Hôm nay,  

Báo Cs Nga Bôi Nhọ Dân Việt, Sứ Quán Csvn Im Lặng

12/6/200000:00:00(View: 6640)
LTS. Ngày 10-11-2000, báo "Người đoàn viên cộng sản Moskva" (gọi tắt là MK), tờ báo có ấn bản nhiều nhất tại Nga, đã đăng bài phóng sự "Nhánh mầu vàng của sông Moscow" của phóng viên Olga Grekova nói về cộng đồng Việt Nam ở Nga. Ngay sau cái tít trên là hai bức ảnh với chú thích: Tại các chợ Việt Nam, buôn bán rận rệp, heroin và phục vụ mãi dâm. Bài baó này có thể khởi lên làn sóng kỳ thị mới đối với dân Việt. Vẫn chưa thấy Sứ Quán VN có lời nào phản đối báo Nga về hành vi bôi nhọ này.

Bài báo có quá nhiều chi tiết không đúng sự thật, nhằm bôi nhọ người Việt. Chúng tôi (Lan Hương) xin dịch toàn bộ để các bạn được biết.

Nhánh mầu vàng của sông Moskva

Moskva như một thỏi nam châm cuốn hút mọi người từ khắp mọi nẻo trên hành tinh này. Một trong những cộng đồng đông đảo nhất đến lập nghiệp ở Moskva là cộng đồng người Việt. Hiện nay ở thủ đô nước Nga có hơn 50 ngàn người đại diện của một nước châu Á vừa bé vừa xa xôi này đang sinh sống bất hợp pháp. Và theo các dự báo con số này sẽ còn tăng lên nữa. Hay ít nhất cũng vì người Việt đã thành lập ở Moskva 17 khu chợ của mình và còn dự định tiếp tục mở thêm nữa.

Nhìn đến tận chân tơ kẽ tóc (dịch sát chữ là kiểm tra đến cả chấy, rận).
Con đường dẫn đến ốp "Xa lút -5", gần nhà ga Savelov, đầy bụi bặm.

-Kinh quá, quỷ ạ,-người lái xe chửi đổng. -Thế là lại phải rửa xe rồi.

Chúng tôi chẩy vào dòng xe con và chuyển động với tốc độ của rùa theo một con phố hẹp. Phía bên trái con đường có một bức tường mầu xám, còn bên phải là một tòa nhà hình hộp không được chăm nom gì. Đấy chính là khu chợ.

-Lên tầng hai, -nhân viên đội chống các vi phạm luật người tiêu dùng, cục nội vụ Moskva chỉ thị.

"Xa lút -5" nằm trong tòa nhà trước thuộc một nhà máy. Những bức tường long lở, những bậc thang mòn vẹt, các nhân viên bảo vệ còn ngái ngủ. Trên các mắc áo treo đầy các áo khoác, quần, váy rẻ tiền. Người mua hàng chưa đông lắm.

-Kiểm tra giấy tờ, -chúng tôi tiến lại gần một cô gái bán áo da.
-Bà chủ không có ở đây, tôi không biết gì hết, chỉ biết bán hàng thôi.
-Người ta dạy họ như vậy đấy, - Các nhân viên bộ nội vụ giải thích cho tôi như vậy. Đối với người Việt những cuộc kiểm tra như vậy cũng giống như các cuộc tập trận. Sự thành thạo của họ vào thời điểm đó làm bất cứ người cảnh sát đặc nhiệm nào cũng phải nghen tỵ. Loa phóng thanh thông báo xong cái tin ngán ngẩm này thì lập tức câm bặt. (Hệ thống loa truyền thanh, nhân tiện, -là một đặc trưng không thể thiếu của các chợ Việt nam). Chỉ sau vài giây, tất cả mọi người đã biết tin về cuộc kiểm tra của cảnh sát. Người bán hàng trong khoảnh khắc không còn để ý tới khách hàng nữa mà thoăn thoắt thu dọn hàng từ "giá bầy hàng". Các mắc áo đang treo đầy đồ bị ném tới tấp vào trong phòng bán hàng, cánh cửa các container được đóng lại rầm rầm. Sau năm phút những người bán hàng cuối cùng cũng đã đi khỏi chợ. Trong lúc đó, cảnh sát cũng đang vô vọng tìm tiếng nói chung với cô gái Việt Nam.

