Hôm nay,  

Bếp Lửa Trong Văn Chương

21/01/200100:00:00(Xem: 5174)

"Nơi chốn không chết như con người, nhưng chúng tang thương dâu bể đến nỗi chẳng còn chi được giữ lại, về một thời nó đã là...", W. Trévor viết về miền thơ ấu (Ái nhĩ lan) của ông. Người viết chỉ muốn nối điêu, "... chẳng còn chi được giữ lại, cho một con người ngày xưa đã từng ở đó."
Tôi cũng có đọc một lời khuyên, nên viếng thăm nghĩa địa, mỗi lần ghé một thành phố. Buendia, trong Trăm Năm Cô Đơn, (Garcia Marquez), muốn bỏ Macondo, tìm một đất lành khác. Anh giải thích, "con người thuộc về nơi chốn, khi dưới đất có một người chết". Ursula, bà vợ dịu dàng, nhưng quyết liệt, "nếu cần một cái mả, tôi sẽ ra đó nằm." Còn nhớ một cụ già, khi nghe tin máy bay Mỹ oanh tạc miền Bắc, bà cụ giật mình, vậy là động mồ động mả, ông bà mình làm sao ngủ yên "...
Sự không đọc một số tác giả, ở một vài người, theo tôi, có thể là do ngần ngại không dám gặp lại một số nhân vật, một vài nơi chốn quá thân thiết với họ. Hà-nội, thí dụ vậy. Như một nơi chốn. Như một nhân vật quá đỗi thân thương, thí dụ như Eurydice. Đó cũng là lý do, theo Tatyana Tolstaya, khiến thi sĩ Joseph Brodsky không thể trở về: ông sợ những ngôi mộ bị đào bới, sợ quá khứ, kỷ niệm, những gì nhà thơ đã làm được cho thành phố quê hương, St. Petersburg, của ông. Còn nhớ, cuốn truyện đầu tay, khi ra ngoài này, tôi ngỡ ngàng thấy được tái bản, "đau xót" khi đưa cho một người bạn coi, và khi anh ta trả lại, kèm lời trách nhẹ nhàng, đại khái, treo đầu dê, bán thịt chó. Ra ý, tên truyện, Những ngày ở Sài-gòn, chỉ thấy Hà-nội.
Đó là cuốn sách sau cùng, thành phố được nhắc tới, "một thành phố có hương thơm và mặt trời ve vuốt". Một anh bạn làm nghề xuất bản, liền sau đó đã bị Phòng Kiểm Duyệt từ chối một tập truyện. Cũng không thể khác được, chiến tranh lúc đó đã trở nên ác liệt.
Khi Nguyễn Tuân than, chúng ta có ít trang sách về Hà-nội, tôi nghĩ, ông không muốn chấp nhận, một số trang sách viết về nó. Về một Liên, ở đâu đó trong Hà-nội, của Thanh Tâm Tuyền, (Ung Thư, Liên Đêm Mặt Trời Tìm Thấy). Lại càng không thể chấp nhận một anh chàng Đại, trước khi bỏ Hà-nội ra chiến khu (bưng), đã để lại một cái bầu cho một cô gái. "Nó là một thằng hèn! Tôi sẽ đập vào mặt nó!", nhân vật chính trong Bếp Lửa đã giận giữ, về người bạn của anh...
Có thể, Nguyễn Tuân không biết tới những trang sách đó, những tác giả đó. Cũng vậy, Lê Đạt chắc cũng chưa từng đọc, bản dịch bài thơ Hoàng Hạc Lâu, của Vũ Hoàng Chương. Theo thi sĩ, và còn là ông thầy Việt văn của người viết - năm học Đệ Nhị, trường Hồng Lạc, của thầy Đoàn Viết Lưu, khi còn là một căn hộ, ở đường Sương Nguyệt Anh, Sàigòn - bài dịch của Tản Đà dùng vần bằng, thể thơ lục bát, cho nên không diễn đạt hết ý nghĩa 'một đi không trở lại', "bất phục phản" - toàn "vần trắc" - trong nguyên bản. Nhân một cơn say, ông nổi hứng, dịch một lần nữa, tạo thế chân vạc cho bài thơ. Họ Vũ vốn là dân toán, ông vẫn bị ám ảnh bởi những hệ thống trục tọa độ khi làm thơ. Nhưng cái tam giác của ông, vô tình làm tôi nhớ tới tam giác bếp núc của Claude Lévi-Strauss.
