Hôm nay,  

Wto - Bài Học Nhập Môn Của Hội Nhập

6/2/200600:00:00(View: 3378)

Sau khi mon men mãi ở cửa biển, Việt Nam bắt đầu hội nhập vào luồng trao đổi tự do của thế giới như người giăng buồm ra khơi. Ngoài đại dương sẽ có cá lớn, nhưng cũng có sóng cả...

Triển vọng và rủi ro đều có đấy và có thể thấy trước được từ kinh nghiệm của các nước khác, nếu như muốn chịu mở mắt.

Thực ra, người dân đã mở mắt và muốn biết vì đã từng lấy nhiều rủi ro rồi tạo ra một phép lạ kinh tế khiến chế độ khỏi sụp đổ và giúp cho lãnh đạo nói phét về thành tích đổi mới.

Điều đáng tiếc là lãnh đạo chậm hiểu lại đa nghi, mưu vặt và tự hài lòng quá lâu trong vùng nước lợ ngoài cửa biển. Vì vậy, từ 2004, năm nào cũng thông báo là năm nay sẽ gia nhập WTO mà chuyện không thành. WTO trở thành mục tiêu di động, một tiêu chuẩn chứng tỏ rằng lãnh đạo đã văn minh và Việt Nam đã thành hiện đại. Người ta đã lầm lẫn danh và thực.

Bây giờ, ngày ra khơi đã tới, người dân sẽ được xua ra biển cạnh tranh… chúng ta học được gì từ kinh nghiệm học bài quá chậm ấy của Hà Nội"

Hà Nội nộp đơn xin gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới từ đầu năm 1995 (ngày bốn Tháng Giêng). Mãi đến ba năm sau (Tháng Ba 1998) mới bắt đầu tìm hiểu và đi vào thủ tục thảo luận, rồi từ 2003 mới thực sự "dọn mình" cho chuyến hải hành sau khi đắn đo vừa tiến vừa lùi với Hiệp định Thương mại Song phương ký kết cùng Hoa Kỳ.

WTO là một câu lạc bộ 149 quốc gia cùng thỏa thuận với nhau về nguyên tắc tự do kinh tế và xứ nào muốn gia nhập thì phải tuân thủ những quy tắc đã thống nhất của tất cả các hội viên. Vì vậy mới có việc thảo luận đa phương với nhóm đại diện các hội viên và song phương với những quốc gia có nêu vấn đề.

Trong việc gia nhập, không có chuyện mặc cả là tôi cho cái này nhưng đòi cái khác như trong một thương ước song phương, một hiệp định thương mại giữa hai nước, mà là chuyện tôi hứa tuân thủ những quy định của WTO, chỉ xin thông cảm ở điều kiện thực thi vì hoàn cảnh riêng. Theo kiểu con cá nó sống vì nước…

Việt Nam quen với chuyện "xin-cho", lần đầu phải xin và được cho, với điều kiện.

Cửa ải khó nhất và sau cùng là Hoa Kỳ coi như đã lọt, nay chỉ còn bản văn chi tiết, cầu mong được ký trước khi khai mạc hội nghị cấp Bộ trưởng Thương mại của Diễn đàn Kinh tế Á châu Thái bình dương APEC, sẽ triệu tập tại Hà Nội vào hai ngày đầu tháng Sáu. Sau đấy là hoàn tất việc thương thảo đa phương với WTO vào tháng Bảy này, đồng thời xin Quốc hội Mỹ chấp nhận quy chế mậu dịch bình thường một cách vĩnh viễn, thay vì phải được đặc miển từng năm. Nếu mọi việc trót lọt, cuối năm nay Việt Nam đã có thể hội nhập trong thực tế, thay vì chỉ nghe lãnh đạo nói đến chuyện hội nhập trong nghị quyết. Phải hơn 30 năm sau chiến tranh mới bơi đến đó là một chuyện đáng buồn, nhưng vẫn được người trong cuộc nổ xâm banh ăn mừng sau khi đạt thỏa thuận nguyên tắc tại Washington vào ngày 14 vừa qua.

Việc thương thuyết với Hoa Kỳ có thể là một bài học cho nhiều người.