-Thế nào, chị xuất trình giấy tờ cho chúng tôi xem chứ"- họ hỏi gặng
-Không hiểu, -cô gái Việt nam ngọng nghịu. - Không biết nói…
Người Việt Nam trên thực tế biết tiếng Nga không tồi, ít nhất là ở mức độ sinh hoạt. Nhưng, khi nào cần thiết, họ đánh mất khả năng biết nói. Chính vì vậy trên khu chợ có cả các phiên dịch làm việc.
-Tôi sẽ viết bản giải trình,- Người cảnh sát nói với anh ta như vậy. -Còn anh hãy dịch cho cô ta hiểu, tôi viết có đúng không.
Cô gái Việt Nam phẩy tay và nói liến thoắng bằng tiếng Việt.
-Cô ta không muốn anh viết, -Người phiên dịch nói. -Cô ấy muốn tự làm.
-Cần phải viết bằng tiếng Nga. Còn cô ta lại không biết tiếng Nga, - Sự điềm đạm của người cảnh sát chỉ có thể ghen tỵ mà thôi.

Cuối cùng, tờ giải trình cũng đã hoàn thành. "Tôi tên là Trịnh Thị An, sống ở Moskva không có giấy tờ, bởi vì tôi đã đánh mất nó một tuần trước. Tôi xin hứa sẽ không bán quần áo không có giấy chứng nhận chất lượng nữa."

Giấy chứng nhận chất lượng quần áo đúng là không có, và cũng không thể có. Các đồ dùng mà người Việt tống cho khách hàng, được đưa từ châu Á sang nước Nga với một số lượng nhiều đến phát khùng. Những xưởng may lậu ở các nơi đó may những mảnh giẻ rách này, có lẽ, nhiều hơn tất cả thế giới còn lại. Và những người chủ của nó có một khái niệm thật mù mờ về tiêu chuẩn vệ sinh dịch tễ. Chẳng hạn, cách đây không lâu lực lượng vễ sinh dịch tễ khám phá ra một container chặt cứng đến tận nóc áo nhồi lông. Khi mở ra người ta thấy trong lớp lót, cùng với lông còn cả lũ rận và rệp đang sống rất hòa bình với nhau…Nước hoa và đồ dùng gia đình trong các chợ Việt Nam cũng có nhiều điều bất ngờ. Bột giặt "chính hiệu" có thể được làm từ bột mỳ, cát và bột giặt rẻ tiền. Bột giặt Tide và Ariel được sản xuất ngay trên khu vực chợ.

-Cách đây không lâu chúng tôi tịch thu một lô bột giặt, trong đó có thủy tinh vỡ và Soda,- một người cảnh sát kể.

Nửa tiếng sau khi cuộc kiểm tra bắt đầu, trên khu vực chợ có hơi cay bay ra. Có lẽ, dân cư ở đây quyết định đuổi nhanh nhóm cảnh sát đã làm hỏng buổi chợ của họ. Từ trong tòa nhà của họ những người phụ nữ có mang, những bà mẹ và trẻ em tràn ra - chính đây là những vị khách sinh sống ở thủ đô chẳng những không có hộ khẩu mà còn không có thứ giấy tờ nào. Trong trường hợp tốt nhất thì chỉ có người đứng đầu gia đình có hộ chiếu.