Văn minh nhân loại, theo nhà nhân học người Pháp này, chỉ luẩn quẩn quanh xó bếp. Trước tiên là sống, thuở loài người ăn uống như thú vật. Rồi chín, khi Prométhée ăn cắp giùm lửa. Chín là trạng thái trừ khử nước, trong sống. Cộng thêm nước, thành rữa, thúi. Đó là ba đỉnh cái kiềng ba chân của ông. Phiền một nỗi, trong khi nướng, thui... con người bỗng mê "khói", bởi vậy văn minh nhân loại cũng chỉ là một đường thẳng, đi từ mật ong tới tàn thuốc. Thoạt kỳ thuỷ, ăn mật ong, "hỗn như gấu", tới khi hít khói thuốc, là tàn một chu kỳ văn minh.
Bắt chước Vũ Hoàng Chương, Lévi-Strauss, tôi cũng tưởng tượng ra một thế chân vạc của Hà-nội. Ở đây, không có nguyên bản, cứ coi như vậy. Chỉ có dịch bản. Một Hà-nội, của những người di cư, 1954. Một, của những người ra đi từ miền Bắc. Và một của những người tù cải tạo, chưa bao giờ biết tới Hà-nội, như của Nguyễn Chí Kham, (tác giả tập truyện Trăng Ơi Thơ Ấu Mãi, nhà xb Tân Thư, Hoa kỳ) trong lần ghé ngang, trên chuyến tầu trở về với gia đình.
"Treo đầu dê, bán thịt chó". Quả thế thật. Khi viết Những ngày ở Sài-gòn, là lúc tôi quá nhớ Hà-nội. Mới lớn, vừa mới kịp yêu mến cái cột đèn, cái Hồ Gươm, cái Tháp Rùa, đùng một cái, phải bỏ hết. Vào Nam, cố biến nó thành hiện thực, qua hình ảnh một cô bé Hà-nội. Mối tình tan vỡ, chỉ vì người nghe kể, là một cô bé Miền Nam: "Mai, để anh kể cho em nghe, về một thành phố thỉnh thoảng buổi sáng có sương mù...".
Hà-nội của Nguyễn Chí Kham khác hẳn. Cũng khác hẳn, Hà-nội của những người ra đi từ miền Bắc. Ga Hàng Cỏ của Nguyễn Chí Kham không có cảnh đưa tiễn những người đi vào Nam chiến đấu, và một cô gái, trong một truyện ngắn của Lê Minh Hà, (Trăng Goá, tập truyện, nhà xb Văn Mới, Hoa kỳ), chỉ ngửi thấy chỗ nào cũng sặc mùi nước đái, và đó là một trong những lý do khiến cô chấp nhận lời cầu hôn, của viên thủ trưởng đám bộ đội trẻ.
Xin đừng nghĩ đến sự thô tục ở đây. Chỉ có mùi nước tiểu "quyến rũ" đó mới tương xứng với lưỡi bom, liếm đến đúng căn nhà của cô học trò thì dừng lại, như có hẹn với cô gái, tuy đã đi sơ tán, nhưng hôm đó phải trở về Hà-nội để lấy phần gạo. Như thể lưỡi hái B.52 đến lúc đó mới thở hắt ra hết hơi nóng của nó.


