Hôm nay,  

Lịch Sử Đằng Sau Quyết Định Của Tối Cao Pháp Viện Về Chính Sách Tuyển Sinh Nâng Đỡ Thiểu Số

07/07/202300:00:00(Xem: 1667)

Hinh 1

Với quyết định hủy bỏ chính sách nâng đỡ người thiểu số của Tối Cao Pháp Viện (TCPV) tuần qua, các chương trình tuyển sinh ở các trường đại học trên khắp Hoa Kỳ sẽ thay đổi đáng kể trong tương lai. (Nguồn: pixabay.com)

Các nhà quan sát đương thời có thể khá ngạc nhiên khi biết rằng nguồn gốc của cụm từ “affirmative action” – cụm từ chứa đầy ý nghĩa trong bối cảnh chính trị ngày nay – có vài phần bí ẩn.
 
Nói rộng ra, Affirmative Action (tạm dịch là Chính Sách Nâng Đỡ Người Thiểu Số) đề cập đến các chính sách và thực tiễn được thiết kế để tăng cơ hội cho các nhóm người thiểu số như người da màu trong lịch sử. Trong tuần này, quyết định của Tối Cao Pháp Viện (TCPV) về chính sách “affirmative action” sẽ đem đến những thay đổi đáng kể trong tương lai tuyển sinh ở các trường đại học trên khắp Hoa Kỳ. Vào ngày 29 tháng 6, TCPV đã ra phán quyết rằng các trường cao đẳng và đại học tư thục cũng như công lập không còn được coi chủng tộc là một yếu tố xem xét trong tuyển sinh, đảo ngược tiền lệ pháp lý trong suốt 45 năm qua.
 
Theo trang New York Times, phán quyết này có thể sẽ khiến cho số lượng ghi danh của các sinh viên người gốc và La-tinh giảm mạnh. Theo bản tóm tắt cố vấn pháp lý đệ trình bởi một nhóm các tổ chức tư nhân, bao gồm Amherst College, Oberlin College và Vassar College, “tỷ lệ sinh viên người gốc da đen được tuyển vào đại học sẽ giảm từ khoảng 7.1% xuống còn 2.1%.”
 
Lập trường của Tối Cao Pháp Viện về chính sách tuyển sinh nâng đỡ thiểu số

Tháng 1 năm ngoái, Students for Fair Admissions (SFFA), một nhóm chống chính sách nâng đỡ thiểu số, đã đệ trình hai vụ kiện lên TCPV, phản đối các chính sách tuyển sinh của Harvard University và University of North Carolina ở Chapel Hill (UNC). Các thẩm phán đã bỏ phiếu để đưa ra phán quyết, tỷ lệ 6:3 đối với vụ UNC và 6:2 đối với vụ Harvard. (Thẩm phán Ketanji Brown Jackson hồi tị trong vụ Harvard do bà nằm trong Harvard Board of Overseers trước thời điểm xảy ra vụ kiện.)
 
Theo quan điểm đa số của tòa, Chánh án John G. Roberts Jr. lưu ý rằng “Theo quan điểm này, không nên hiểu là các trường đại học không còn được xem xét những điều mà ứng viên nói về chủng tộc và ảnh hưởng của chủng tộc đến cuộc sống của họ, có thể là phân biệt đối xử, tạo cảm hứng hay những điều khác.” Tuy nhiên, ông nói thêm rằng “các trường đại học không thể chỉ quyết định dựa vào các bài tiểu luận ứng tuyển hoặc các phương tiện khác mà hiện nay được coi là bất hợp pháp ở Hoa Kỳ.”
 
Sonia Sotomayor, một trong ba thẩm phán bỏ phiếu chống, đã chỉ trích quyết định này, cho rằng phán quyết này của TCPV “đẩy lùi tiến bộ quan trọng và tiền lệ hàng thập niên.” Ngoài ra, thẩm phán Jackson cũng bày tỏ, “Sự thiếu hiểu biết chẳng mang đến lợi ích cho ai. Mặc dù các rào cản pháp lý chính thức liên quan đến chủng tộc đã không còn, nhưng vấn đề chủng tộc vẫn tồn tại trong trải nghiệm sống của tất cả người dân ở Hoa Kỳ theo vô vàn cách khác nhau, và phán quyết hôm nay chỉ khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn chứ không hề tốt đẹp hơn.”
 