Từ đầu năm 2006, Hà Nội đã thèm đạt thỏa thuận với Hoa Kỳ ngay từ kỳ họp thứ 11. Phiá Mỹ chưa muốn Hà Nội làm show nên đòi họp tại Genève không tại Hoa Kỳ. Đến kỳ thứ 12, khi phái đoàn Việt Nam được họp tại Mỹ, chuyện đã chín mùi. Hà Nội sẽ gật, gật lấy gật để. Lại chuyện ông Hồ nửa đêm ký vội với Marius Moutet 60 về trước.

Trong hội nghị, bên nào mà nóng ruột tự đặt ra thời hạn là bên đó "thua". Pierre Mendès-France đã thua tại Genève 1954 theo kiểu ấy. Lần này, Hà Nội hiểu ra rằng kỹ thuật đàm phán cũng áp dụng trong kinh tế, cho kẻ nhập môn.

Sở dĩ nhắc đến chuyện ông Hồ ký vội vì cái không khí đi đêm mờ ám hơn là mờ ảo do Hà Nội tạo ra.

Trong hội nghị Mỹ-Việt vừa qua, hai bên thương thuyết là những ai"

Phiá Hoa Kỳ là Văn phòng của Đại sứ Thương mại. Hoa Kỳ có cơ chế rất dung dị theo lối thực tiễn và được việc. Đại sứ Thương mại là nhân vật ngang hàng Bộ trưởng, hiện diện trong Hội đồng Nội các, dưới quyền chỉ huy của Phủ Tổng thống, được Tổng thống chỉ định với sự phê chuẩn của Quốc hội.

Đây là cơ chế đại diện Hoa Kỳ trong các cuộc thương thuyết về ngoại thương với thế giới và những thoả thuận sau đó phải được Quốc hội thông qua. Hoa Kỳ muốn được việc - tự do mậu dịch - nên trong nội bộ, Hành pháp xin cho cơ chế này được rộng quyền thương thảo, nhưng Quốc hội vẫn trực tiếp giám sát và cơ chế này không thương thảo thay cho Tổng thống Mỹ mà thay cho nước Mỹ.

Vì vậy, Đại diện Thương mại Hoa Kỳ là người làm dâu trăm họ. Trong mọi việc thương thảo, họ phải thu thập ý kiến của tư nhân, doanh giới, của tất cả các bộ liên hệ, từ Ngoại giao, Thương mại, Tư pháp, Quốc phòng, và phải thường xuyên thông báo kết quả với Quốc hội. Nói cách khác, đây là mũi nhọn của nền dân chủ Mỹ khi phải thỏa thuận với bên ngoài, là đại diện chân chính của mọi thành phần liên hệ.

Bên phiá Việt Nam, Bộ Thương mại là đại diện của Chính phủ. Chính phủ là công cụ của đảng Cộng sản Việt Nam và không làm gì nếu không có sự đồng ý của đảng. Viên chức thương thảo không thoát ra khỏi sự kiểm soát của đảng và giám sát của công an. Tội nghiệp cho họ.

Ưu thế của một phe khỏi cần hỏi ý kiến ai trừ thiểu số lãnh đạo của đảng, với một phe chỉ là dại diện cho nhiều thành phần khác nhau, ưu thế ấy có thể giúp Hà Nội trong chính trị. Trong kinh tế, nó là trò khôi hài. Nó là chuyện bi hài: những người liên hệ, doanh nhân, công nhân, nghiệp đoàn và người dân nói chung không hề biết gì về những cam kết hay luật chơi của thế giới, được lãnh đạo thỏa thuận với Hoa Kỳ.

Nói chuyện dân chủ thì lãnh đạo Việt Nam cau mày, nhưng sự lạc hậu của Việt Nam xuất phát từ đấy. Và một bài học mà nhiều người đã thấy ngay tại Hà Nội: phải thông tin cho rõ ràng, minh bạch và mau chóng hơn cho mọi người.

WTO sẽ chấm dứt chế độ bưng bít, đầu cơ thông tin để trục lợi. Một thí dụ là sẽ hết cảnh lén lút chia chác hạn ngạch quota để xuất cảng hàng dệt sợi! Đó là bài học nhập môn của chuyện hội nhập.