Sartre (Situations, I) nhắc tới "ý hướng tính", coi đây là tư tưởng cơ bản của hiện tượng luận: "Husserl đã tái tạo dựng (réinstaller) sự ghê rợn và sự quyến rũ vào trong những sự vật. Ông tái tạo thế giới của những nghệ sĩ và của những nhà tiên tri: Ghê sợ, thù nghịch, nguy hiểm trùng trùng, với những bến cảng, nơi trú ẩn của ân sủng và tình yêu." Tôi đã lầm, khi nghĩ, chẳng bao giờ người ta lại được đọc những trang sách tuyệt vời về Hà-nội. Có thể là do một câu thơ và viễn ảnh khủng khiếp nó gây ra ở nơi tôi. "Chỉ thấy mưa sa trên mầu cờ đỏ" (Trần Dần), câu thơ như một Tận Thế Là Đây (Apocalypse Now), không phải chỉ riêng cho Hà-nội. Làm sao mà thi sĩ lại nhìn thấy suốt cuộc chiến sau đó, không phải sự chiến thắng, mà là sự huỷ diệt một thành phố, và cùng với nó, biểu tượng của cả một dân tộc"
Bạn hãy thử tưởng tượng Hà-nội, như một cuốn sách, một bài thơ, một văn miếu, và cơn thử thách của nó: lửa. Trong Farenheit 451, Ray Bradbury tưởng tượng, một Nhà Nước ra lệnh huỷ diệt mọi cuốn sách. Và một bà già đã chịu chết trong thư viện của bà, giữa những cuốn sách đang cháy. Người ta túa ra khắp nơi, để học thuộc lòng những cuốn sách bị huỷ diệt. Họ trở thành những cuốn sách sống. "Chỉ cần một kẻ ném lửa, tương tư, rồi bắt đầu đọc một cuốn sách, là sự ghê tởm, tính quái vật của Nhà Nước lộ rõ." (L'épreuve du feu, M. Delon, Magazine littéraire 12/96). Ở đây, có một điều gì thật trớ trêu, của định mệnh: một cách nào đó, sự hung bạo của ngọn lửa, cũng hung bạo như giấc mơ của loài người, về một cuốn sách toàn thể, về một con người toàn thể. Nhân vật trong Chùa Đàn còn mơ tưởng một cuộc phần thư, chính thân xác của mình.
Nhưng thư viện và cơn thử thách của nó, lửa, với Hà-nội, chỉ mang tính "ẩn dụ". Với Sài-gòn, nó bắt nguồn từ cuộc hỏa thiêu thư viện đầu tiên của nhân loại, thư viện thành phố Alexandrie. Người ta buộc tội ông tướng ả rập Amrou Ben Al-As, người đã chiến thắng Ai cập vào năm 642, là thủ phạm. Ông tướng này đốt thư viện thành phố, sau khi thỉnh cầu ý kiến Omar, người kế tục Mahomet. Ông trả lời: "Nếu tất cả những cuốn sách đều hợp với (tinh thần) Coran, chúng vô dụng, phải đốt hết. Nếu không hợp, chúng nguy hiểm, phải đốt hết."
Sartre viết, Husserl không hề là một nhà hiện thực. Nhà thơ như Trần Dần, nhà văn như Lê Minh Hà, lại càng không. Đừng coi những dòng kể của bà về Hà-nội, là hiện thực chủ nghĩa, theo một nghĩa thô bạo nhất của nó. Vẫn Sartre, trong bài viết đã dẫn, hiểu, là 'vỡ òa về...' (Connaitre, c'est "s'éclater vers"), và đó là ý nghĩa câu nói nổi tiếng của Husserl: Ý thức chỉ là ý thức về một điều gì (Toute conscience est conscience de quelque chose): y hệt như vết bom ngưng lại, vì biết rằng, có một người, sau này sẽ viết ra, điều này. Trong một truyện ngắn khác, của cùng tác giả, "bãi dâu xanh mênh mông, hoa muồng muồng vàng rực, đình tám mái sân đầy cứt chim..." như phô hết sự quyến rũ của chúng dưới bầu trời: máy bay Mỹ đánh phá khắp nơi.
