Hôm nay,  

Hizbullah Là Gì?

27/10/202300:00:00(Xem: 3644)

Hizbullah
Các chiến binh Hizbullah ở Baalbek, Lebanon. (Nguồn: Chụp lại từ YouTube)
  
Israel đang tập trung quân đội tại khu vực biên giới giáp với Dải Gaza dự kiến cho một cuộc tấn công trên bộ. Đồng thời, họ cũng đang gấp rút sơ tán các ngôi làng ở gần biên giới với Lebanon vì lo ngại mặt trận thứ hai mở ra ở phía bắc. Hizbullah, một nhóm chiến binh Shia được Iran hậu thuẫn có trụ sở tại Lebanon, từng đụng độ với Israel. Cả hai bên, một nhà báo và ít nhất hai thường dân Lebanon đã thiệt mạng. Iran cảnh báo lực lượng ủy nhiệm sắp tung ra “đòn phủ đầu” chống lại Israel. Trước đây, Hizbullah đã từng tham chiến để ủng hộ Hamas, nhóm chiến binh kiểm soát Gaza. Sự tham gia của họ vào cuộc xung đột hiện tại sẽ đẩy căng thẳng leo thang đáng kể. Vậy Hizbullah là gì và đáng gờm đến mức nào?
 
Sau khi Lebanon giành được độc lập từ Pháp vào năm 1943, quyền lực chính trị được phân chia dựa trên cơ sở giáo phái. Ba nhóm tôn giáo có số tín đồ đông nhất – Hồi giáo Sunni (Sunni Muslims), Cơ đốc giáo Maronite (Maronite Christians) và Hồi giáo Shia (Shia Muslims) – đã đồng ý phân bổ các vị trí trong chính phủ tương ứng với quy mô của họ. Họ cũng đảm bảo quyền đại diện chính trị cho các giáo phái nhỏ hơn. Sau năm 1948, làn sóng người Palestine tràn vào Lebanon đã gây ra sự thay đổi về nhân khẩu học ở nước này; đến năm 1975, căng thẳng giáo phái đã làm dấy lên cuộc nội chiến kéo dài 15 năm. Trong thời gian đó, Israel đã hai lần gởi quân tới Lebanon để đẩy lùi các cuộc tấn công của lực lượng dân quân Palestine đóng tại đây. Đến năm 1982, họ chiếm phần lớn miền nam Lebanon và một phần thủ đô Beirut.
 
Hizbullah, trong tiếng Ả Rập có nghĩa là “Đảng của Chúa,” nổi lên trong thời kỳ này. Năm 1982, Iran bắt đầu huấn luyện các chiến binh Shia trẻ tuổi để chống lại sự chiếm đóng của Israel ở miền nam Lebanon và chiến đấu vì chính nghĩa của người Shia trong cuộc nội chiến. Đến giữa những năm 1980, Hizbullah đã là một tổ chức chặt chẽ, được cả Iran và Syria hậu thuẫn. Trong một bức thư ngỏ xuất bản năm 1985, lực lượng này thề sẽ chiến đấu với Israel và phương Tây – đồng thời kêu gọi người dân thành lập một nhà nước Hồi giáo. Hizbullah đã trau dồi, mài giũa các chiến thuật du kích của họ, bao gồm cả việc sử dụng bom xe và ám sát.
 
Cuộc nội chiến kết thúc vào năm 1990. Trong cuộc bầu cử năm 1992, Hizbullah và một số đảng đồng minh ngoài Shia đã giành được 12 ghế Quốc hội. Lực lượng này đã giúp ‘hất cẳng’ Israel ra khỏi miền nam Lebanon vào năm 2000; nhờ đó, họ đã giành được ảnh hưởng chính trị trong lòng những người đồng hương. Đến năm 2008, nhiều phe phái khác nhau ở Lebanon đã đồng ý rằng Hizbullah và các đồng minh của họ phải được đảm bảo khoảng hơn một phần ba số ghế trong nội các, trao cho nhóm này quyền phủ quyết các chính sách của chính phủ. Năm 2009, họ xuất bản bản cập nhật tuyên ngôn, kêu gọi hướng tới “nền dân chủ thực sự” hơn là thành lập một nhà nước Hồi giáo. (Lập trường đối với Israel vẫn không thay đổi.) Năm 2018, Hizbullah và các đồng minh đã giành được đa số trong Quốc hội. Đến năm 2022, tỷ lệ đa số này không còn nhưng họ vẫn giữ được 62 trong số 128 ghế.
 
