Hôm nay,  

Điều Cần Nhớ Khi Xin Chiếu Khán Phi-di-dân (phần 1)

14/08/199900:00:00(Xem: 5741)
Mục di trú và bảo lãnh hàng tuần do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách, chỉ có mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý độc giả nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Việc tín nhiệm các tin tức trong mục này hoàn toàn thuộc quyền tự do và trách nhiệm của quý độc giả.
Hiện nay số lượng các đơn xin chiếu khán phi di dân vào Hoa Kỳ càng ngày càng gia tăng. Chiếu khán phi di dân tức các chiếu khán xin vào Hoa Kỳ không phải để định cư luôn mà chỉ cư trú trong một thời gian có giới hạn và có một mục đích nhất định. Đó là chiếu khán thuộc các diện du lịch, du học, hội nghị, nghiên cứu, nghề nghiệp, tham quan thị trường, vân.. vân.. Xin lưu ý là chiếu khán của diện vị hôn thê/hôn phu cũng thuộc loại phi di dân, vì người vị hôn thê cũng đến Hoa Kỳ trong một gian nhất định là 90 ngày, với mục đích nhất định là kết hôn với người công dân Hoa Kỳ đứng bảo lãnh mình.
Tuy số đơn xin chiếu khán phi di dân gia tăng rất nhiều, nhưng trường hợp bị bác cũng không ít. Trong bài viết hôm nay, chúng tôi xin trình bày với quý vị những điểm chủ yếu cần lưu ý khi thiết lập hồ sơ phi di dân để có thể tránh được việc bác khước.

Ngoại trừ diện vị hôn thê/ hôn phu, khi nộp đơn xin chiếu khán phi di dân, xin lưu ý quý vị 10 điểm chủ yếu sau đây để giúp quý vị có thể tránh được việc hồ sơ bị bác khước :

1-CHỨNG MINH SỰ RÀNG BUỘC ĐỐI VỚI NƯỚC NHÀ:
Theo luật pháp Hoa Kỳ, những ngườI xin chiếu khán phi di dân được xem như có ý định ở lại Hoa Kỳ luôn, cho đến khi đương sự chứng minh được ngược lại, tức là không có ý định ở lại Hoa Kỳ mà sẽ trở về nước nhà sau thời gian lưu trú.
Chứng minh bằng cách nào"" Bằng cách xuất trình những giấy tờ, tài liệu chứng tỏ mình sẽ phải trở về nước vì có sự ràng buộc chặt chẽ với nước nhà.
Những thí dụ về ràng buộc như : tài chánh, công ăn việc làm, gia sản, cơ sở kinh doanh, di sản, liên hệ gia đình, vân.. vân.. Mỗi người có hoàn cảnh riêng nên việc chứng minh không nhất thiết giống nhau và cũng không có tiêu chuẩn đồng nhất cho mọi trường hợp.

2- HIỂU BIẾT VỀ ANH NGỮ :
Người xin chiếu khán phi di dân phải dự trù sẽ được phỏng vấn bằng Anh ngữ, chớ không phải bằng tiếng mẹ đẻ, và cũng không có thông dịch viên. Vì vậy đương sự cần phải thực tập về Anh văn đàm thoại và nên thực tập với một giáo sư người Mỹ thì tốt hơn. Nếu mục đích sang Hoa Kỳ là chỉ học Anh ngữ thì cần phải giải thích sự cần thiết hiểu biết Anh ngữ đối với hoàn cảnh của đương sự và đối với nước nhà.

3-CẦN TỰ LỰC TRONG VIỆC PHỎNG VẤN :
Khi đến gặp giới chức phỏng vấn, không nên dẫn theo cha mẹ, thân thuộc, hoặc những người quen biết mà mình cho rằng lanh lợi và rành rẽ thủ tục. Sự hiện diện của những người này có thể gây ấn tượng không thuận lợi đối với giới chức phỏng vấn, vì có thể họ nghĩ rằng đương sự không có khả năng để tự trình bày về hoàn cảnh của mình.

