Hôm nay,  

Bài 1. Tưởng Niệm Thi Sĩ Bùi Giáng: Giao Từ Của Tt. Quảng Hạnh

25/09/199900:00:00(Xem: 6457)
Kính thưa anh Linh Bùi thi sĩ.
Kính thưa quý thân hữu.

Đi vào cõi thơ Bùi Giáng là đi vào sa mạc phát tiết, vào vùng trời tươi mát, vào vườn hoa lộng gió mười phương. Nhưng vào đến đâu là chuyện riêng của mỗi người.
Tập tưởng niệm này không có tham vọng “nhớ” hết hình ảnh thi sĩ Bùi Giáng mà chỉ khiêm cung “nhớ” đến một vài sợi tóc phiêu bồng trong cõi thơ mênh mang vời vợi. “Nhớ” một vài sợi lông chân rong rêu trên những phố thị Sài Gòn, “nhớ” một vài bước chân nở hoa trong sân trường Vạn Hạnh thuở nào, “nhớ” một vài chén trà thơm bên hiên chùa xế bóng, “nhớ” một vài giọt rượu trắng thanh tân trong các quán cóc bên đường.


Về phần người viết những dòng chữ nầy thì trân trọng “nhớ” đến câu thơ mà bác Giáng đã dịch từ bài thơ chữ Hán của Tuệ Trung đời Trần:
“Nhân gian đều thấy ngàn non sáng
Ai lắng nghe ra tiếng vượn trầm.”
Nguyên văn chữ Hán:
“Nhân gian tận kiến thiên sơn hiểu
Thùy thính cô viên để xứ thâm”.
Hình như có rất nhiều người muốn thấy “ngàn non sáng” trên cõi trần gian này. Nhưng ít có ai để tâm lắng nghe “tiếng vượn trầm” nơi núi thẳm rừng sâu.
Về việc này Bùi thi sĩ đã nghĩ kỹ rồi, tất cả đều do:
“Cộng trừ nhị bội mà ra
Áo xanh xuống phố mua quà bình nguyên”.
Mong rằng tập tưởng niệm này đến tay quí thân hữu như món “Quà Bình Nguyên” vậy
Thay mặt một nhóm anh em văn nghệ yêu quý thi sĩ Bùi Giáng.