Lần gần đây nhất TCPV giữ nguyên chính sách tuyển sinh nâng đỡ thiểu số là vào năm 2016, trong vụ Fisher v. University of Texas (còn được gọi là Fisher II). Vụ việc bắt đầu khi Abigail Fisher, một học sinh trung học gốc da trắng, đã đệ đơn kiện University of Texas ở Austin (UT) sau khi bị từ chối nhập học, với lập luận rằng chính sách nâng đỡ người thiểu số của trường đã vi phạm quyền của cô trong Tu Chính Án Số 14, theo Equal Protection Clause. Ở Texas, những học sinh thuộc 10%  đứng đầu của các trường trung học công lập sẽ được đảm bảo được nhận vào UT Austin. Fisher thuộc lớp đứng đầu 12%, bị đánh trượt. Số còn lại sẽ phải trải qua quá trình tuyển sinh thông thường, trong đó sẽ xem xét yếu tố chủng tộc và sắc tộc.
 
Trong vụ kiện của Fisher, TCPV đã duy trì tính hợp hiến của chính sách nâng đỡ thiểu số của UT sau khi biểu quyết với tỷ lệ 4-3. Bản quan điểm của tòa, viết bởi Thẩm phán Anthony Kennedy, bỏ ngỏ khả năng thay đổi trong tương lai, nêu rõ, “Các trường có nghĩa vụ liên tục cân nhắc và xem xét các chính sách tuyển sinh của mình.”
 
Nguồn gốc của chính sách nâng đỡ thiểu số
 
Shirley J. Wilcher, giám đốc của American Association for Access, Equity and Diversity cho biết, mặc dù những tranh luận về chính sách nâng đỡ người thiểu số hiện nay chủ yếu là trong lĩnh vực giáo dục, nhưng nguồn gốc của nó lại là từ luật lao động. Vào đầu thế kỷ 20, thực hiện “chính sách nâng đỡ người thiểu số” theo nghĩa đen là hành động không để cho ‘mọi thứ diễn ra tự nhiên’ mà chính phủ (hoặc chủ lao động) phải có vai trò tích cực trong việc đối xử công bằng với người lao động.
 
Nổi bật nhất trong số những lần cụm từ “affirmative action” xuất hiện là sự hiện diện của nó trong Đạo luật National Labor Relations Act năm 1935. Được biết đến nhiều hơn với tên gọi Wagner Act, đạo luật thành lập Hội Đồng Quan Hệ Lao Động Quốc Gia (National Labor Relations Board – NLRB). Sắc lệnh được ban ra quy định rằng chủ lao động sử dụng các biện pháp phân biệt đối xử sẽ phải thực hiện chính sách nâng đỡ người thiểu số, bao gồm cả việc thuê lại nhân viên có hoặc không có khoản “back pay.”
 
Vào thời điểm đó, các chủ lao động phản đối và cho rằng NLRB quá thiên vị người lao động. Chủ tịch NLRB J. Warren Madden cho biết: “Hầu hết các chủ lao động đều không hoan nghênh đạo luật này.” Tối Cao Pháp Viện phán quyết Đạo luật Wagner hợp hiến vào năm 1937.
 
Bốn năm sau, khi Hoa Kỳ tham gia Thế Chiến II, nhà hoạt động dân quyền A. Philip Randolph đã dẫn đầu một nỗ lực trên toàn quốc phản đối sự phân biệt đối xử trong lực lượng vũ trang và các ngành liên quan. Phong trào Tiến Về Thủ Đô “March on Washington” đã lên kế hoạch biểu tình tại U.S. Capitol vào ngày 1 tháng 7 năm 1941. Theo BlackPast.org, dự kiến có tới 100,000 người tham gia.
 