Hà-nội của Nguyễn Chí Kham đi từ văn chương ra ngoài đời. Một Hà-nội của tưởng tượng, của mơ tưởng, hoang tưởng, không tưởng... Chỉ là những chi tiết, mọc lên từ hư không, dứt ra từ tưởng tượng. Anh tù cải tạo, tới Hà-nội, tần ngần, ngơ ngẩn, giấu biệt "căn cước" của mình, nhất là những ngày tù ghê rợn. Bố anh là quân nhân. Mẹ anh làm nghề nấu hàng cơm. Anh giúp mẹ đưa cơm tháng cho cô giáo. Rồi nhờ cô kèm thêm. Anh học trò ngày xưa, thành sĩ quan như bố, đi cải tạo, mang theo cùng với anh vầng trăng thơ ấu, chiếu vào hai mái đầu. Cô giáo trong Trăng Ơi Thơ Ấu Mãi mơ mộng về một cái chết của người chồng phi công. Anh mất tích, như một lần thất bại không thể mang trả bầu trời, những cơn mưa, những cánh rừng... cho người vợ ở nhà. Với Hà-nội của Nguyễn Chí Kham, chúng ta lại phải đương đầu với một hoàn cảnh trái ngược, tựa thể bầu trời Mùa Thu, chiếc áo trắng phất phơ bay trong gió, những chiếc lá bàng của Nhất Linh... toàn những tưởng tượng, trong tiểu thuyết, bỗng biến thành hiện thực. Cái cô học trò mà anh tù cải tạo gặp ở nhà ga, trên cùng chuyến tầu, như mang bóng dáng cô giáo, của cậu học trò ngày nào. Làm sao mà không chia sẻ với vầng trăng thơ ấu một kỷ niệm đẹp đẽ như vậy!
Vẫn là cái tam giác bếp núc: liệu chúng ta có thể nhìn ra, hiện tượng mất cân bằng "sinh thái", - sự phân phối nước - ở hai nhánh văn chương, tạo thành dòng văn học hải ngoại" Phạm Thị Hoài, trong bài viết về vị thủ lĩnh trong bóng tối, (báo Văn Học, Hoa Kỳ), có nhắc một câu của Trần Dần, tôi đợi bọn trẻ chôn tôi. Bà cũng coi, văn chương phản kháng ở trong nước, hiểu theo một nghĩa nào đó, là Nhân Văn II. Người đọc vẫn chờ đợi Nhân Văn II đi hết lưỡi lửa của nó, chờ đợi bao nhiêu chua xót, cay đắng, bao nhiêu cái xấu, cái ác của nhân vật, hoàn cảnh, trong tác phẩm của Dương Thu Hương, Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài... qua đi. Những trái núi, bờ đê, đập ngăn chặn Thái Bình Dương (Marguerite Duras) phải được dẹp bỏ, hoặc trở nên dư thừa, khi những "cây non" như Lê Minh Hà vượt cao hơn, sẵn sàng đương đầu với sức nóng mặt trời. Thâm tâm những tác giả "đàn anh, đàn chị" kể trên vẫn hằng mong như vậy. Và đó là ý nghĩa "hoài bão" của Trần Dần.
Trong hoàn cảnh đó, người tù Nguyễn Chí Kham thấy thật cần thiết, phải giấu biệt những khổ đau, (như một nạn nhân, của Hà-nội"), khi ghé thăm thành phố.
Con người là tổng số những kinh nghiệm về thời tiết (Faulkner). Tổng số những kinh nghiệm về khổ đau, anh có rồi. Về thời tiết, chỉ thiếu Hà-nội. Người tù đi qua cầu Long Biên, thò tay sờ lên thành cầu, như rụt rè hỏi thăm bao mùa nóng lạnh, bao dấu vết bom đạn. Anh đang trên đường vào Hà-nội, mang theo với anh tro than của những cuốn sách...
