Hôm nay,  

Kiểu Nga Ở Xứ Mỹ: Di Dân Nga Gửi Con Đi Học Kèm

5/8/200100:00:00(View: 4414)
NEWTON (KL) – Tin của Boston Globe - Công thức Emigres giải quyết thành công sự giảng dạy toán học tại Newton.

Irene Khavinson yêu quốc gia mới của cô. Cô ngừng nói, nhu mì nhìn xuống mặt bàn, trước khi đưa ra ý kiến làm thế nào dạy toán học tại các trường học của Hoa kỳ.

Với giọng nói nặng tiếng Nga, Khavinson đã phải nói ra: “Tôi ghét nói vấn đề này, nhưng tất cả đều sai. Lối dạy đi lầm. Vấn đề quá dễ dàng. Vấn đề không được nối kết. Người ta cho nhẩy từng đề mục, các đề mục phải được kết nối theo toán học. Có nghĩa là toán học diễn tiến theo lối suy diễn.”

Khavinson đã dạy môn toán 15 năm, những gì đã được dạy tại Leningrad trước khi cô di cư sang Hoa kỳ cách đây một chục năm. Cô đã ngại ngùng dạy học tại đây, sợ rằng cô gặp rắc rối trong việc điều khiển những học sinh Hoa kỳ vốn ngỗ nghịch.

Nhưng hiện nay, sau khi thôi làm kế toán viên và làm tại một công ty bán vải, cô trở lại với lớp học, áp dụng đường lối Thế giới Ngày xưa như không có chủ định trước.

Trường học Nga chuyên dạy toán là một ngôi nhà mầu trắng với cửa chớp mầu xanh, trường cách trung tâm Newton một dẫy phố, trường này đã phát triển nhanh kể từ khi cô Khavinson với 50 học sinh, và cô Inessa Rifkin, một di dân người Nga khác với 43 học sinh cách đây ba năm.

Khởi dạy với một nhúm học sinh, bây giờ cả hai dạy khoảng 360 học sinh học ngoài giờ các lớp của các trường học, những học sinh của lớp hai cô cỡ từ 5 tuổi cho tới 17 tuổi. Phần đông các học sinh ghi tên học là con cái của những di dân người Nga.

Nhưng vào thời buổi cho con cái đứng đầu trong các trường đại học của Hoa kỳ đã trở thành cái ám ảnh của thành phố này, đường lối dạy của các trường học Nga thấy thành công – điểm thi nhập học tính theo SAT (Scholastic Assessment Test) cho các học sinh của trường Nga này phần đông đều cao hơn hết tất cả, đã khiến cho một số phụ huynh học sinh sinh đẻ tại Hoa kỳ phải chú ý.

Mặc dầu cô Khavinson và cô Riflin chỉ quảng cáo trên các báo tiếng Nga, ngày nay trường của hai cô đã lãnh dạy 40 học sinh mà cha mẹ chúng không phải là người gốc Nga theo như số học sinh này được so sánh với cách đây ba năm.

“Con trai thà thích môn bóng rổ, môn đá banh và theo sói của hướng đạo sinh, chúng đều thích tất cả những thứ này. Nhưng chúng tôi nói với các con của chúng tôi, cái quan trọng là việc học hành và khả năng của các con để lên đại học. Chúng đã hiểu việc này và bây giờ toán học là môn mà chúng cảm thấy thích thú,” theo như Kent Lucken, người mới ghi tên học cho hai đứa con trai : Alex, 9 tuổi và Ryan, 6 tuổi.

Alex thường mặc đồng phục của hướng đạo sinh lớp sói con tại trường học vào một ngày của cuối tuần, em nói em thích những bài đại số đang học, theo trường học công của Hoa kỳ các bài đại số này phải 5 năm nữa mới đuợc học.

Ryan cho biết, trường học Nga đã làm em thích thú học như họcï toán trừ có liên hệ tới tính chia. Cô Khavinson cho biết, không có gì lầm lẫn cả khi dạy các trẻ em có quan niệm toán học cấp tiến như môn đại số học, theo cô đại số là môn chính yếu.

Cô Khavinson cho biết, các trường học Hoa kỳ dạy môn này rất ít, đùng một cái dạy ngay vào môn lượng giác học cho các học sinh tại trung học.

Các bậc phụ huynh người Nga đã từng trải qua việc học hành như thế đều đồng ý về chuyện này. “Cái điều ngạc nhiên đối với tôi làm thế nào để học sinh nhẩy từ cái không được dạy trong trường học cấp trung để học ngay mức học quá khó như tại trung học Newton South,” theo như lời của Natalie Gershman, một di dân Nga có con trai là Jeff, một học sinh năm thứ nhất của trường trung học Newton South H.S.đang theo học bổ túc tại trướng Nga này.