Lực lượng Hizbullah vẫn là một nhân tố quan trọng trong khu vực. Họ tiếp tục được Iran cung cấp vũ khí và vẫn duy trì mối quan hệ tốt đẹp với Syria. Hizbullah thường bắn hỏa tiễn vào miền bắc Israel và tiến hành một số cuộc tấn công xuyên biên giới trong hai thập niên qua. Năm 2006, lực lượng này gây chiến với Israel sau khi tiến hành chiến dịch trên bộ ở Gaza. Trong cuộc chiến kéo dài hơn 1 tháng, họ đã bắn hơn 4,000 quả rocket (phần lớn không trúng mục tiêu) vào Israel. Khi cuộc nội chiến nổ ra ở Syria vào năm 2011, Hizbullah đã cử hàng ngàn chiến binh đến hỗ trợ Bashar al-Assad. Ở Syria, họ bắt đầu giống như một đội quân được huấn luyện chính quy, sử dụng máy bay không người lái cho cả mục đích tình báo và tấn công cũng như giành và giữ lãnh thổ.
 
Kho dự trữ hỏa tiễn của Hizbullah hiện được cho là có khoảng 150,000 cái. Họ tuyên bố đã mua được hỏa tiễn dẫn đường chính xác với sự trợ giúp của Iran, một số cái có khả năng hạ cánh cách mục tiêu trong vòng 10 mét. Điều đó càng làm lo ngại hơn về viễn cảnh lực lượng này có thể can thiệp vào cuộc xung đột Israel-Hamas. Ngày 15 tháng 10 năm 2023, Hoa Kỳ cho biết sẽ cử một hàng không mẫu hạm thứ hai tới Lebanon nhằm “ngăn chặn bất kỳ chủ thể nhà nước hoặc phi nhà nước nào đang tìm cách leo thang cuộc chiến.” Và có vẻ như Hizbullah không bận tâm lắm đến lời cảnh báo này.
 