Nguyễn Quốc Trụ
(Bài viết nhân đọc Trăng Ơi Thơ Ấu Mãi của Nguyễn Chí Kham, và Trăng Goá của Lê Minh Hà)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Theo báo điện tử vnexpress.net, từ ngày USAID tái hoạt động tại Việt Nam, Mỹ đã hợp tác với Việt Nam để giải quyết các hậu quả do chiến tranh gây ra, bao gồm việc rà phá bom mìn, xử lý vật liệu nổ, tìm kiếm binh sĩ mất tích và xử lý chất độc da cam/dioxin. Từ năm 2019, USAID đã hợp tác với Bộ Quốc phòng Việt Nam để xử lý khoảng 500.000 mét khối đất nhiễm dioxin tại căn cứ Không quân Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Vào tháng Giêng năm 2024, Hoa Kỳ cam kết bổ sung thêm 130 triệu Mỹ kim, nâng tổng kinh phí cho việc làm sạch dioxin lên 430 triệu. Không rõ bây giờ USAID bị đóng băng, số bổ sung cam kết ấy có còn. Ngoài việc giúp giải quyết các hậu quả chiến tranh, USAID đã đóng một vai trò quan trọng trong quá trình hội nhập kinh tế của Việt Nam, đặc biệt là việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WHO) và Hiệp định song phương Việt Nam-Hoa Kỳ.
Elizabeth Eckford, một trong chín học sinh da đen tiên phong bước vào trường Trung học Little Rock Central năm 1957, đã trở thành biểu tượng của lòng dũng cảm trong cuộc đấu tranh chống phân biệt chủng tộc tại Hoa Kỳ. Kể từ ngày khai trường lịch sử ấy đến nay, cuộc đấu tranh chống kỳ thị chủng tộc ở Hoa Kỳ đã đạt nhiều tiến bộ đáng kể, cho đến gần đây, Donald Trump lên nắm quyền và ra lệnh xóa bỏ toàn bộ chính sách Đa dạng, Công bằng và Hòa nhập (DEI) trên khắp đất nước thúc đẩy sự gia tăng của các hành vi thù ghét trên toàn quốc, câu chuyện của Eckford càng trở nên cấp thiết. Việt Báo đăng lại câu chuyện lịch sử này như lời nhắc nhở quyền bình đẳng không thể bị xem là điều hiển nhiên, và cuộc đấu tranh cho công lý, bình đẳng vào lúc này thực sự cần thiết.
Năm 1979, Steve cho xuất bản Indochina Newsletter là tài liệu liên quan đến các vi phạm nhân quyền tại Việt Nam sau ngày 30/4/1975, sau đổi tên thành Indochina Journal, rồi Vietnam Journal. Tôi và vài người Việt nữa đã cùng làm việc với Steve trong việc phối kiểm tin tức liên quan đến tù nhân lương tâm và dịch nhiều tài liệu của các phong trào đòi tự do dân chủ tại Việt Nam sang tiếng Anh, như Cao trào Nhân bản của Bác sĩ Nguyễn Đan Quế, Diễn đàn Tự do của Giáo sư Đoàn Viết Hoạt, các bài giảng về sám hối vào Mùa chay 1990 của linh mục Chân Tín, cũng như những tuyên cáo về tình trạng thiếu tự do tôn giáo của các Hòa thượng Thích Huyền Quang, Thích Quảng Độ, Thượng tọa Thích Trí Siêu Lê Mạnh Thát; của Tổng Giám mục Nguyễn Kim Điền, Linh mục Nguyễn Văn Lý.
Mục tiêu ban đầu khi Tổng thống John F. Kennedy thành lập USAID trong cuộc chiến tranh lạnh với Nga vào năm 1961, nội các của ông không chỉ nhắm đến các viện trợ dân sự và nhân đạo mà còn mang mục đích sâu xa hơn: Đó là sự ổn định và phát triển của các quốc gia khác sẽ bảo vệ cho nền an ninh quốc gia Hoa Kỳ. Mục đích này vẫn không thay đổi sau hơn sáu thập niên hoạt động của USAID, qua nhiều đời tổng thống Mỹ. Bởi lợi ích của nước Mỹ nằm khắp thế giới, những sự giúp đỡ, viện trợ trước mắt mang lại lợi ích chiến lược lâu dài cho nước Mỹ. Các nghiên cứu về USAID cho thấy quyền lực mềm của nước Mỹ do USAID đã mang lại thiện cảm về nước Mỹ, giúp hàng hóa, sản phẩm Mỹ được ưa chuộng tại các thị trường nội địa và gián tiếp giúp cho các tập đoàn Mỹ nhận được các hợp đồng kinh tế to lớn so với các đối thủ. Ngược lại, khi thiện cảm này bị mất đi, hay thậm chí bị ghét bỏ, làn sóng tẩy chay hàng Mỹ là lẽ đương nhiên. Những chương trình giáo dục, huấn nghệ cho trẻ em các nước chiến tranh
Doanh nhân Donald Trump đã khởi xướng trào lưu dân tuý và hai lần thắng cử tổng thống. Ngay khi xuất hiện lần đầu tiên trên chính trường để vận động tranh cử năm 2016, Trump không có tham vọng thu tóm quyền lãnh đạo Đảng Cộng hoà trong ý tưởng thù địch, mặc dù thể hiện nhiều quan điểm chống đối gay gắt. Ngược lại, ngày nay, "chủ thuyết Trump" chế ngự toàn diện mọi sinh hoạt của đất nước. Thực ra, khi nhìn lại hoạt động của Đảng trong thời hiện đại, đây là kết quả của một tiến trình dài nhằm tái định hình chiến lược bảo thủ mà Đảng đã đề ra vào những năm 1960.