4-PHẢI BIẾT RÕ VỀ CHƯƠNG TRÌNH HỌC VẤN HOẶC HUẤN NGHỆ MÀ MÌNH SẮP THEO ĐUỔI TẠI HOA KỲ VÀ SỰ LỢI ÍCH CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÓ ĐỐI VỚI NGHỀ NGHIỆP TƯƠNG LAI CỦA MÌNH
Nếu đương sự xin theo học một chương trình đặt biệt nào đó ở Hoa Kỳ mà không rỏ nội dung của chương trình và cũng không nói được lý do tại sao mình cần theo học chương trình đó thì có phần chắc là không thể thuyết phục giới chức phỏng vấn để họ tin rằng mình xin đi Hoa Kỳ để học chớ không phải để ở lại luôn. Ngoài ra cũng cần giải thích tại sao chương trình mình xin theo học có liên quan đến nghề nghiệp tương lai của mình khi mình trở về nước nhà.

5-CẦN TRẢ LỜI NGẮN GỌN VÀ SÚC TÍCH :
Nên nhớ là số lượng đơn xin chiếu khán rất nhiều và giới chức phỏng vấn có rất ít thời giờ để tiến hành cuộc phỏng vấn vừa mau lẹ vừa hữu hiệu, cho nên chỉ tiếp xúc nội trong vài phút đầu là giới chức phỏng vấn có ngay ấn tượng ra sao để quyết định chấp thuận hay bác khước. Vì vậy rất kỵ nói > mà phải trả lời ngắn gọn và chính xác vào điểm người phỏng vấn muốn biết.

PHẦN GIẢI ĐÁP CÁC CÂU HỎI CỦA QUÝ VỊ :

Câu hỏi 1 : Em trai của tôi ở Việt Nam, năm nay 24 tuổi và có bằng Đại học về quản trị kinh doanh. Em tôi đang làm việc cho một hãng của Singapore có trụ sở ở Saigon. Em tôi muốn xin du học ở Hoa Kỳ, có thể được không"
Đáp : Có thể được. Nếu em của anh có thể thương lượng với hãng để xin một thơ giới thiệu hoặc giấy đồng ý đài thọ chi phí du học ở Hoa Kỳ và sẽ có việc làm khi trở về nước, thì đơn xin du học có rất nhiều hy vọng để được chấp nhận.

Câu hỏi 2 : Tôi có người em gái đã có bằng Anh Văn ở Việt Nam. Vậy khi xin du học Hoa Kỳ, em tôi có cần phải xin học Anh Văn (ESL) ở San Jose State University trước tiên, hay có thể xin học thẳng vào chương trình chuyên khoa được không"
Đáp : Nếu em gái anh có bằng Anh Văn TOEFL với số điểm từ 500 trở lên thì có thể xin thẳng vào chương trình chuyên môn dành cho du học sinh ngoại quốc. Tuy nhiên em gái anh cũng cần có căn bản vửng chắc về kiến thức tổng quát và cần phải nộp đầy đủ các học bạ từ trung học đến đại học (kèm theo bản dịch ra Anh ngữ) để trường xét xem có đủ tiêu chuẩn để vào thẳng chương trình chuyên khoa hay không.
Thông thường thì nên xin học ESL trước, mặc dù đã có khả năng về Anh ngữ, vì sau một thời gian học ESL ở Hoa Kỳ, du học sinh sẽ có nhiều lựa chọn hơn về môn chuyên khoa thích hợp với sở trường của mình.