Thế là cuộc kiểm tra bị phá hỏng. Nhưng "không có cái dở thì cũng không có được cái hay". Còn ở đâu bạn có thể nhìn thấy các gia đình Việt Nam trong tất cả vẻ mỹ miều và toàn thể như vậy"

Hãy thử mở hầu bao ra xem

Ở Moskva bây giờ có mười công xã Việt Nam. Mỗi công xã có những cái chợ của mình, có người thủ lĩnh của mình- ông ta thường làm giám đốc chợ luôn. Bạn có nhớ câu ngạn ngữ: "Ai cùng có phần" không" Ở đây cũng vậy:

Mỗi một công xã có một cái chợ của mình, mỗi người Việt Nam đều có một chỗ để bán hàng của mình. Những công xã lớn như "Sông Hồng", Sa lút có tới 4-5 chợ. Trong đó, nếu người Việt thuộc công xã, chẳng hạn "Sông Hồng", thì anh ta phải bán hàng trên chợ của "Sông Hồng".

Theo các tin nghiệp vụ, trong các công xã Việt nam vẫn thường xảy ra các cuộc thanh toán lẫn nhau. Nhưng chỉ có rất ít đến được tai cảnh sát. Chẳng hạn, vụ một cô gái Việt Nam bị một người đồng hương của cô ta giết tháng 4 năm nay ở ốp Xa lút 2 chỉ được biết đến nhờ tính mê tín của những người buôn bán ở đây. Họ đã tìm thấy một chiếc túi với cái xác không đầu của người phụ nữ. Họ đã tìm tất cả các khu lân cận, nhưng không thấy đầu nạn nhân đâu. Thế là buộc phải nhờ đến cảnh sát. Bởi vì người Việt Nam tin rằng không có gì đáng sợ hơn phải chôn một cái xác không đầu. Cái đầu nổi giận nhất định sẽ trả thù tất cả người quen và họ hàng của mình. Nói chung, những người Việt sống ở Moskva còn có những điều bí ẩn còn khinh khủng hơn nhiều.

Chẳng hạn, việc phân ra các đẳng cấp. Chuyện này hoàn toàn bí mật đối với người lạ. Người Việt chỉ có thể lập gia đình với người cùng đẳng cấp của mình. Hơn thế nữa, anh ta cũng không chia sẻ đồ ăn của mình với những người "hạ tiện" hơn, thậm chí không bắt tay họ. Người Việt kinh doanh ở Moskva thuộc đẳng cấp quý tộc, trong quá khứ là sinh viên các trường của Liên Xô. Bây giờ họ là giám đốc các chợ, các nhà doanh nghiệp nhập hàng vào Nga. Thu nhập của họ, những người biết chuyện này cho hay, có thể ngang bằng với thu nhập của các nhà tài phiệt của chúng ta. Nhân thể cũng nói thêm, những người Việt có giấy tờ hợp lệ chủ yếu thuộc tầng lớp quý tộc này: họ có cả hộ chiếu với hộ khẩu, cả giấy phép lao động.

Dân bán hàng thuộc tầng lớp "trung lưu". Họ không phải là người chủ cuộc sống của mình, nhưng cũng không phải là "đồ súc sinh run rẩy". Một số người thuê căn hộ, một số khác thì ở trong các ốp. Giám đốc các chợ thuê các căn phòng trong các ốp này chỉ chừng 10-15 "xanh". Nhưng dân bán hàng phải trả từ 150 đến 200 đô la. Thu nhập mỗi tháng của người bán hàng không dưới 700 đô la. Chính vì vậy, để không phải trả tiền phí phạm, trong mỗi căn phòng lèn chặt từ 8-10 người. Ngay cả mỗi căn phòng cũng được chia ra làm hai. Nhưng không phải theo chiều dọc, mà là theo chiều…ngang. Cũng giống y như người Nga mới say mê những chỗ ở có nhiều tầng. Nhưng chỉ có điều "chỗ ở" của người Việt rất thấp- độ chừng một mét rưỡi.

Những người vừa mới tới Moskva, kết hợp chỗ ở với chỗ để làm việc-những gian bán hàng ở chợ, với nhau. Sau một ngày làm việc những bịch hàng vứt vào một đống, và bắt đầu đời sống gia đình. Người Việt ngủ trên những cái chõng hẹp, được đóng từ các vật liệu sẵn có. Để tiết kiệm chỗ những cái chõng này lại được đóng thành 3-4 tầng, cái nọ nằm trên cái kia. Nhưng dù sao đó cũng chưa phải điều tồi tệ nhật.