Vào ngày 25 tháng 6 năm 1941, chỉ vài ngày trước kế hoạch biểu tình, Tổng thống Franklin D. Roosevelt đã ban hành quốc lệnh Executive Order 8802, thành lập ủy ban Fair Employment Practices Committee (FEPC) đầu tiên và buộc các nhà thầu quốc phòng “tuyển dụng đầy đủ và bình đẳng tất cả người lao động trong các ngành công nghiệp quốc phòng, không được phân biệt đối xử.” Mặc dù tài liệu không sử dụng thuật ngữ “affirmative action,” nhưng đây là sắc lệnh đầu tiên của tổng thống đặt nền móng cho việc thực hiện chính sách công này về sau.
 
Thắng lợi trong tay, người ta đâu cần phải biểu tình chi nữa. Tuy nhiên, bất chấp những tiến bộ, thành kiến và định kiến vẫn cắm rễ sâu trong ngành cho tới năm 1945. Malcolm Ross, chủ tịch ủy ban FEPC, đã viết một lá thư cho tờ New York Times chỉ trích lệnh hành pháp đó chỉ là một biện pháp để ‘chặn họng’ cuộc biểu tình:
 
Các nhóm người thiểu số ở Hoa Kỳ đã đạt được nhiều thành tựu trong ngành công nghiệp chiến tranh và phục vụ trong chính phủ trong nhiều năm qua. Những định kiến xưa cũ đã dần bị phá bỏ, những phong tục cổ hủ đã bị gạt sang một bên, nhưng gốc rễ của vấn đề đã ăn quá sâu và chúng ta vẫn còn một chặng đường dài phía trước.

Hình 2

Tấm áp phích của Ủy Ban Nhân Lực Chiến Tranh trích dẫn Sắc lệnh 8802 của Franklin D. Roosevelt.



Chính sách nâng đỡ người thiểu số và các sắc lệnh hành pháp
 
Tổng thống Dwight D. Eisenhower đã tiếp tục xây dựng dựa trên nền tảng của Roosevelt với sắc lệnh Executive Order 10479 năm 1953, lập ra Ủy Ban Nhân Lực Chính Phủ để chống phân biệt đối xử. Nhưng John F. Kennedy mới là vị tổng thống đầu tiên kết hợp thuật ngữ “affirmative action” với ý nghĩa hiện đại của nó trong một chính sách tìm cách đảm bảo sự bình đẳng giữa các chủng tộc. Vào ngày 6 tháng 3 năm 1961, trong Sắc Lệnh Tổng Thống 10925, ông kêu gọi các nhà thầu của chính phủ “thực hiện chính sách nâng đỡ người thiểu số để đảm bảo công bằng trong cả quá trình tuyển dụng và trong quá trình làm việc của nhân viên, bất kể chủng tộc, tín ngưỡng, màu da hay nguồn gốc quốc gia của họ.”
 
Wilcher cho biết, Ủy Ban Bình Đăng Cơ Hội của Kennedy đã thiết lập chương trình “Plans for Progress”, mở đường cho chính sách nâng đỡ người thiểu số về sau. Anthony S. Chen viết trong “The Fifth Freedom: Jobs, Politics and Civil Rights in the United States, 1941-1972” rằng “Plans for Progress” là một hiệp hội với hơn 400 nhà tuyển dụng công nghiệp lớn nhất quốc gia, tất cả đều tự nguyện tham gia và đưa ra cách chính sách mang đến cơ hội bình đẳng cho tất cả người lao động.
 
Trong chính quyền của Tổng thống Lyndon B. Johnson, cụm từ “affirmative action” đã có chỗ đứng của riêng mình. Theo Ngram Viewer, chương trình theo dõi việc sử dụng từ ngữ trong những cuốn sách theo thời gian của Google Books, sự xuất hiện của cụm từ này tăng đột ngột sau khi Johnson ký Executive Order 11246 vào ngày 24 tháng 9 năm 1965.
 