“Sự thay đổi thiệt quá đột ngột làm mất đi sự suy diễn của học sinh.”

Betty Kantrowitz là một cô giáo dạy toán tại trường Newton South, cô đã đồng ý là các học sinh phải có quan niệm toán cấp tiến từ lúc sớm hơn mới theo học môn toán học được về sau này.

Nhưng cô Kantrowitz, người đã lãnh ba giải thưởng của quốc gia Hoa kỳ, đã thận trọng trong việc vơ đua cả nắm đối các người dạy toán tại Hoa kỳ. Cô nói rõ, trường Nga này phục vụ số người đã có sẵn định hướng để thành công. “Thấy rõ ràng, các học sinh đi học trường Nga này đã chú tâm vào học nhiều hơn những gì đã đưa ra cho các học sinh này ở các nơi khác. Những học sinh đã có sẵn động lực thúc đẩy bao giờ cũng dễ giảng dạy và dễ kích thích cho chúng ham học,” theo như Kantrowits có một học trò đang theo học trường Nga.

Các bậc phụ huynh có động lực thúc đẩy không làm thương tổn tới việc học hành của con, nó như một thứ đố vui để học.

Cô Rifkin đã thu dụng Khavinson và mở ra trường học sau khi cô nhận ra đứa con của cô học lớp tám không biết rằng nó có thể cộng phân số có các mẫu số khác nhau. Cô Rifkin là một kỹ sư điện toán nhu liệu đã khởi công kèm con học. Sau đó cô kèm thêm mấy đứa bạn học của nó.

Chẳng bao lâu, những đưá trẻ con của di dân người Nga ùn ùn đến để đòi xin cho con được kèm học. (Riflin không cần thiết phải lấy phép của tiểu bang để mở trường cho chương trình kèm trẻ em học thêm).

Những gì mà người Hoa kỳ có quyền tưởng như thứ kỷ luật của Sô-viêt được công thức hóa, nhưng nó không thấy có trong các lớp học của trường Nga này : Riflin và Khavinson không có vẫy cây gậy chỉ trên bảng đen hăm dọa hay đập vào bất cứ ngón tay nào của các học sinh.

Các học sinh ngồi bàn thành hàng và dơ tay lên để trả lời các câu hỏi, giống y như các học sinh đang học tại các trường học Hoa kỳ. Nhưng ở đây hiển nhiên có cái khác lạ. Các cô giáo tại trường học Nga này không lấy bài vở trong các cuốn sách học hay bài hướng dẫn của các giáo sư đã soạn- các cô tự cho các bài toán để dễ dàng dạy nhanh hay dạy chậm theo một học trình học thích hợp cho từng nhóm học sinh đặc biệt. Các cô dạy toán học theo lối đi sâu hơn là chỉ dạy nhớ nằm lòng các công thức của toán học.

“Chúng tôi không biểu các em, ‘Đây là công thức, phải nhớ’,” theo như lời của Khavinson cho biết. “Chúng tôi cho phát hiện công thức với nhau dùng tất cả sự hiểu biết của chúng tôi. Vì toán học là môn học của sự suy diễn (deduction).”

Cái quan trọng nhất mong đợi là vươn lên cao.

Một buổi tối vào cuối tuần, Riflin đã hỏi học sinh của lớp cô dạy về điểm SAT của môn toán học mà cô đã dạy như thế nào.

“Em được 660 câu hỏi đúng,” một em trai tóc đỏ đã trả lời cho biết, xem ra em đã có vẻ hãnh diện với điểm ưu hạng đó.

Điểm hoàn toàn đúng là phải trả lời đúng tất cả 800 câu hỏi.

Nhưng cô giáo Rifkin đã không có vẻ bằng lòng mấy, cô cho biết : “Điểm còn quá thấp”. Cô Riflin hỏi em khác, em này cho biết đã trả lời trúng được 720 câu, theo như số tuổi của em. Cô đã nói : “Em học lớp chín hả " Điểm của em khá đấy.”

Các bức hình chụp treo ngay trên hành lang của trường học để chúc mừng cho những học sinh đã thành công nhất là những hình như : “Rita Rozenblum, SAT IIc 800/800”; “Levon Margolin, SAT Math, 800/800”; “Ilya Abyzov, SAT 1580/1600, lớp 11.”