Có những người sẽ thật là hạnh phúc nếu được ngủ trên những cái chõng hẹp đó. Đó là những người Việt Nam "thấp cổ bé họng" -dân cửu vạn. Sinh ra trong đói nghèo và bị khinh rẻ, họ không thể có lấy một ở bình thường, và họ ngủ ở đâu tiện. Mùa đông, những người Việt "vô gia cư" này chiếm các đường ống thông gió chạy ngang qua trên mỗi tầng. Trong tòa nhà lạnh buốt, còn trong các đường ống lại ấm. Những người sinh sống trong các đừơng ống thường xuyên lây đủ thứ bệnh cho các đồng hương của mình: một người cửu vạn ốm chỉ cần một lần ngủ trong đường ống thông gió thế là virus được truyền cho tất cả dân cư trong chợ.

Nhân tiện nói về bệnh tật. Từ tháng 5 năm nay các công dân nước ngoài được kiểm tra sức khỏe nhờ quỹ thúc đẩy tình hình vệ sinh dịch tễ của dân Moskva. Theo số liệu của Quỹ này, trong số 2000 người nước ngoài, có 46 người bị bệnh lậu, sáu người bị """. Bệnh giang mai có tới 142 người chia sẻ với dân Moskva, còn giun sán có 56 người. Tai họa của người Việt Nam -bệnh lao, viêm niêm mạc và các bệnh nấm. Cứ ba người thì có một người mắc các bệnh này.
Một khu chợ đầy bọ chét

Cạnh metro "Tulskaya" dừng chân thêm một đứa con của những kẻ mưu lợi Việt Nam-Khu chợ có mái che "TOGI". Trước đây tòa nhà này thuộc nhà máy kéo sợi lâu đời nhất là Danilov.
-Khi chúng tôi đến khu chợ này lần đầu tiên, chúng tôi thật sự kinh hoảng-Bác sỹ vệ sinh quận phương Nam bà Patsalyuk nói.- Ở đây người ta vừa bán hàng vừa sinh sống vừa rán cá mòi. Chúng tôi đã buộc người Việt đi sống ở chỗ khác. Và bây giờ ở khu chợ người ta đã chấp hành các nguyên tắc vệ sinh dịch tễ.

Về chuyện tuân thủ các nguyên tắc vệ sinh dịch tệ tôi đã hỏi chuyện một người bán hàng người Nga, làm thuê cho những người Việt Nam ở đây.

-Rất nhiều người Việt ở đây có sổ y bạ. Nhưng nếu chị biết được sự thật như thế nào thì…chấy, rận từ người họ bay ra. Tháng trước, đến một nửa phụ nữ chúng tôi ngồi ngãi đầu, chúng tôi đã phải gọi cả bác sỹ đến…

Mảnh đất dưới ánh nắng mặt trời chiếm được ở Moskva, người Việt rất quý trọng. Họ cố gắng để không cho bất cứ ai đến gần mình. Người nào đến gần sẽ được nhận một cú bạt tai ngay.

-Công ty chúng tôi thuê của ban giám đốc nhà máy Danilov một gian phòng để làm cửa hàng nằm cạnh khu chợ này,- bà Larisa N., một nhà doanh nghiệp kể- Nhưng chưa được nửa năm sau, ông Gaidai giám đốc điều hành của nhà máy tuyên bố với chúng tôi rằng: "Chúng tôi thì không có gì phản đối các chị, nhưng ban lãnh đạo chợ Việt Nam không muốn các chị kinh doanh cạnh họ".

Hai tháng sau gian hàng bị niêm phong. Quan chức quận Phương Nam và phường Donsk, nơi chúng tôi đến trình bầy cũng nói rằng họ không thể giúp đỡ chúng tôi được. Và họ khuyên chúng tôi hãy kiến nghị lên thị trưởng thành phố.

-Như vậy ai là chủ vùng đất này: nhà máy hay chợ"-những nhà kinh doanh thử phán đoán.