Sắc lệnh mới thay thế cho Executive Order 10925 của Kennedy, trao cho Bộ trưởng Bộ Lao Động trách nhiệm giám sát các điều khoản trong chính sách nâng đỡ người thiểu số. Để hỗ trợ những nỗ lực này, vào năm 1965, Johnson đã thành lập Phòng “Office of Federal Contract Compliance” tại Bộ Lao Động Hoa Kỳ.
 
Chính sách nâng đỡ người thiểu số trong lĩnh vực giáo dục
 
Chương tiếp theo, chính sách nâng đỡ người thiểu số mở rộng sang lĩnh vực giáo dục, bắt đầu với phán quyết của TCPV trong vụ Green v. County School Board of New Kent County (1954).
 
Phán quyết đã trở thành tâm điểm tranh luận của cả phe bảo thủ lẫn cấp tiến. Tổ chức Virginia Historical Society giải thích:
 
Do nhiều người gốc da trắng phải chuyển sang các học viện tư nhân và các vùng ngoại ô, nhiều trường học trong thành phố khó mà đạt được tính cân bằng chủng tộc nếu không có các tuyến xe chuyên chở học sinh, sinh viên trên toàn thành phố, hoặc từ quận này qua quận khác, từ thành phố này qua thành phố khác. Điều này tạo tiền đề cho một phản ứng dữ dội của người gốc da trắng đối với cơ quan tư pháp và củng cố quan điểm chính trị bảo thủ.
 
Sự phản hồi này đã thu hút sự chú ý của TCPV vào năm 1978, với vụ Regents of the University of California v. Bakke. Vụ kiện được đệ trình bởi Allan Bakke, một ứng viên người gốc da trắng đã hai lần bị từ chối nhập học vào University of California, Davis School of Medicine, mặc dù có điểm GPA và MCAT cao hơn một số ứng viên được nhận. Lúc bấy giờ, trường này dành 16/100 suất cho sinh viên người thiểu số. Trong phán quyết được đưa ra sau tỷ lệ biểu quyết 5:4, TCPV phán quyết rằng dù mức hạn ngạch trong tuyển sinh vi phạm Equal Protection Clause của Tu Chính Án Số 14, chủng tộc có thể được sử dụng như một yếu tố xem xét trong quá trình tuyển sinh để thúc đẩy sự đa dạng trong giáo dục.
 
Trước vụ Fisher, tòa án đã giữ nguyên chính sách nâng đỡ người thiểu số trong vụ Grutter v. Bollinger. Vụ kiện năm 2003 xoay quanh Barbara Grutter, một ứng viên người gốc da trắng nộp đơn vào University of Michigan Law School. Quy trình tuyển sinh của trường không có chỉ tiêu nhưng ưu tiên cho các ứng viên là người thiểu số. Trong một quyết định khác cũng với tỷ lệ biểu quyết 5:4, tòa án đã ra phán quyết nghiên về chính sách nâng đỡ người thiểu số quy trình tuyển sinh của các trường học.
 
Tuy nhiên, sau phán quyết tuần qua vào ngày 29 tháng 6 năm 2023, thì việc sử dụng chủng tộc như một yếu tố xem xét trong tuyển sinh đại học, cũng như trong các lĩnh vực khác của xã hội Hoa Kỳ, bước vào một tương lai bấp bênh. Các đánh giá về mục đích và hiệu quả của chính sách sẽ khác nhau tùy theo hệ tư tưởng. Quan điểm bảo thủ có lẽ được thể hiện rõ nhất qua câu nói nổi tiếng được Chánh án Roberts sử dụng vào năm 2007: “Cách để ngăn chặn sự phân biệt đối xử dựa trên chủng tộc là ngừng các hành động phân biệt đối xử dựa trên chủng tộc.”
 
Với Wilcher, chính sách nâng đỡ thiểu số là trụ cột của luật dân quyền. Bà giải thích: “Chính sách nâng đỡ người thiểu số đã bị nhuốm màu tiêu cực bởi các thông điệp truyền thông và những người phản đối hoặc lăm le muốn loại bỏ nó, nhưng động lực của nó nằm ở chính sách, chứ không phải là sự không phân biệt đối xử. Ta phải chứng tỏ rằng ta đã cố gắng nâng đỡ để giúp tăng cường mức độ đa dạng dẫn đến sự bình đẳng trong xã hội, và đó là ý nghĩa của chính sách nâng đỡ theo lệnh của Johnson. Ý nghĩa của nó vào năm 1965 là như thế, và vào thời nay cũng là như thế.”
 