Các bậc phụ huynh đã trả 12 Mỹ kim một giờ học, thiệt không uổng chút nào. Các em nhỏ theo học một giờ học buổi tối mỗi tuần, nhưng học sinh lớn tuổi hơn thì học gấp hai mỗi tuần, mỗi buổi học là hai tiếng đồng hồ. Có nhiều học sinh từ các nơi xa tới học, có em ở New Hamsphire cuối tuần chạy bộ tới học ba hay bốn tiếng đồng hồ.

Trường học Nga này không phải là một loại “ mathematic sweatshop” (xưởng mồ hôi toán học).
Cô giáo Riflin và cô giáo Khavinson công nhận học sinh của hai cô thuộc về thế hệ người Hoa kỳ đầu tiên, không phải dân gốc Nga, hai cô đã rộng lượng để được đùa giỡn một phần nào đó.

Các học sinh này nói tiếng Anh rất thông thạo, mặc áo Green Day T-shirts và nhổm lên nhổm xuống, dự vào việc nói đùa với các cô giáo một cách dễ chịu. Các học sinh đều sinh ra tại Hoa kỳ, nhưng các em này cũng thuộc dòng giống di dân cố gắng để vươn lên.

Jeff Gershman là một học sinh chơi ba loại thể thao cho trường trung học Newton South, em đã cho biết : “Lúc đầu bạn cảm thấy bực mình. Nhưng sau đó bạn làm quen với các cô giáo tại đây, các bạn phải hiểu, việc này sẽ giúp các bạn trong bước đường về lâu về dài.”