Quý độc giả quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7PM đến 7:30PM và 11:30AM-12PM mỗi trưa Chủ Nhật, trên hai làn sóng 1430AM và 106.3FM. Hoặc quý vị liên lạc với một trong những văn phòng Robert Mullins International gần nhất, tại Nam California: (714) 890-9933, Bắc California: (408) 294-3888, Oakland-San Francisco: (510) 238-8830 hay qua Email: [email protected]

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sáng 31-5-2006, tôi từ Giáo xứ An Bằng lên Huế. Khi ngang qua Nhà thờ Phù Lương, thấy ở cổng Nhà thờ tụ họp rất đông người, đa số mặc sắc phục xanh. Tôi đi tiếp lên Huế. Lúc 10g30, trên đường về, tôi ghé thăm cha xứ Phù Lương. Không ngờ một biến cố tệ hại đã xảy ra tại cổng nhà thờ. Xin được tường thuật cùng bà con trong
Trong Chuyện Kể Năm 2000, Bùi Ngọc Tấn dành nhiều trang để viết về những người bạn tù, được phóng thích cùng khoảng thời gian với ông: Già Đô, Giang, Dự, Min, Dần... Họ đều không có hộ khẩu, không có thân nhân để nương tựa, và vô phương kiếm được một việc làm nên phải đi ăn xin, trộm cắp hay móc túi. Những nhân vật này
Cái đó còn tùy ở định nghĩa ‘vĩnh viễn’ và ‘bình thường’. Douglas "Pete" Peterson không là một chính khách Mỹ có ác cảm với Việt Nam. Ngược lại, ông là vị Đại sứ Mỹ đầu tiên nhậm chức ở Hà Nội sau khi hai nước tái lập quan hệ ngoại giao năm 1995, và cùng với bà vợ - một người Úc gốc Việt
Không biết đây là lá thư thứ mấy, con đã viết mà không bao giờ gửi đi, bởi vì, biết gửi về đâu để tới được tay Thầy"! Những thư trước đã đầy nước mắt, thư này có khô ráo được không" Chiều nay, quét lá ngoài vườn, con không ngớt nghĩ về con đường hẻm năm xưa, nơi một gia đình người miền Bắc di cư, được xóm người miền Nam
Nhận được Album nhạc chủ đề ĐỢI NẮNG, Những tình khúc của Huỳnh Thái Bình do Huỳnh Thái Bình và Nhật Hạ gửi tặng, tôi vội mở ra cho vào máy hát để đám bạn bè đang quây quần nhậu nhẹt cuối tuần cùng thưởng thức. Tiếng nhạc trổi lên
Về huyền thoại xuất dương cứu nước, cận sử VN trong thế kỷ XX có nhắc tới bốn nhân vật : Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Nguyễn Tất Thành và Ngô Đình Diệm. Ngày nay qua sử liệu chúng ta đã biết rõ chân thực chính ai mới là người thực sự ra nước ngoài cứu nước. Trong bốn người
Một buổi trưa, trên bờ sông Hằng, một người đàn ông ngồi trầm tư, dáng điệu u buồn như có điều băn khoăn, lo nghĩ, mắt nhìn ra sóng nước xa xa, tay bâng quơ khẩy khẩy trên cát. Bỗng, cảm tưởng như vừa chạm phải vật gì, ông ta nhìn xuống. Đó là một túi nhỏ thô sơ, cột bằng sợi giây gai cũ kỹ. Mở ra, người ấy thấy những hạt đá nhỏ
Hoa Thịnh Đốn.- Điều 69 của Hiến pháp Cộng sản Việt Nam viết: ”Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật”, nhưng trong thực tế các quyền này phải có phép của Nhà nước như quyền tự do
Đầu tư (Investment) là hai tiếng mà mọi người chúng ta thường nghe, nhất là từ khi đặt chân đến Mỹ. Khi còn ở Việt Nam, đôi khi chúng ta cũng nghe thấy hai tiếng này, tuy nhiên, rất ít người để tâm, vì những danh từ thường dùng khi ấy là "buôn bán, làm thương mại, xoay sở làm ăn..." Sau hơn 30 năm
Thời gian gần đây, nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam, qua cái gọi là "Ban Tôn giáo Chính phủ" đã mở hội nghị khắp 3 miền để "phổ biến pháp luật cho chức sắc tôn giáo". Văn thư triệu tập viết như sau: "Thực hiện công văn số 310/TGCP-PCTT ngày 25-4-2006... Ban Tôn giáo Chính phủ phối hợp với một số bộ ngành liên quan tổ chức
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.