Nguyên Hòa biên dịch
Nguồn: “The History Behind the Supreme Court’s Affirmative Action Decision” của Jackie Mansky, được đăng trên trang Smithsonianmag.
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trong công cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp để giành lại chủ quyền cho dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ cho đất nước Việt Nam, tiền nhân của chúng ta đã gian khổ cùng một lòng đánh đuổi bọn xâm lăng ra khỏi mảnh đất thân yêu mà Tổ tiên ta đã bao đời dầy công gầy dựng. Cho nên nhìn lại dòng lịch sử dân tộc từ Bắc vào Nam ở đâu và lúc nào cũng có những vị anh hùng dân tộc đứng lên liều mình cứu nước chống giặc ngoại xâm...
Dự án “Funan Techo Canal” nhằm phục hồi một hệ thống đường thủy đã được xây dựng và vận hành từ triều đại Đế chế Funan-Khmer [sic] có từ khoảng 500 năm trước Công Nguyên. Công trình này nhằm cải thiện giao thông đường thủy trong lãnh thổ Cam Bốt. Con kênh này có chiều dài 180 km, kết nối 4 tỉnh: Kandal, Takeo, Kampot, và Kep. Mục đích chính của dự án này như một kết nối lại với lịch sử và nhằm cải thiện giao thông đường thủy cho các cộng đồng cư dân địa phương. Triển khai dự án này phù hợp với cam kết của Cam Bốt theo điều khoản 1 và 2 của Hiệp Định Sông Mekong 1995, với sự bình đẳng về chủ quyền, tôn trọng những quyền hạn và các lợi ích chính đáng..
Người nhập cư Việt Nam được biết đến với “đạo đức làm việc” mạnh mẽ của họ. Họ sẵn sàng bỏ ra nhiều giờ và hy sinh để đạt được mục tiêu của mình. Tính cần cù này đã giúp họ thành công trong nhiều lĩnh vực, bao gồm kinh doanh, giáo dục và các ngành nghề khác...
Sau một vài năm ở Mỹ và đã quen hơn với vùng đất mới của họ, những người nhập cư Việt Nam đã chuyển đến các khu vực đô thị lớn để tạo ra các “biệt khu dân tộc” (ethnic enclaves) với những người Mỹ gốc Á khác...
Từ đợt đầu di tản sau biến cố 30/4/1975, chừng 125,000 người. Vào ngày 29 tháng 4 năm 1975, khi bộ đội miền Bắc tiến vào Sài Gòn, Hoa Kỳ đã ra lệnh sơ tán ngay lập tức nhân viên Hoa Kỳ và hàng nghìn quan chức quân sự và ngoại giao của miền Nam Việt Nam. Các kênh truyền hình tin tức Mỹ đã phát đi những hình ảnh đau lòng về cuộc không vận hỗn loạn, trong đó có đám đông công dân miền Nam Việt Nam tuyệt vọng tràn ngập ngoài cổng Đại sứ quán Mỹ ở Sài Gòn. Làn sóng đầu tiên đến vào năm 1975 như một phần của 140.000 người của Đông Dương được sơ tán ban đầu qua lệnh của Tổng thống Gerald Ford. Những người tị nạn đó, hầu hết đều có trình độ học vấn và nói được một ít tiếng Anh, đã nhận được sự chào đón nồng nhiệt từ công chúng Mỹ mong muốn được xóa bỏ ít nhiều mặc cảm tội lỗi về việc quân đội Mỹ đột ngột rời khỏi miền Nam Việt Nam. Đến năm 1978, kinh tế Mỹ bắt đầu suy thoái và sự chào đón nồng nhiệt này không còn nữa (1).