Năm năm trước công ty TOGI ký hợp đồng với nhà máy Danilov để cùng hợp tác sản xuất các sản phẩm dệt và phát triển các mối giao lưu văn hóa giữa Nga và Việt Nam. Đấy hãy tự hiểu xem, ở đây ai là chủ…Nhân thể cũng nói thêm rằng ở các khu chợ khác tình hình còn ghê gớm hơn nữa.

Chẳng hạn chợ Sa lút -5, theo giấy tờ là một cái kho bán sỉ. Còn các khu chợ với cái tên chung là Sông Hồng được tính là các phân xưởng của một nhà máy.

-Tại sao chị đến Moskva" -tôi hỏi một chị phụ nữ trẻ người Việt Nam. Cô ta không trả lời ngay. Nhưng cũng không thể làm bộ không hiểu tiếng Nga được, trườc khi hỏi điều này tôi đã cố gắng vặn hỏi tại sao chiếc quần bò xanh đắt hơn quần bò đen tới 10 rúp. Cuối cùng cô gái nói rằng, ở quê hương của cô ấy không có việc làm, và để khỏi bị chết đói cô buộc phải sang Moskva.

Nhưng các Ủy ban đặc biệt của Nga lại nghĩ khác. Tất cả các chợ của Việt Nam không chỉ được dùng để buôn bán. Dân cư ở đó còn làm những việc có lợi nhuận hơn nhiều.

Cặn bã của xã hội
Trong các chợ có mái che và ốp ở có tất cả những gì mà người Việt yêu thích. Ở đó họ có cả hiệu thuốc, cả hiệu cắt tóc và hiệu sửa ô tô lậu của mình. Có cả những nơi để giải trí: Casino, vũ trường, nhà chứa. Năm nay trong các ốp "da vàng" cảnh sát đã khám phá ra hai nhà chứa làm việc dưới cái vỏ bọc quá bar. Ở đó người ta phục vụ khách nhhững món ăn dân tộc, hát karaoke, và theo yêu cầu - các cô gái bán hàng trên chợ sẽ phục vụ quý khách cả "dịch vụ tươi mát". Một lần đi khách như vậy giá chỉ có 100 rúp (tương đương 3,5 đô la-ND). Nhưng những nơi vui chơi này chỉ mở cửa phục vụ "người của mình". Người Việt rất hiếm khi dành ra những ngoại lệ cho "khách quý".

-Để mua chuộc, người ta đã mời tôi đến tắm hơi tại một quán tắm hơi tại chỗ họ, -người cảnh sát kể- Họ hứa chương trình giải trí có những mục phục vụ siêu cao cấp: các cô gái tốt nhất, rượu cô-nhắc, bể bơi.

Trong số 243 vụ tội phạm được khám phá ra trong năm nay do người nước ngoài gây ra, người Việt Nam chiếm 50 vụ. Điển hình là các vụ tàng trữ vũ khí: trong số bốn kho vũ khí tìm thấy trong năm 2000, hai kho thuộc về các công dân Việt Nam. Trong số những người bán ma túy bị phát hiện có 27 người Việt Nam (chiếm 36% số vụ người nước ngoài). Theo lời các bác sỹ, khám bệnh cho những người bán hàng trên chợ TOGI và LION, hầu như tất cả đều có dấu vết tiêm chích ven. Ma túy được bán ngay trong các hiệu thuốc trong khu chợ. Mỗi năm, số người Việt Nam đến Moskva đều tăng theo cấp số nhân. Theo số liệu của Cục vida và đăng ký thành phố, trong năm 1998 có 1503 người Việt Nam đăng ký, năm 1999 có 5266 người, năm 2000 đã có 10027 người đăng ký. Nhưng đó mới chỉ là những công dân ngoan ngoãn.