Kế tiếp, chúng ta còn nhiều bài học khác.

Lần đầu tiên trong lịch sử, tình trạng phép vua thua lệ làng sẽ phải chấm dứt. Phép vua hay quyền đảng từ nay sẽ thua một uy quyền vô hình mà lớn hơn gấp bội: hệ thống luật lệ quốc tế do các nước WTO tự đặt ra với nhau. Lãnh đạo Việt Nam không thể tiện thiện làm luật theo lối nấu rượu lậu hay chế thuốc gia truyền, vừa làm vừa giấu. Nghĩa là đảng quyền không được khống chế pháp quyền nhà nước và pháp quyền phải trở thành công minh, công bằng minh bạch, được cả thế giới kiểm chứng. Nhờ vậy, may ra người dân sẽ có thêm một chút quyền trong việc soạn thảo luật lệ chi phối cuộc sống của mình - nếu như Quốc hội có xương sống.

Kế tiếp, khu vực xương sống của kinh tế quốc dân - doanh nghiệp nhà nước, kể cả các ngân hàng - sẽ mất thế độc quyền hay được bảo vệ trong hoạt động thương mại. Nếu doanh nghiệp nước ngoài có vào liên doanh với các cơ sở quốc doanh thì họ cũng sẽ áp dụng quy luật thị trường chứ không chấp nhận lề lối kinh doanh theo diện "chánh sách" của nhà nước.

Khi đầu tư vào Việt Nam, các doanh nghiệp ngoại quốc sẽ hết bị hạn chế về nhập cảng và tạo ra sức hút rất cao về nhập cảng nhưng cũng có thể là nhà xuất cảng. Họ vào Việt Nam, sản xuất cho thị trường nội địa (không nhỏ dù còn nghèo) hoặc tái xuất cảng ra ngoài. Trong ngần ấy giai đoạn quản trị, họ tạo thêm việc làm và sự thịnh vượng cho Việt Nam nhưng cũng đòi hỏi luật lệ công bằng minh bạch.

Chẳng những chuyện phù phép bằng phong bì, hối lộ và tham ô, sẽ phải giảm, tình hình cạnh tranh cũng trở nên kịch liệt hơn. Xuất cảng dễ hơn thì cũng phải cạnh tranh mạnh hơn với hàng nhập cảng. Đồng tiền phải có hai mặt và trương mục kế toán phải có hai cột!

Đồng thời, chế độ bao cấp phải lui sân vì mọi trợ cấp thái quá sẽ bị cắt. Người ta chỉ nói đến việc bốn tỷ trợ cấp cho ngành dệt sợi đã phải bỏ mà quên là còn nhiều thứ trợ cấp khác cũng lần lượt lọt vào sổ đen. Tinh thần tựa lưng vào nhà nước nhờ thế lực của đảng sẽ phải chấm dứt dần.

Lúc ấy, ai sẽ tài trợ quỹ đảng"

Việc Việt Nam giong buồm ra khơi sẽ gây rất nhiều đổi thay trong lề lối sinh hoạt, trước tiên là trong guồng máy công quyền, từ chỗ làm luật đến chỗ thực thi luật pháp. Điều ấy tất nhiên đòi hỏi cải cách chính trị và thúc đẩy việc kiện toàn luật lệ: nó sẽ minh bạch hoá nếp sinh hoạt và lề lối quyết định của chính phủ, khiến người dân phải được biết về luật và lệ sẽ chi phối sinh hoạt của mình, sẽ có thêm quyền tự do. Trước tiên, nó giúp cho nhà nước trở thành văn minh hơn và bớt khinh dân.

Marx nói trăm điều hồ đồ mà có một điều lại bất ngờ đúng: sinh hoạt kinh tế mở rộng đang gián tiếp giúp cho sự hình thành của chế độ pháp trị, chế độ cai trị bằng luật pháp công minh. Nhờ vậy mà dân trí sẽ được nâng cao.

Người dân sẽ làm gì với quyền hạn mới thì còn tùy dân khí và… vận nước.