Giữa những hình ảnh cánh đồng hoa anh túc và những chiến hào sũng nước trong ký ức chung về Thế Chiến I, ít ai để ý đến sự hiện diện của các trại tù binh chiến tranh ở vùng đảo British Isles. Nhưng trong suốt cuộc chiến, Anh đã giam giữ gần 116,000 người trong các trại tù binh trên khắp đất nước, từ Cung điện Alexandra ở London đến một trang trại cũ trên Đảo Isle of Man. Trong số đó có một võ sĩ đấm bốc và nghệ sĩ biểu diễn xiếc người Đức tên là Joseph Pilates.
Cựu Trung tướng Phạm Quốc Thuần đã qua đời vào lúc 8 giờ sáng ngày Thứ Sáu 18-8-2023 tại Fountain Valley, California, hưởng thọ 98 tuổi. Ông sinh ngày 31-8-1926 tại Hà Đông. Trung tướng Phạm Quốc Thuần giữ chức vụ Chỉ huy trưởng trường Bộ Binh (Thủ Đức) ngày 20-8-1969...
Bát Nhã Tâm Kinh của Phật học có câu “Sắc tức thị không, không tức thị sắc”. Từ “sắc” trong câu kinh dùng để chỉ vật chất và những gì có hình tướng. Còn “không” là cái không bao giờ xẩy ra. Từ “không” được nhắc đến nhiều trong đạo Phật chính là “Chân Không Diệu Hữu”. Như vậy, “sắc tức thị không, không tức thị sắc” là nói đến “thật tướng” của vạn pháp và đấy chính là “vô tướng”, từ “cái không” do nhân duyên hợp lại thành “cái có”. Và, ngược lại, từ “cái có” tất yếu trở về “cái không”. Chu kỳ ấy là bất diệt, cứ tiếp nối nhau đến vô tận. Đó là cách tiếp cận theo triết học tôn giáo hay siêu hình học. Nhìn từ nhãn quan vật lý học, “cái có” có thể đến từ “cái không” được không? Theo thuyết Big Bang thì có vẻ là như thế. Vật chất tồn tại như ta nhìn thấy – hàng tỉ tỉ dải thiên hà, mỗi thiên hà có hàng tỉ tỉ ngôi sao, mỗi ngôi sao là một hệ thái dương có thể có nhiều hành tinh, mỗi hành tinh là một thế giới như quả đất chúng ta đang sinh sống – đến từ “cái không có gì”,
Nhân Lễ Tưởng Niệm Nhị vị Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy và Nguyễn Văn Bông được tổ chức ngày hôm nay 13/08/2023 tại Trung Tâm Sinh Hoạt Cộng Đồng tiểu bang Victoria-Úc, Ban Tổ Chức có nhờ tôi chia sẻ đề tài “Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy nhà hoạt động chính trị chân chính”, dưới đây là một số điều tôi được biết về cuộc đời chính trị của giáo sư Nguyễn Ngọc Huy.
✱ Đs Anh/Đs Lodge: Đề xuất của Hồ Chí Minh về một hiệp định đình chiến - Nhu đã đáp lại rằng đề xuất này "không thực tế" nhưng có thể trở thành thực tế trong ba hoặc bốn tháng tới và đang được nghiên cứu. ✱ Báo Espresso, Italia: Ông Nhu sẵn lòng từ bỏ viện trợ Mỹ nếu đó là cái giá phải trả để loại bỏ sự hiện diện của người Mỹ - Nhu cho biết Việt Nam có thể tồn tại mà không cần người Mỹ - Ông Nhu phản ứng phẫn nộ khi người Mỹ muốn ông rời khỏi đất nước. ✱ Nhà báo M.West,Úc: Ông Nhu nói rằng ông muốn tất cả, lặp lại, tất cả các cố vấn Mỹ đều phải rời đi - Không có người Mỹ, chúng ta có thể thắng chiến tranh trong hai hoặc ba năm - Hiện nay trong ngoại giao Mỹ ở Việt Nam, không có đạo đức. ✱ Đại sứ Lodge: Chúng ta nên xem xét việc rút quân là một khả năng ngày càng gia tăng. Sự bắt đầu của việc rút quân có thể gây ra một cuộc đảo chính...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.