Thích Quảng Hạnh.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Kể từ ngày biến cố lịch sử 30/4/75, 50 năm trôi qua, đã có không biết bao nhiêu sách vở nói về cái ngày bi thương đó của dân tộc Việt Nam, nhưng có lẽ không gì trung thực và sống động cho bằng chính những bản tường trình trên báo chí vào đúng thời điểm đó từ những phóng viên chiến trường tận mắt chứng kiến thảm cảnh chưa từng có bao giờ của hàng trăm ngàn người, dân cũng như quân, liều mình xông vào cõi chết để tìm cái sống. Năm 2025, đánh dấu 50 năm biến động lịch sử đó, Việt Báo hân hạnh được đăng tải loạt bài viết của ký giả Đinh Từ Thức ghi lại chi tiết từng ngày, đôi khi từng giờ, những điều xảy ra trong mấy tuần lễ trước và sau ngày 30/4/75 để chúng ta có cơ hội cùng sống lại những giờ khắc bi thảm và kinh hoàng ấy đã xảy ra như thế nào.
Năm Carlton Terry 12 tuổi, hệ thống trường học tại Quận Prince Edward, bang Virginia, bất ngờ đóng cửa đối với tất cả trẻ em người da đen. Nhớ lại năm đầu tiên ấy, ông kể: “Tất cả những gì tôi biết là tôi không được đến trường, và tôi biết lý do tại sao. Tôi nhận ra rằng hệ thống pháp luật được tạo ra không phải để bảo vệ tôi. Tôi nhớ những ngày ngồi nhà, sững sờ trước màn hình TV, xem chương trình Amos ’n’ Andy. Mỗi ngày, tôi đọc báo để xem liệu có gì thay đổi hay không.”
Ngày 3 tháng 4, 2014 là ngày mất của nhà đấu tranh Ngô Văn Toại. Mời đọc lại bài phóng sự SV Ngô Vương Toại bị Việt Cộng bắn tại trường Văn Khoa SG hôm tổ chức đêm nhạc Trịnh Cộng Sơn - Khánh Ly tháng 12, năm 1967, Sài Gòn.
Theo thời gian, từ sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 đến nay, số lượng Tăng, Ni đến định cư ở Mỹ ngày càng đông, theo diện vượt biển và vượt biên tị nạn Cộng Sản (từ 1975 đến 1989), theo Chương Trình Ra Đi Trật Tự (Orderly Departure Program - ODP) và Chiến Dịch Nhân Đạo (The Humanitarian Operation - HO) (từ 1980 đến 1997), hay theo diện hỗ trợ sinh hoạt tôn giáo được các chùa, các tổ chức Phật Giáo ở Mỹ bảo lãnh kể từ đầu những năm đầu thiên niên kỷ thứ 3. Các vị Tăng, Ni này định cư ở Mỹ dù thuộc diện nào thì đều mang theo mình sứ mệnh hoằng dương Chánh Pháp của Đức Phật, duy trì và phát huy truyền thống văn hóa của Dân Tộc và Phật Giáo Việt Nam tại xứ người. Đây là động lực chính hình thành các cộng đồng Phật Giáo Việt Nam ở Mỹ trải dài nửa thế kỷ qua.
Trí tuệ nhân tạo (AI) đang trở thành tâm điểm trong lĩnh vực khoa học căn bản (basic science), góp phần định hình những bước tiến mới của nhân loại. Điều này càng được khẳng định rõ ràng hơn qua các Giải Nobel Hóa học và Vật lý năm 2024 khi cả năm người đoạt giải đều có điểm chung: có liên quan đến AI.
Trong ba chiến dịch tranh cử tổng thống, Donald Trump liên tục cam kết rằng ông sẽ điều hành chính phủ liên bang như một công ty. Giữ đúng lời hứa, ngay khi tái đắc cử, Trump đã bổ nhiệm tỷ phú công nghệ Elon Musk đứng đầu một cơ quan mới thuộc nhánh hành pháp mang tên Bộ Cải Tổ Chính Phủ (Department of Government Efficiency, DOGE). Sáng kiến của Musk nhanh chóng tạo ra làn sóng cải tổ mạnh mẽ. DOGE đã lột chức, sa thải hoặc cho nghỉ việc hàng chục ngàn nhân viên liên bang, đồng thời tuyên bố đã phát hiện những khoản chi tiêu ngân sách lãng phí hoặc có dấu hiệu gian lận. Nhưng ngay cả khi những tuyên bố của Musk đang được chứng minh sai sự thật, việc tiết kiệm được 65 tỷ MK vẫn chỉ là một con số chiếm chưa đến 1% trong tổng ngân sách 6.75 ngàn tỷ MK mà chính phủ Hoa Kỳ đã chi tiêu trong năm 2024, và là một phần vô cùng nhỏ nhoi nếu so với tổng nợ công 36 ngàn tỷ MK.
Trong bài diễn văn thông điệp liên bang trước Quốc Hội vừa qua, tổng thống Donald Trump tuyên bố nước Mỹ sẽ “will be woke no longer” – khẳng định quan điểm chống lại cái mà ông ta coi là sự thái quá của văn hóa “woke.” Tuyên bố này phản ánh lập trường của phe bảo thủ, những người cho rằng “wokeness” (sự thức tỉnh) là sự lệch lạc khỏi các giá trị truyền thống và nguyên tắc dựa trên năng lực. Tuy nhiên, điều quan trọng là cần hiểu đúng về bối cảnh lịch sử của thuật ngữ “woke” để không có những sai lầm khi gán cho nó ý nghĩa tiêu cực hoặc suy đồi.
Chỉ với 28 từ, một câu duy nhất trong Tu Chính Án 19 (19th Amendment) đã mở ra kỷ nguyên mới cho phụ nữ Hoa Kỳ. Được thông qua vào năm 1920, tu chính án này đã mang lại quyền bầu cử cho phụ nữ sau hơn một thế kỷ đấu tranh không ngừng. Trong Hiến pháp Hoa Kỳ, Điều I của Tu Chính Án 19 quy định: “Chính phủ liên bang và tiểu bang không được phép từ chối hay ngăn cản quyền bầu cử của công dân Hoa Kỳ vì lý do giới tính.” (Nguyên văn là “The right of citizens of the United States to vote shall not be denied or abridged by the United States or by any State on account of sex.”)
Trong bối cảnh chính quyền Trump đẩy mạnh chiến dịch loại bỏ các chương trình Đa dạng, Bình đẳng và Hòa nhập (DEI), vai trò của phụ nữ trong lịch sử không chỉ là một chủ đề cần được khai thác mà còn là một chiến trường tranh đấu cho công lý và sự công nhận. Bất chấp sự ghi nhận hạn chế và thường xuyên bị lu mờ trong các tài liệu lịch sử, phụ nữ đã và đang đóng góp không thể phủ nhận vào dòng chảy của lịch sử thế giới. Các nhà sử học nữ, dẫu số lượng không nhiều và thường bị đánh giá thấp trong giới học thuật truyền thống, đã không ngừng nỗ lực nghiên cứu và đưa ra ánh sáng những câu chuyện về phụ nữ, từ đó mở rộng khung nhìn lịch sử và khẳng định vai trò của mình trong xã hội. Tháng Lịch sử Phụ nữ diễn ra vào tháng Ba hàng năm, đây không chỉ là dịp để tôn vinh những thành tựu của phụ nữ mà còn là lúc để xem xét và đánh giá những thách thức, cũng như cơ hội mà lịch sử đã và đang mở ra cho nửa thế giới này.
Theo báo điện tử vnexpress.net, từ ngày USAID tái hoạt động tại Việt Nam, Mỹ đã hợp tác với Việt Nam để giải quyết các hậu quả do chiến tranh gây ra, bao gồm việc rà phá bom mìn, xử lý vật liệu nổ, tìm kiếm binh sĩ mất tích và xử lý chất độc da cam/dioxin. Từ năm 2019, USAID đã hợp tác với Bộ Quốc phòng Việt Nam để xử lý khoảng 500.000 mét khối đất nhiễm dioxin tại căn cứ Không quân Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Vào tháng Giêng năm 2024, Hoa Kỳ cam kết bổ sung thêm 130 triệu Mỹ kim, nâng tổng kinh phí cho việc làm sạch dioxin lên 430 triệu. Không rõ bây giờ USAID bị đóng băng, số bổ sung cam kết ấy có còn. Ngoài việc giúp giải quyết các hậu quả chiến tranh, USAID đã đóng một vai trò quan trọng trong quá trình hội nhập kinh tế của Việt Nam, đặc biệt là việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WHO) và Hiệp định song phương Việt Nam-Hoa Kỳ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.