Theo đánh giá của cảnh sát, số người sống bất hợp pháp phải trên 50 ngàn người. Khi mở ra những khu chợ ở đây người Việt Nam đã dùng một mũi tên bắn chết hai con thỏ. Việc buôn bán mang lại lợi nhuận không nhỏ- đó là một. Lợi nhuận chạy thẳng vào túi những ông chủ chợ- đó là thứ hai. Một người không muốn nói tên đã cho biết một sự kiện thế này: nếu thu được số tiền thuế từ các khu chợ Việt Nam đủ để tăng thêm 50 xu lương hưu cho các cụ già ở Moskva. Nhưng để có thể thu được số thuế từ những hoạt động chui này cần phải hợp pháp hóa việc kinh doanh của họ. Vậy phải làm thế nào"

- Chúng tôi không thể biết, thậm chí có bao nhiêu người đang sống bất hợp pháp ở thủ đô,- phó phòng quản lý lao động người nước ngoài thuộc cục di trú Moskva, ông Troitsky cho biết.- Trong năm ngoái cục chúng tôi đã đề nghị đăng ký cho người nước ngoài một năm. Chúng tôi muốn để họ mang lại ít tiền cho công quỹ thành phố, nên bắt họ nộp 30 mức lương tối thiểu để đăng ký hộ khẩu. Nhưng Cục vida và đăng ký hộ khẩu thành phố không ủng hộ ý kiến này của chúng tôi.

-Trước tiên chúng ta hãy thực hiện đúng luật lệ đã, -Trưởng cục vida thành phố Moskva, ông Ivanov nói. -Và luật lệ viết rằng: Để mời một người từ nước ngoài sang làm việc, người lãnh đạo công ty phải nhận giấy phép của thành phố Moskva. Và chúng tôi không nhìn thấy nhu cầu phải hợp thức hóa cho những người tự động đến thành phố và sinh sống bất hợp pháp, chỉ để đếm họ và nhờ thế nhận một ít tiền.

Đúng là như vậy. Giả sử người ta đăng ký hộ khẩu cho tất cả những người bất hợp pháp trong vòng một năm. Ngân sách thành phố nhận được chút cơm thừa từ bữa ăn quý tộc, còn những người khách sau một năm lại nằm ngoài vòng pháp luật. Họ chỉ có nhiều thêm lên mà thôi: Nghe tin Moskva đăng ký được hộ khẩu, những người sống bất hợp pháp sẽ kéo đến từ khắp mọi ngóc ngách. Nói chung…tình hình hiện nay họ cũng thấy hài lòng rồi.

-Cần phải chụp ảnh các chợ à", Thế thì phải khen thưởng chị đích đáng,- anh thợ ảnh của tòa soạn nói với tôi như vậy.-Tôi nói nghiêm túc đấy. Ở đó họ có thể đánh chứ chẳng chơi. Khoảng bốn năm trước tôi cũng đã định làm một việc tương tự. Tôi tiến đến gần một quầy bán hàng và lấy ống kính ra. Ngay lúc đó trước mặt tôi hiện ngay ra một thanh niên lực lưỡng. Anh ta đứng và nhìn không chớp mắt. Thì tôi cũng nhìn lại . Khi đó anh ta tiến sát lại gần tôi, hé mở chiếc áo bành tô của mình- vừa đủ để một mình tôi nhìn thấy. - và ở trong đó là một khẩu súng đáng gờm…

(Olga Grekova)