Một trong những sắc lệnh hành pháp đầu tiên của Tổng thống Donald Trump là một đòn tấn công trực diện vào nguyên tắc hiến pháp lâu đời về quyền có quốc tịch theo nơi sinh (birthright citizenship). Quyền này được quy định trong Tu Chính Án Thứ 14 của Hiến pháp Hoa Kỳ, ghi rõ rằng bất kỳ ai sinh ra trên lãnh thổ Hoa Kỳ đều đương nhiên trở thành công dân Hoa Kỳ, không phân biệt nguồn gốc hay tình trạng nhập cư của cha mẹ.
Trong hơn một thế kỷ qua, vị trí chiến lược và tài nguyên thiên nhiên phong phú của Greenland đã khiến hòn đảo này trở thành một trong những mục tiêu tham vọng của Hoa Kỳ, đặc biệt là trong thời kỳ Chiến Tranh Lạnh (Cold War). Nhưng các nhà lãnh đạo Greenland vẫn luôn kiên quyết từ chối những lời đề nghị này. Từ kế hoạch mua lại đất đến các cuộc đàm phán thiết lập căn cứ quân sự, Greenland đã trở thành một trong những hòn đảo được săn đón nhất trên thế giới.
Hơn năm thập niên đã trôi qua, tuần này hàng loạt các bài báo dòng chính Hoa Kỳ đã đưa ra nghi vấn Nick Út có thể không phải người chụp tấm ảnh biểu tượng cuộc chiến Việt Nam trên các tờ báo lớn Hoa Kỳ: Washington Post, Los Angeles Times, National Catholic Reporter, CBS News, BBC, Vanity Fair... Câu hỏi được chạy dòng tít lớn trên các báo là liệu Nick Út chụp tấm hình, hay một người khác tên là Nghệ Nguyen đã chụp tấm hình này?
Tết năm nay là Tết Ất Tỵ, người ta đón xuân con rắn rắn bò bò trườn trườn mình trên mặt đất, nó không có chân, nhưng lướt mình trong bụi cây, trong hang ổ ngóc ngách nơi rừng cây rậm rạp, nhất là ở các vùng nhiệt đới um tùm, rắn đang lò mò mang mùa xuân tới… rắn đang mang về mùa xuân Ất Tỵ! Hình ảnh con răn có người yêu thích, quấn quanh cổ, quanh người đi chơi, quảng cáo, bán thuốc sơn đông mãi võ, cũng có người ghét bỏ, rùng mình quay đi.
Nước ta có nhiều ngày Tết. Mỗi Tết có một ý nghĩa riêng, có đôi khi theo thói quen của Trung Hoa ngày xưa. Các lễ Tết gồm có: Tết Nguyên Đán ngày Mồng Một tháng Giêng, Tết Hàn Thực vào ngày 3 tháng 3 , Tết Đoan Ngọ ngày 5 tháng 5, Tết Trung Thu ngày 15 tháng 8 và Tết Song Thập ngày 10 tháng 10.
DB Derek Trần: Tôi làm tất cả để bảo vệ cộng đồng mình trong vấn đề di trú

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.