Nguyên Hòa biên dịch
Nguồn: “What is Hizbullah?” được đăng trên trang Economist.com.
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trong hơn bảy mươi năm qua, quan hệ giữa Hoa Kỳ và Iran đã trải qua nhiều bước ngoặt – từ một liên minh chiến lược thời Chiến tranh Lạnh, đến một trong những nước đối đầu gay gắt và kéo dài nhất của thời đại hậu thuộc địa. Bản tóm lược dưới đây ghi lại những cột mốc chính từ năm 1953 đến 2025, nhằm cung cấp một cái nhìn toàn diện về diễn biến phức tạp của quan hệ Hoa Kỳ–Iran trong bối cảnh biến động địa chính trị toàn cầu.
Tháng 5 vừa qua, một chuyến bay từ Johannesburg, Nam Phi đã đáp xuống phi trường Quốc tế Dulles, Hoa Kỳ. Trên phi cơ là khoảng 50 công dân Nam Phi da trắng thuộc cộng đồng Afrikaner. Những người này cho biết sinh kế của họ đang bị đe dọa nghiêm trọng do xã hội ngày càng “kỳ thị người da trắng.” Cách mô tả tình hình Nam Phi như vậy ngay lập tức nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ từ các nhà bình luận cánh hữu có ảnh hưởng ở Mỹ như Tucker Carlson, Charlie Kirk, và Stephen Miller.
Hãy tưởng tượng bạn là một người thợ mỏ khai thác đồng tại Đông Nam Âu Châu vào năm 3,900 trước Công Nguyên. Mỗi ngày, bạn phải gồng mình kéo từng tảng quặng qua những đường hầm chật hẹp và ngột ngạt. Cuộc sống cứ thế trôi qua trong nỗi mỏi mệt rã rời và sự đơn điệu không hồi kết. Nhưng rồi một chiều nọ, điều kỳ lạ xảy ra: một anh bạn đồng nghiệp xuất hiện với một thứ trông thật lạ mắt, và anh ta thản nhiên kéo theo đống quặng gấp ba lần trọng lượng cơ thể mình – chỉ trong một chuyến đi.
Làn sóng tranh luận dữ dội đang diễn ra xoay quanh câu hỏi: liệu những gì đang xảy ra tại Gaza kể từ tháng 10 năm 2023 có phải là hành vi diệt chủng hay không? Vấn đề này đã được đưa ra trước Tòa Án Quốc Tế (International Court of Justice, ICJ), Nam Phi đệ đơn kiện Israel, cáo buộc quốc gia này đã phạm tội diệt chủng. Phiên tòa bắt đầu từ tháng 12 năm 2023, nhưng đến nay ICJ vẫn chưa đưa ra phán quyết cuối cùng.
Ngày 27/5 vừa qua, trên mạng xã hội, nhiều người đã đăng lời chúc mừng sinh nhật gửi tới tù nhân Phạm Đoan Trang. Trước đó vài tuần, một tù nhân nổi tiếng khác là Trịnh Bá Phương đã bị khởi tố thêm tội danh "tuyên truyền chống Nhà nước" khi đang ở tù. Những dòng tin này nhắc nhở rằng tự do, dân chủ, nhân quyền vẫn còn là những vấn đề nhức nhối tại Việt Nam, 50 năm sau khi cuộc chiến kết thúc.
Sáng thứ Bẩy ngày 24 tháng 5 vừa qua, trong buổi lễ tốt nghiệp tại vận động trường Michie của Học Viện Quân Sự Hoa Kỳ ở West Point, khi chuẩn tướng Rogelio Garcia, chỉ huy trưởng Học Viện, tuyên bố giải tán khóa 2025, hàng ngàn chiếc mũ képi trắng được các học viên của khóa tung lên trời. Tiếng reo hò tở mở từ các tân thiếu úy đang đứng dưới sân cỏ và thân nhân của họ trên khán đài tạo nên một quang cảnh với âm thanh vừa đẹp mắt, vừa tưng bừng, vừa cảm động.
Đoàn Viết Hoạt sanh năm 1942 tại Nam định. Năm 1954 theo gia đình di cư vào Nam. Năm 1965 tốt nghiệp Đại học Sư phạm Sàigòn ban Anh Văn. Năm 1966 lập gia đình với chị Trần Thị Thức, một nữ sinh viên trong phong trào sinh viên Saigon lúc bấy giờ. Năm 1967 ĐVHoạt du học Hoa Kỳ về môn Tổ Chức và Quản Trị Đại Học tại Đại học Florida State (FSU), Tallahassee, Florida. Năm 1971, đậu Ph.D. về Giáo Dục. Sau đó, Đoàn Viết Hoạt trở về nước giữ chức vụ Phụ tá Viện trưởng tại Viện Đại học Vạn Hạnh cho đến 30 tháng Tư, 1975.
Một cuộc triển lãm mới tại thành phố Philadelphia soi chiếu hành trình tiến hoá của sức khoẻ dinh dưỡng tại Hoa Kỳ qua một lăng kính độc đáo: căng-tin học đường. Mang tựa đề “Giờ Ăn Trưa: Lịch Sử Khoa Học Trên Khay Thức Ăn Học Đường,” cuộc triển lãm miễn phí tại Viện Lịch sử Khoa học Philadelphia trưng bày các bích chương, tài liệu, dụng cụ khoa học, sách dinh dưỡng và ảnh chụp để thuật lại câu chuyện về các bữa ăn tại trường học ở Mỹ.
Năm Tổng Thống Hoa Kỳ liên tiếp, thuộc cả hai chính đảng Dân Chủ và Cộng Hòa, đã nhất quyết giúp nhân dân Miền Nam bảo vệ “tiền đồn của Thế Giới Tự Do.” Hành động mạnh mẽ nhất là ‘tự động’ mang nửa triệu quân vào để chiến đấu - mặc dù Chính phủ VNCH không yêu cầu. Rồi xây cất đường xá, xa lộ Biên Hòa, hải cảng Đà Nẵng, Cam Ranh, Chu Lai, Sàigòn, và mấy chục phi trường lớn nhỏ, với những kho xưởng như Long Bình, Quy Nhơn, Phú Bài, tốn phí bao nhiêu nhân mạng, bao nhiêu tiền của để xây dựng một “tiền đồn của thế giới tự do”, ngăn chận Trung Cộng ở phía Nam
Nửa thế kỷ trước, nước Mỹ đã không tôn trọng lời cam kết giúp VNCH chiến đấu tới cùng trước làn sóng xâm lăng của Cộng Sản Thế Giới. Nhiều người, cả Việt lẫn Mỹ, cũng như dư luận thế giới, đã gọi đây là một sự phản bội đáng xấu hổ. Nhưng có học giả Mỹ đã khẳng định: “Sự phản bội của nước Mỹ đối với Nam Việt Nam là một trong những điều thông minh nhất mà nước tôi đã từng làm”.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.