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Năm 2024 chào đón hàng loạt phát hiện thú vị trong nhiều lĩnh vực khoa học, không chỉ trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) và điện toán mà còn trong các lĩnh vực sinh học và y tế. Sau đây là bảy thành tựu y tế nổi bật trong năm nay, phản ánh những tiến bộ vượt bậc trong lĩnh vực y học, đem lại hy vọng cho hàng triệu người trên khắp thế giới.
Còn vài tuần nữa, chúng ta sẽ kết thúc năm dương lịch, 2024. Một năm đủ dài để chúng ta không thể nhớ nổi những chuyện quan trọng đã xảy ra hoặc nhớ một cách lẫn lộn, mơ hồ. “Hôm qua chỉ là ký ức của hôm nay, và ngày mai là giấc mơ.” Nhà thơ Khalil Gibran đã nói. 2024 trờ thành lý ức và 2025 tiến hành giấc mơ. Không có quá khứ thì không có tương lai, vì vậy, hãy sử dụng trải nghiệm những vui buồn năm 2024 để tạo thực tế hơn một giấc mơ 2025 phong phú. Trong lãnh vực cộng đồng, đối với người Việt tại Mỹ, có lẽ cuộc tranh cử tổng thống vừa qua là chuyện ảnh hưởng nhiều nhất. Cựu tổng thống Trump đắc cử, kéo theo bao nhiêu hân hoan, sung sướng của nhóm người Việt phò Trump, và tạo ảm đạm, buồn bã cho nhóm người Việt chống Trump. Một hậu quả rõ rệt là phò Trump, chống Trump đã gây xáo trộn tâm lý và tình cảm cho một số người quá khích. Giận nhau, ghét nhau, bỏ nhau, gạt chân, thúc cùi chỏ, vân vân, không chỉ người ngoài đường mà còn ra tay với người nhà, với bà con thân thuộc.
Nếu nghĩ về năm 2024 là một năm “rất thanh nhã, lịch lãm” quý vị không hề đơn độc. Dictionary.com vừa công bố từ “demure” là từ của năm (word of the year) 2024; sự lựa chọn này chủ yếu được ảnh hưởng từ một đoạn clip nổi tiếng trên mạng xã hội do người dùng TikTok ở Hoa Kỳ Jools Lebron tạo ra. Vào đầu tháng 8, Lebron, một phụ nữ chuyển giới và là nhà sáng tạo nội dung (content creator) đến từ Chicago, đăng tải một đoạn clip ngắn ghi lại cảnh cô ngồi trong xe và nói về cách trang điểm của mình trước khi đi làm. Trong clip, cô nói: “Quý vị thấy cách tôi trang điểm đi làm không? Rất từ tốn, rất đơn giản... Tôi không tô vẽ lòe loẹt. Không làm gì quá lố. Quý vị thấy tôi thanh nhã, lịch lãm không? Cách tôi đến buổi phỏng vấn cũng chính là cách tôi đi làm.”
Ngày 19 tháng 11: - 1863: Diễn văn Gettysburg huyền thoại của Abraham Lincoln: “Lincoln đã làm cuộc Cách mạng, đem lại cho nhân dân một quá khứ mới để sống từ đó, và quá khứ này sẽ thay đổi tương lai một cách vĩnh cửu” như nhà sử học Garry Wills viết. Bài diễn văn có sức tái tạo lại đất nước sau cuộc nội chiến tàn phá nhất trong lịch sử Mỹ. Bài diễn văn toát lên tinh thần trách nhiệm cao cả nhất của tất cả những người còn sống đối với sự nghiệp tự do của dân tộc mà vì nó biết bao chiến sĩ đã ngã xuống; khẳng định lại lý tưởng tự do, bình đẳng đã được khắc ghi trong bản Tuyên Ngôn Độc lập của Hoa Kỳ, của tinh thần Jefferson, như những chân lý bất di bất dịch, và khẳng định tinh thần trách nhiệm của mọi công dân bảo vệ và vun đắp lý tưởng đó. - 1493: Cristoforo Colombo đổ bộ lên hòn đảo mà ông đặt tên là San Juan Bautista, ngày nay là Puerto Rico. - 1969: Những bản tin đầu tiên xuất hiện rằng quân đội Mỹ ở Việt Nam đã thảm sát thường dân ở Làng Mỹ Lai vào tháng 3 năm 1969.