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Trong công cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp để giành lại chủ quyền cho dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ cho đất nước Việt Nam, tiền nhân của chúng ta đã gian khổ cùng một lòng đánh đuổi bọn xâm lăng ra khỏi mảnh đất thân yêu mà Tổ tiên ta đã bao đời dầy công gầy dựng. Cho nên nhìn lại dòng lịch sử dân tộc từ Bắc vào Nam ở đâu và lúc nào cũng có những vị anh hùng dân tộc đứng lên liều mình cứu nước chống giặc ngoại xâm...
Dự án “Funan Techo Canal” nhằm phục hồi một hệ thống đường thủy đã được xây dựng và vận hành từ triều đại Đế chế Funan-Khmer [sic] có từ khoảng 500 năm trước Công Nguyên. Công trình này nhằm cải thiện giao thông đường thủy trong lãnh thổ Cam Bốt. Con kênh này có chiều dài 180 km, kết nối 4 tỉnh: Kandal, Takeo, Kampot, và Kep. Mục đích chính của dự án này như một kết nối lại với lịch sử và nhằm cải thiện giao thông đường thủy cho các cộng đồng cư dân địa phương. Triển khai dự án này phù hợp với cam kết của Cam Bốt theo điều khoản 1 và 2 của Hiệp Định Sông Mekong 1995, với sự bình đẳng về chủ quyền, tôn trọng những quyền hạn và các lợi ích chính đáng..
Người nhập cư Việt Nam được biết đến với “đạo đức làm việc” mạnh mẽ của họ. Họ sẵn sàng bỏ ra nhiều giờ và hy sinh để đạt được mục tiêu của mình. Tính cần cù này đã giúp họ thành công trong nhiều lĩnh vực, bao gồm kinh doanh, giáo dục và các ngành nghề khác...
Sau một vài năm ở Mỹ và đã quen hơn với vùng đất mới của họ, những người nhập cư Việt Nam đã chuyển đến các khu vực đô thị lớn để tạo ra các “biệt khu dân tộc” (ethnic enclaves) với những người Mỹ gốc Á khác...
Từ đợt đầu di tản sau biến cố 30/4/1975, chừng 125,000 người. Vào ngày 29 tháng 4 năm 1975, khi bộ đội miền Bắc tiến vào Sài Gòn, Hoa Kỳ đã ra lệnh sơ tán ngay lập tức nhân viên Hoa Kỳ và hàng nghìn quan chức quân sự và ngoại giao của miền Nam Việt Nam. Các kênh truyền hình tin tức Mỹ đã phát đi những hình ảnh đau lòng về cuộc không vận hỗn loạn, trong đó có đám đông công dân miền Nam Việt Nam tuyệt vọng tràn ngập ngoài cổng Đại sứ quán Mỹ ở Sài Gòn. Làn sóng đầu tiên đến vào năm 1975 như một phần của 140.000 người của Đông Dương được sơ tán ban đầu qua lệnh của Tổng thống Gerald Ford. Những người tị nạn đó, hầu hết đều có trình độ học vấn và nói được một ít tiếng Anh, đã nhận được sự chào đón nồng nhiệt từ công chúng Mỹ mong muốn được xóa bỏ ít nhiều mặc cảm tội lỗi về việc quân đội Mỹ đột ngột rời khỏi miền Nam Việt Nam. Đến năm 1978, kinh tế Mỹ bắt đầu suy thoái và sự chào đón nồng nhiệt này không còn nữa (1).
Giữa những hình ảnh cánh đồng hoa anh túc và những chiến hào sũng nước trong ký ức chung về Thế Chiến I, ít ai để ý đến sự hiện diện của các trại tù binh chiến tranh ở vùng đảo British Isles. Nhưng trong suốt cuộc chiến, Anh đã giam giữ gần 116,000 người trong các trại tù binh trên khắp đất nước, từ Cung điện Alexandra ở London đến một trang trại cũ trên Đảo Isle of Man. Trong số đó có một võ sĩ đấm bốc và nghệ sĩ biểu diễn xiếc người Đức tên là Joseph Pilates.
Cựu Trung tướng Phạm Quốc Thuần đã qua đời vào lúc 8 giờ sáng ngày Thứ Sáu 18-8-2023 tại Fountain Valley, California, hưởng thọ 98 tuổi. Ông sinh ngày 31-8-1926 tại Hà Đông. Trung tướng Phạm Quốc Thuần giữ chức vụ Chỉ huy trưởng trường Bộ Binh (Thủ Đức) ngày 20-8-1969...
Bát Nhã Tâm Kinh của Phật học có câu “Sắc tức thị không, không tức thị sắc”. Từ “sắc” trong câu kinh dùng để chỉ vật chất và những gì có hình tướng. Còn “không” là cái không bao giờ xẩy ra. Từ “không” được nhắc đến nhiều trong đạo Phật chính là “Chân Không Diệu Hữu”. Như vậy, “sắc tức thị không, không tức thị sắc” là nói đến “thật tướng” của vạn pháp và đấy chính là “vô tướng”, từ “cái không” do nhân duyên hợp lại thành “cái có”. Và, ngược lại, từ “cái có” tất yếu trở về “cái không”. Chu kỳ ấy là bất diệt, cứ tiếp nối nhau đến vô tận. Đó là cách tiếp cận theo triết học tôn giáo hay siêu hình học. Nhìn từ nhãn quan vật lý học, “cái có” có thể đến từ “cái không” được không? Theo thuyết Big Bang thì có vẻ là như thế. Vật chất tồn tại như ta nhìn thấy – hàng tỉ tỉ dải thiên hà, mỗi thiên hà có hàng tỉ tỉ ngôi sao, mỗi ngôi sao là một hệ thái dương có thể có nhiều hành tinh, mỗi hành tinh là một thế giới như quả đất chúng ta đang sinh sống – đến từ “cái không có gì”,
Nhân Lễ Tưởng Niệm Nhị vị Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy và Nguyễn Văn Bông được tổ chức ngày hôm nay 13/08/2023 tại Trung Tâm Sinh Hoạt Cộng Đồng tiểu bang Victoria-Úc, Ban Tổ Chức có nhờ tôi chia sẻ đề tài “Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy nhà hoạt động chính trị chân chính”, dưới đây là một số điều tôi được biết về cuộc đời chính trị của giáo sư Nguyễn Ngọc Huy.
✱ Đs Anh/Đs Lodge: Đề xuất của Hồ Chí Minh về một hiệp định đình chiến - Nhu đã đáp lại rằng đề xuất này "không thực tế" nhưng có thể trở thành thực tế trong ba hoặc bốn tháng tới và đang được nghiên cứu. ✱ Báo Espresso, Italia: Ông Nhu sẵn lòng từ bỏ viện trợ Mỹ nếu đó là cái giá phải trả để loại bỏ sự hiện diện của người Mỹ - Nhu cho biết Việt Nam có thể tồn tại mà không cần người Mỹ - Ông Nhu phản ứng phẫn nộ khi người Mỹ muốn ông rời khỏi đất nước. ✱ Nhà báo M.West,Úc: Ông Nhu nói rằng ông muốn tất cả, lặp lại, tất cả các cố vấn Mỹ đều phải rời đi - Không có người Mỹ, chúng ta có thể thắng chiến tranh trong hai hoặc ba năm - Hiện nay trong ngoại giao Mỹ ở Việt Nam, không có đạo đức. ✱ Đại sứ Lodge: Chúng ta nên xem xét việc rút quân là một khả năng ngày càng gia tăng. Sự bắt đầu của việc rút quân có thể gây ra một cuộc đảo chính...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.