Hôm nay,  

Vietbao.com Đăng Tiểu Thuyết Bị Csvn Tịch Thu

24/03/200000:00:00(Xem: 5542)
SANTA ANA (VB) - Một cuốn tiểu thuyết vừa được nhà xuất bản Thanh Niên tại Hà Nội in ra trong tháng 2.2000, và ngay lập tức đã bị Bộ Công An CSVN ra lệnh thu hồi. Lý do: Phạm phải các cấm kỵ khi nói về các cảnh tù tàn bạo của chế độ.
Cuốn “Chuyện Kể Năm 2000” của nhà văn Bùi Ngọc Tấn, in bởi nhà xuất bản Thanh Niên, Hà Nội, với 1,500 ấn bản. Điều đặc biệt là cuốn này được lên kế hoạch xuất bản năm 1999, có “đăng ký tại Cục Xuất Bản số 791729 CXB ngày 14.8.1999, và đã in và nộp lưu chiểu tháng 2 năm 2000.”
Nghĩa là có một nhóm nhà văn cấp tiến tin rằng có thể nên (hoặc cần phải) in cuốn này, nhưng không ngờ Bộ Công An phản ứng dữ dội, chẳng cần lệnh Thủ Tướng gì ráo, mà cứ tự nhiên ra chợ hốt sạch.
Nội dung truyện là ký sự của Bùi Ngọc Tấn, một nhà văn Hải Phòng tù các năm 1968 tới 1973, ghi lại những hình ảnh bi thảm mà người hải ngoại khó hình dung nổi về chế độ, về công an và về nhà tù. Truyện này được scan lại từ quốc nội, và nhà văn Vũ Thư Hiên đã bình là “tuyệt tác” và chuyển tới nhà văn Tưởng Năng Tiến, và được anh Tiến gửi tới Việt Báo.
Tác phẩm kể tội nhà nước này đã được đăng tải trên Vietbao Online, một trang web dễ nhớ dễ tìm với địa chỉ http://www.vietbao.com, kể từ tuần qua. Và trong thời gian gần, cuốn này sẽ đăng trên bản báo giấy của Việt Báo.
Vietbao Online, còn viết tắt là VBOL, đã liên tục thu hút nhiều độc giả, hiện nay với trung bình 10,000 lượt người (visits) vào xem mỗi ngày - con số này chưa kể những người chỉ vào xem phần Dicussion Board (còn gọi là Message Board).

VBOL cũng đã đạt một dấu mốc mới hôm Thứ Năm: số người vào đây tìm bạn bốn phương đã vượt hơn con số 4,000, chính xác thì là 4,002. Nếu bạn trừ đi các trùng lặp thì cũng còn khoảng 3,700 người Việt toàn cầu đang muốn làm quen với nhau. Trong đó có khoảng 400 độc giả quốc nội vào để tìm bạn tri âm.
Ngoài ra, nhu liệu VNVNChat của VBOL đã giúp rất nhiều độc giả tiết kiệm tiền điện thoại viễn liên, và nhiều bạn từ khắp thế giới (có thể là trừ Việt Nam) đã sử dụng VNVNChat thay cho điện thoại, mà lại có thể hội thoại nhiều người cùng một lúc.
Trang Góc Ảnh Bạn Đọc cũng đang trở thành nơi hội ngộ cho những người yêu nhiếp ảnh, đang có nhiều đóng góp hơn, và đề tài và vấn đề cũng phong phú hơn.
Thêm nữa, bạn cũng có thể vào VBOL để đọc mục Nữ Công Gia Chánh của các chị cựu Trung Học Sương Nguyệt Anh với nhiều món ăn độc đáo của quê nhà, co thể dúng làm cẩm nang hướng dẫn các thiếu nữ Việt hải ngoại.
Chưa hết, bạn cũng có thể tham khảo luật pháp miễn phí: Luật Sư Trương Phú Hòa, chuyên môn về luật kinh doanh giữa Hoa Kỳ và các nước Á Châu, sẽ trả lời chi tiết từng thắc mắc. Tại sao phải tới văn phòng luật sư tham khảo, đã tốn tiền mà cũng chưa chắc hài lòng"
Cách loan tin chính xác, nhanh chóng và quân bình của Việt Báo đã thu hút được ngày càng nhiều độc giả. Và xin nhắc bạn, đây là nhật báo online duy nhất ở hải ngoại cập nhật tin mỗi ngày; đó cũng là nhờ lòng hy sinh tận tụy của anh em kỹ thuật VNVN.NET, nơi nhận thực hiện mọi dịch vụ về Internet với giá thật rẻ và phẩm caht thật cao. Xin liên lạc [email protected].
VBOL cũng mong mỏi độc giả hỗ trợ bằng cách đăng quảng cáo, hoặc mỗi khi rời VBOL xin click nhẹ vào một banner quảng cáo. Và khi bạn quảng cáo trên VBOL, mỗi ngày sẽ có hơn 10,000 người Việt từ hơn 40 quốc gia nhìn thấy. Xin mời liên lạc [email protected].