Nếu bạn quan tâm về những gì mình viết trên facebook, blog, diễn đàn, trang nhà, email, vân vân, nên tự cảm nhận hiệu quả của viết lách và kể chuyện của bản thân như thế nào? Quá trình “Vận chuyển tường thuật” trong thế giới điện tử trực tuyến là một trong vấn đề xã hội và cá nhân đáng chú trọng.Kể chuyện thế kỷ 21 Những tiến bộ trong công nghệ đã giúp chúng ta dễ dàng tiếp cận kiến thức gián tiếp mà chúng ta mong muốn về thế giới (Greenfield 2015; Harris và Sanborn 2013). Kể chuyện trong thế kỷ 21 đã phát triển khi mọi người tìm ra những cách mới để ghi lại, chia sẻ và tiêu thụ các câu chuyện: trò chơi, trải nghiệm cá nhân hoặc tin tức chỉ là một số ví dụ (Lundby 2008). Ngày nay, công nghệ hiện đại đã kết hợp hình ảnh với âm thanh và văn bản, đồng thời trao cho mọi người khả năng trở thành người kể chuyện cá nhân và sử dụng môi trường điện tử cho mục đích riêng (Greenfield 2015). Trong cuộc sống bão hòa công nghệ (Lenhart và cộng sự 2015), việc trao đổi câu chuyện thường diễn ra thô
Các nhà hoạt động đang bận rộn tổ chức các cuộc biểu tình và nhắc nhở chúng ta rằng quá trình chuyển đổi năng lượng đã và đang diễn ra tốt đẹp. Điều gì sẽ xảy ra? Đó là câu hỏi mà nhiều nhà lãnh đạo khí hậu, nhà vận động và những tiếng nói “xanh” đã bắt đầu đặt ra trong thời điểm được mô tả là ”thời điểm đau buồn”. Và từ những suy ngẫm này đã xuất hiện những lời kêu gọi tập hợp, đoàn kết và cam kết dấn thân.
Hôm Chủ nhật cuối tháng 10, hàng ngàn người đã đổ về Công viên Washington Square Park ở New York để tham gia và theo dõi cuộc thi “Tìm người giống Timothée Chalamet” (Timothée Chalamet Lookalike Contest). Bầu không khí của sự kiện trở nên sôi động hơn nhờ có cả sự xuất hiện của Timothée Chalamet thật và cảnh sát để duy trì trật tự; những hình ảnh từ cuộc thi nhanh chóng được lan truyền trên mạng xã hội, làm dấy lên các tranh luận sôi nổi về việc ai mới là người giống Timothée nhất.
Xưa kia, người đứng đầu cai trị nước gọi là vua, hay hoàng đế, nay kêu là quốc trưởng, hay tổng thống, hay chủ tịch nước. Người đứng đầu một quốc gia, xưa và nay, đều có nhiều mưu sĩ ở bên cạnh để góp ý lo việc quốc gia đại sự, những mưu sĩ đó nay gọi là cố vấn, tham mưu. Khi xưa thì gọi là quân sư, thí dụ đệ nhất quân sư thời Tam Quốc (ở Trung Hoa) là ông Gia cát Lượng, ông là quân sư của Lưu Bị. Ông Gia Cát Lượng là người có tài quân sự, chính trị, kinh tế. Ông cũng là người có đạo đức cao thượng trong sáng, có nhân cách và năng lực giúp vua, giúp đời, an dân hoàn hảo.
Hôm đó là thứ Năm và là một đêm hè bình thường tại thị trấn Brownsville, Tennessee. Sau một ngày làm việc ở tiệm giặt đồ Sunshine Laundromat, Elbert Williams, thành viên sáng lập của chi nhánh NAACP, trở về nhà như mọi khi. Cả nhà Williams cùng nghe trận quyền anh hạng nặng giữa Joe Louis và Arturo Godoy. Gần 10 giờ tối, khi họ chuẩn bị đi ngủ, thì bỗng có tiếng gõ cửa.
Trong cuộc bầu cử năm nay, cả Kamala Harris và Donald Trump đều đề ra các kế hoạch lớn như cắt giảm hoặc tăng thuế, cung cấp nhiều gói hỗ trợ cho người dân, thúc đẩy các chính sách quan trọng liên quan đến những vấn đề như quyền phá thai, chăm sóc sức khỏe, bảo vệ môi trường và viện trợ quân sự nước ngoài. Dù ai đắc cử, tất cả các kế hoạch này đều có một điểm chung: chỉ có thể thành hiện thực nếu được Quốc hội thông qua, bao gồm Thượng viện và Hạ viện.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.