thương tổn tới việc học hành của con, nó như một thứ đố vui để học.

Cô Rifkin đã thu dụng Khavinson và mở ra trường học sau khi cô nhận ra đứa con của cô học lớp tám không biết rằng nó có thể cộng phân số có các mẫu số khác nhau. Cô Rifkin là một kỹ sư điện toán nhu liệu đã khởi công kèm con học. Sau đó cô kèm thêm mấy đứa bạn học của nó.

Chẳng bao lâu, những đưá trẻ con của di dân người Nga ùn ùn đến để đòi xin cho con được kèm học. (Riflin không cần thiết phải lấy phép của tiểu bang để mở trường cho chương trình kèm trẻ em học thêm).

Những gì mà người Hoa kỳ có quyền tưởng như thứ kỷ luật của Sô-viêt được công thức hóa, nhưng nó không thấy có trong các lớp học của trường Nga này : Riflin và Khavinson không có vẫy cây gậy chỉ trên bảng đen hăm dọa hay đập vào bất cứ ngón tay nào của các học sinh.

Các học sinh ngồi bàn thành hàng và dơ tay lên để trả lời các câu hỏi, giống y như các học sinh đang học tại các trường học Hoa kỳ. Nhưng ở đây hiển nhiên có cái khác lạ. Các cô giáo tại trường học Nga này không lấy bài vở trong các cuốn sách học hay bài hướng dẫn của các giáo sư đã soạn- các cô tự cho các bài toán để dễ dàng dạy nhanh hay dạy chậm theo một học trình học thích hợp cho từng nhóm học sinh đặc biệt. Các cô dạy toán học theo lối đi sâu hơn là chỉ dạy nhớ nằm lòng các công thức của toán học.

“Chúng tôi không biểu các em, ‘Đây là công thức, phải nhớ’,” theo như lời của Khavinson cho biết. “Chúng tôi cho phát hiện công thức với nhau dùng tất cả sự hiểu biết của chúng tôi. Vì toán học là môn học của sự suy diễn (deduction).”

Cái quan trọng nhất mong đợi là vươn lên cao.

Một buổi tối vào cuối tuần, Riflin đã hỏi học sinh của lớp cô dạy về điểm SAT của môn toán học mà cô đã dạy như thế nào.

“Em được 660 câu hỏi đúng,” một em trai tóc đỏ đã trả lời cho biết, xem ra em đã có vẻ hãnh diện với điểm ưu hạng đó.

Điểm hoàn toàn đúng là phải trả lời đúng tất cả 800 câu hỏi.

Nhưng cô giáo Rifkin đã không có vẻ bằng lòng mấy, cô cho biết : “Điểm còn quá thấp”. Cô Riflin hỏi em khác, em này cho biết đã trả lời trúng được 720 câu, theo như số tuổi của em. Cô đã nói : “Em học lớp chín hả " Điểm của em khá đấy.”

Các bức hình chụp treo ngay trên hành lang của trường học để chúc mừng cho những học sinh đã thành công nhất là những hình như : “Rita Rozenblum, SAT IIc 800/800”; “Levon Margolin, SAT Math, 800/800”; “Ilya Abyzov, SAT 1580/1600, lớp 11.”

Các bậc phụ huynh đã trả 12 Mỹ kim một giờ học, thiệt không uổng chút nào. Các em nhỏ theo học một giờ học buổi tối mỗi tuần, nhưng học sinh lớn tuổi hơn thì học gấp hai mỗi tuần, mỗi buổi học là hai tiếng đồng hồ. Có nhiều học sinh từ các nơi xa tới học, có em ở New Hamsphire cuối tuần chạy bộ tới học ba hay bốn tiếng đồng hồ.

Trường học Nga này không phải là một loại “ mathematic sweatshop” (xưởng mồ hôi toán học).
Cô giáo Riflin và cô giáo Khavinson công nhận học sinh của hai cô thuộc về thế hệ người Hoa kỳ đầu tiên, không phải dân gốc Nga, hai cô đã rộng lượng để được đùa giỡn một phần nào đó.

Các học sinh này nói tiếng Anh rất thông thạo, mặc áo Green Day T-shirts và nhổm lên nhổm xuống, dự vào việc nói đùa với các cô giáo một cách dễ chịu. Các học sinh đều sinh ra tại Hoa kỳ, nhưng các em này cũng thuộc dòng giống di dân cố gắng để vươn lên.

Jeff Gershman là một học sinh chơi ba loại thể thao cho trường trung học Newton South, em đã cho biết : “Lúc đầu bạn cảm thấy bực mình. Nhưng sau đó bạn làm quen với các cô giáo tại đây, các bạn phải hiểu, việc này sẽ giúp các bạn trong bước đường về lâu về dài.”