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Theo báo quốc nội, tại miền Trung, có lễ rước Mục Đồng, lễ hội dành cho trẻ chăn trâu, ngày xưa được tổ chức ở làng Phong Lệ, xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang, nguyên thuộc địa bàn tỉnh Quảng Nam, nay thuộc thành phố Đà Nẵng. Theo cụ Ngô Tấn Nhã, là "lão làng" của Phong Lệ, tuổi đã trên 90, thì ngày trước, theo lệ cứ đến các 
Sáng 31-5-2006, tôi từ Giáo xứ An Bằng lên Huế. Khi ngang qua Nhà thờ Phù Lương, thấy ở cổng Nhà thờ tụ họp rất đông người, đa số mặc sắc phục xanh. Tôi đi tiếp lên Huế. Lúc 10g30, trên đường về, tôi ghé thăm cha xứ Phù Lương. Không ngờ một biến cố tệ hại đã xảy ra tại cổng nhà thờ. Xin được tường thuật cùng bà con trong
Trong Chuyện Kể Năm 2000, Bùi Ngọc Tấn dành nhiều trang để viết về những người bạn tù, được phóng thích cùng khoảng thời gian với ông: Già Đô, Giang, Dự, Min, Dần... Họ đều không có hộ khẩu, không có thân nhân để nương tựa, và vô phương kiếm được một việc làm nên phải đi ăn xin, trộm cắp hay móc túi. Những nhân vật này
Cái đó còn tùy ở định nghĩa ‘vĩnh viễn’ và ‘bình thường’. Douglas "Pete" Peterson không là một chính khách Mỹ có ác cảm với Việt Nam. Ngược lại, ông là vị Đại sứ Mỹ đầu tiên nhậm chức ở Hà Nội sau khi hai nước tái lập quan hệ ngoại giao năm 1995, và cùng với bà vợ - một người Úc gốc Việt
Không biết đây là lá thư thứ mấy, con đã viết mà không bao giờ gửi đi, bởi vì, biết gửi về đâu để tới được tay Thầy"! Những thư trước đã đầy nước mắt, thư này có khô ráo được không" Chiều nay, quét lá ngoài vườn, con không ngớt nghĩ về con đường hẻm năm xưa, nơi một gia đình người miền Bắc di cư, được xóm người miền Nam
Nhận được Album nhạc chủ đề ĐỢI NẮNG, Những tình khúc của Huỳnh Thái Bình do Huỳnh Thái Bình và Nhật Hạ gửi tặng, tôi vội mở ra cho vào máy hát để đám bạn bè đang quây quần nhậu nhẹt cuối tuần cùng thưởng thức. Tiếng nhạc trổi lên
Về huyền thoại xuất dương cứu nước, cận sử VN trong thế kỷ XX có nhắc tới bốn nhân vật : Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Nguyễn Tất Thành và Ngô Đình Diệm. Ngày nay qua sử liệu chúng ta đã biết rõ chân thực chính ai mới là người thực sự ra nước ngoài cứu nước. Trong bốn người
Một buổi trưa, trên bờ sông Hằng, một người đàn ông ngồi trầm tư, dáng điệu u buồn như có điều băn khoăn, lo nghĩ, mắt nhìn ra sóng nước xa xa, tay bâng quơ khẩy khẩy trên cát. Bỗng, cảm tưởng như vừa chạm phải vật gì, ông ta nhìn xuống. Đó là một túi nhỏ thô sơ, cột bằng sợi giây gai cũ kỹ. Mở ra, người ấy thấy những hạt đá nhỏ
Hoa Thịnh Đốn.- Điều 69 của Hiến pháp Cộng sản Việt Nam viết: ”Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật”, nhưng trong thực tế các quyền này phải có phép của Nhà nước như quyền tự do
Đầu tư (Investment) là hai tiếng mà mọi người chúng ta thường nghe, nhất là từ khi đặt chân đến Mỹ. Khi còn ở Việt Nam, đôi khi chúng ta cũng nghe thấy hai tiếng này, tuy nhiên, rất ít người để tâm, vì những danh từ thường dùng khi ấy là "buôn bán, làm thương mại, xoay sở làm ăn..." Sau hơn 30 năm
DB Derek Trần: Tôi làm tất cả để bảo vệ cộng đồng mình trong vấn đề di trú

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.