(Ngày Nay - 23, 05, 2006)

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Theo báo điện tử vnexpress.net, từ ngày USAID tái hoạt động tại Việt Nam, Mỹ đã hợp tác với Việt Nam để giải quyết các hậu quả do chiến tranh gây ra, bao gồm việc rà phá bom mìn, xử lý vật liệu nổ, tìm kiếm binh sĩ mất tích và xử lý chất độc da cam/dioxin. Từ năm 2019, USAID đã hợp tác với Bộ Quốc phòng Việt Nam để xử lý khoảng 500.000 mét khối đất nhiễm dioxin tại căn cứ Không quân Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Vào tháng Giêng năm 2024, Hoa Kỳ cam kết bổ sung thêm 130 triệu Mỹ kim, nâng tổng kinh phí cho việc làm sạch dioxin lên 430 triệu. Không rõ bây giờ USAID bị đóng băng, số bổ sung cam kết ấy có còn. Ngoài việc giúp giải quyết các hậu quả chiến tranh, USAID đã đóng một vai trò quan trọng trong quá trình hội nhập kinh tế của Việt Nam, đặc biệt là việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WHO) và Hiệp định song phương Việt Nam-Hoa Kỳ.
Elizabeth Eckford, một trong chín học sinh da đen tiên phong bước vào trường Trung học Little Rock Central năm 1957, đã trở thành biểu tượng của lòng dũng cảm trong cuộc đấu tranh chống phân biệt chủng tộc tại Hoa Kỳ. Kể từ ngày khai trường lịch sử ấy đến nay, cuộc đấu tranh chống kỳ thị chủng tộc ở Hoa Kỳ đã đạt nhiều tiến bộ đáng kể, cho đến gần đây, Donald Trump lên nắm quyền và ra lệnh xóa bỏ toàn bộ chính sách Đa dạng, Công bằng và Hòa nhập (DEI) trên khắp đất nước thúc đẩy sự gia tăng của các hành vi thù ghét trên toàn quốc, câu chuyện của Eckford càng trở nên cấp thiết. Việt Báo đăng lại câu chuyện lịch sử này như lời nhắc nhở quyền bình đẳng không thể bị xem là điều hiển nhiên, và cuộc đấu tranh cho công lý, bình đẳng vào lúc này thực sự cần thiết.
Năm 1979, Steve cho xuất bản Indochina Newsletter là tài liệu liên quan đến các vi phạm nhân quyền tại Việt Nam sau ngày 30/4/1975, sau đổi tên thành Indochina Journal, rồi Vietnam Journal. Tôi và vài người Việt nữa đã cùng làm việc với Steve trong việc phối kiểm tin tức liên quan đến tù nhân lương tâm và dịch nhiều tài liệu của các phong trào đòi tự do dân chủ tại Việt Nam sang tiếng Anh, như Cao trào Nhân bản của Bác sĩ Nguyễn Đan Quế, Diễn đàn Tự do của Giáo sư Đoàn Viết Hoạt, các bài giảng về sám hối vào Mùa chay 1990 của linh mục Chân Tín, cũng như những tuyên cáo về tình trạng thiếu tự do tôn giáo của các Hòa thượng Thích Huyền Quang, Thích Quảng Độ, Thượng tọa Thích Trí Siêu Lê Mạnh Thát; của Tổng Giám mục Nguyễn Kim Điền, Linh mục Nguyễn Văn Lý.
Mục tiêu ban đầu khi Tổng thống John F. Kennedy thành lập USAID trong cuộc chiến tranh lạnh với Nga vào năm 1961, nội các của ông không chỉ nhắm đến các viện trợ dân sự và nhân đạo mà còn mang mục đích sâu xa hơn: Đó là sự ổn định và phát triển của các quốc gia khác sẽ bảo vệ cho nền an ninh quốc gia Hoa Kỳ. Mục đích này vẫn không thay đổi sau hơn sáu thập niên hoạt động của USAID, qua nhiều đời tổng thống Mỹ. Bởi lợi ích của nước Mỹ nằm khắp thế giới, những sự giúp đỡ, viện trợ trước mắt mang lại lợi ích chiến lược lâu dài cho nước Mỹ. Các nghiên cứu về USAID cho thấy quyền lực mềm của nước Mỹ do USAID đã mang lại thiện cảm về nước Mỹ, giúp hàng hóa, sản phẩm Mỹ được ưa chuộng tại các thị trường nội địa và gián tiếp giúp cho các tập đoàn Mỹ nhận được các hợp đồng kinh tế to lớn so với các đối thủ. Ngược lại, khi thiện cảm này bị mất đi, hay thậm chí bị ghét bỏ, làn sóng tẩy chay hàng Mỹ là lẽ đương nhiên. Những chương trình giáo dục, huấn nghệ cho trẻ em các nước chiến tranh