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Một nhóm khoa học giả quốc tế đã thấy bằng chứng lâu đời nhất về cà ri bên ngoài Ấn Độ và cho thấy ý nghĩa lịch sử của hành trình mà các thành phần gia vị này đã trải qua để đến đó. Các nhà nghiên cứu từ Úc, Việt Nam và Trung Quốc đã tìm thấy món ăn này – được biết đến với hương vị cay nồng của đất, có nguồn gốc từ Nam Á và hiện đã phổ biến trên toàn cầu – có lẽ đã được đưa đến bàn ăn của người Việt Nam hơn 1800 năm trước nhờ mạng lưới thương mại hàng hải.
Ở Hoa Kỳ, khi ai đó qua đời, thường thì họ sẽ được ướp xác, đặt trong quan tài và chôn cất tại nghĩa trang (thổ táng), hoặc mang đi hỏa táng, phần tro cốt sẽ được trả lại cho gia đình, người thân. Tuy nhiên, thổ táng và hỏa táng nay đã không phải là các lựa chọn duy nhất. Ngày càng có nhiều nhà tang lễ, cả các công ty khởi nghiệp và tổ chức vô vụ lợi, cung cấp cho mọi người những nghi thức khác nhau dành cho người đã khuất. Trong tương lai, bối cảnh nghi thức tang lễ sẽ đa dạng hơn…
Đã mấy năm nay, một nhóm tên "Sinh viên tranh đấu cho được nhập học công bằng" (Students for Fair Admissions) kiện Đại Học Harvard về tình trạng mà họ cho là bất công lúc xét các ứng viên Á châu nộp đơn vào trường đại học ưu tú này của Mỹ. Nhóm này cho rằng Harvard thực hành “affirmative action” (hành động khẳng định) và "racial balancing" (quân bình chủng tộc) trong quá trình quyết định ai được nhận ai bị từ chối. Nếu không, theo họ, nếu chỉ căn cứ trên thành tích học tập (academics) tỷ lệ sinh viên Á châu được nhận sẽ là 43% tổng số, hay ít lắm 26% nếu xét thêm về hoạt động ngoại khóa, thể thao hay gia đình quen biết với trường ("legacy"); chứ không thấp như mức 18.7% như hiện nay.
Cuộc chiến trên đất nước chúng ta chấm dứt đã gần nửa thế kỷ và được gọi bằng nhiều tên khác nhau. Bài nầy xin trở lại vấn đề gọi tên cuộc chiến để hiệu đính và bổ túc thêm bài trước cách đây khá lâu của cùng người viết.
Các nhà quan sát đương thời có thể khá ngạc nhiên khi biết rằng nguồn gốc của cụm từ “affirmative action” – cụm từ chứa đầy ý nghĩa trong bối cảnh chính trị ngày nay – có vài phần bí ẩn. Nói rộng ra, Affirmative Action (tạm dịch là Chính Sách Nâng Đỡ Người Thiểu Số) đề cập đến các chính sách và thực tiễn được thiết kế để tăng cơ hội cho các nhóm người thiểu số như người da màu trong lịch sử. Trong tuần này, quyết định của Tối Cao Pháp Viện (TCPV) về chính sách “affirmative action” sẽ đem đến những thay đổi đáng kể trong tương lai tuyển sinh ở các trường đại học trên khắp Hoa Kỳ. Vào ngày 29 tháng 6, TCPV đã ra phán quyết rằng các trường cao đẳng và đại học tư thục cũng như công lập không còn được coi chủng tộc là một yếu tố xem xét trong tuyển sinh, đảo ngược tiền lệ pháp lý trong suốt 45 năm qua.
Các diễn biến cực kỳ sôi động về nội chính và bang giao quốc tế trong cuộc chiến tranh Đông Dương làm cho Hoa Kỳ thay đổi chiến luợc chống Cộng Sản từ hình thức trung dung sang ủng hộ Pháp. Vì sao Hoa Kỳ phát triển chính sách này lên cực điểm?
Nước Việt Nam được quốc tổ Hùng Vương sáng lập với quốc hiệu đầu tiên là Văn Lang. Các vị vua kế tiếp nhau đều lấy hiệu là Hùng Vương cả, chỉ phân biệt các đời vua theo con số thứ tự. Đến đời Hùng Vương thứ 18 thì một phiên thuộc là Thục Phán nổi lên đánh bại nhà vua và chiếm mất ngôi vào năm 257 trước Tây Lịch (TL). Thục Phán xưng hiệu là An Dương Vương, đổi quốc hiệu là Âu Lạc, đóng đô ở Loa Thành (Phong Khê, Phúc Yên)...
Ở Capitol Hill và các tòa án, các nhà lập pháp và nhà hoạt động của Đảng Cộng Hòa đang tiến hành một chiến dịch pháp lý sâu rộng nhắm vào các trường đại học, các tổ chức tham vấn, các công ty tư nhân và các cá nhân nghiên cứu về sự lan truyền của thông tin sai lệch. Những người này sẽ bị cáo buộc là thông đồng với chính phủ để đàn áp phát ngôn của phe bảo thủ trên mạng.
Vào mùa thu năm ngoái, một tòa án ở Đức đã xét xử một vụ án bất thường. Đó là một vụ kiện dân sự phát sinh từ đề tài trên Twitter về việc liệu những người chuyển giới có phải là nạn nhân của Holocaust hay không. Mặc dù không còn nhiều tranh luận về việc liệu những người đồng tính nam và đồng tính nữ có bị ngược đãi hay không, nhưng có rất ít nghiên cứu về người chuyển giới trong thời kỳ lịch sử tối đen này.
Mùa hè đến rồi! Mùa của những chuyến du lịch. Người Việt ở Mỹ mùa hè thường đi thăm danh lam thắng cảnh ở Mỹ, hoặc về Việt Nam, hoặc thực hiện những chuyến đi Châu Âu, đi thăm vùng đất của lịch sử, văn hóa Tây Phương. Đến Châu Âu, những quốc gia thường được khách du lịch nhắc đến nhiều nhất vẫn là Pháp, Anh, Ý, Tây Ban Nha. Ngoài ra, Hòa Lan là một quốc gia nhỏ bé, hiền hòa, những cũng có nhiều thứ thu hút khách du lịch. Nói đến Hòa Lan là nói đến những cánh đồng hoa tulip đầy màu sắc; những chiếc cối xay gió soi bóng trên những dòng kênh xanh; hay thành phố Amsterdam tự do cấp tiến, có khu phố “Đèn Đỏ” với dịch vụ mãi dâm được chính thức và công khai hóa.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.