Doanh nhân Donald Trump đã khởi xướng trào lưu dân tuý và hai lần thắng cử tổng thống. Ngay khi xuất hiện lần đầu tiên trên chính trường để vận động tranh cử năm 2016, Trump không có tham vọng thu tóm quyền lãnh đạo Đảng Cộng hoà trong ý tưởng thù địch, mặc dù thể hiện nhiều quan điểm chống đối gay gắt. Ngược lại, ngày nay, "chủ thuyết Trump" chế ngự toàn diện mọi sinh hoạt của đất nước. Thực ra, khi nhìn lại hoạt động của Đảng trong thời hiện đại, đây là kết quả của một tiến trình dài nhằm tái định hình chiến lược bảo thủ mà Đảng đã đề ra vào những năm 1960.
Một trong những sắc lệnh hành pháp đầu tiên của Tổng thống Donald Trump là một đòn tấn công trực diện vào nguyên tắc hiến pháp lâu đời về quyền có quốc tịch theo nơi sinh (birthright citizenship). Quyền này được quy định trong Tu Chính Án Thứ 14 của Hiến pháp Hoa Kỳ, ghi rõ rằng bất kỳ ai sinh ra trên lãnh thổ Hoa Kỳ đều đương nhiên trở thành công dân Hoa Kỳ, không phân biệt nguồn gốc hay tình trạng nhập cư của cha mẹ.
Trong hơn một thế kỷ qua, vị trí chiến lược và tài nguyên thiên nhiên phong phú của Greenland đã khiến hòn đảo này trở thành một trong những mục tiêu tham vọng của Hoa Kỳ, đặc biệt là trong thời kỳ Chiến Tranh Lạnh (Cold War). Nhưng các nhà lãnh đạo Greenland vẫn luôn kiên quyết từ chối những lời đề nghị này. Từ kế hoạch mua lại đất đến các cuộc đàm phán thiết lập căn cứ quân sự, Greenland đã trở thành một trong những hòn đảo được săn đón nhất trên thế giới.
Hơn năm thập niên đã trôi qua, tuần này hàng loạt các bài báo dòng chính Hoa Kỳ đã đưa ra nghi vấn Nick Út có thể không phải người chụp tấm ảnh biểu tượng cuộc chiến Việt Nam trên các tờ báo lớn Hoa Kỳ: Washington Post, Los Angeles Times, National Catholic Reporter, CBS News, BBC, Vanity Fair... Câu hỏi được chạy dòng tít lớn trên các báo là liệu Nick Út chụp tấm hình, hay một người khác tên là Nghệ Nguyen đã chụp tấm hình này?
Tết năm nay là Tết Ất Tỵ, người ta đón xuân con rắn rắn bò bò trườn trườn mình trên mặt đất, nó không có chân, nhưng lướt mình trong bụi cây, trong hang ổ ngóc ngách nơi rừng cây rậm rạp, nhất là ở các vùng nhiệt đới um tùm, rắn đang lò mò mang mùa xuân tới… rắn đang mang về mùa xuân Ất Tỵ! Hình ảnh con răn có người yêu thích, quấn quanh cổ, quanh người đi chơi, quảng cáo, bán thuốc sơn đông mãi võ, cũng có người ghét bỏ, rùng mình quay đi.
Nước ta có nhiều ngày Tết. Mỗi Tết có một ý nghĩa riêng, có đôi khi theo thói quen của Trung Hoa ngày xưa. Các lễ Tết gồm có: Tết Nguyên Đán ngày Mồng Một tháng Giêng, Tết Hàn Thực vào ngày 3 tháng 3 , Tết Đoan Ngọ ngày 5 tháng 5, Tết Trung Thu ngày 15 tháng 8 và Tết Song Thập ngày 10 tháng 10.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.