Hôm nay,  

Hội Đồng Hương Lãng Hà

2/19/200400:00:00(View: 12356)

Vội vã rời quê hương yêu dấu Việt <"xml:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:smarttags" />Nam, phần đông dân làng Lãng Hà đều định cư tại Hoa Kỳ, đông nhất là tại Los Angeles, California. Sau những năm đầu lo lắng cho cuộc sống tương lai của con cháu. Dăm ba năm sau nhớ ơn trên các con cháu đã có công ăn việc làm vững chắc, học hành thật ngoài sự ước muốn của mọi người Việt. Các con cháu đã mang lại bao hãnh diện cho người Việt. Chỉ sau mười năm đã có biết bao nhiêu là bác sĩ, dược sĩ và vô số kỹ sư đủ mọi ngành nghề, nhưng chẳng đâu bằng quê bản quán mình đã sinh ra, sống bao nhiêu năm ở nơi chôn rau cắt rốn dì có di cư từ miền Bắc vào Nam thì cũng vẫn là quê hương mình. Các con cháu cả ngày đi làm, đi học từ mờ dáng đến tối mới về, chỉ có những người già ở nhà mới thấm thía được cảnh xa quê hương tổ quốc. Các cụ có tâm huyết luôn lo nghĩ rằng, liệu mai này con cháu chúng còn nhớ tới mồ mã tổ tiên ông cha chúng ở VN không, nhất là những nơi xa thành thị. Các cụ buồn tủi nhưng cũng cố gắng sống theo và hòa mình vào xã hội Hoa Kỳ. Sau nhiều năm các cụ đã nói chuyện với co cháu muốn có một hội đồng hương để tâm sự chuyện trì nhất là nhắc đến những kỷ niệm ở làng quê, xóm cũ và ước muốn hàng năm có thể ngồi lại với nhau. Trong dịp rằm tháng 7 nhiều gia đình đi lễ chùa đã gặp nhau và nhận ra nhau, nhất là các vị cao niên cũng từ đó từ chuyện làng xã đến hiện tại, ý tưởng thành lập hội đã gần như chín mùi và dịp Tết Nguyên Đán năm 1992, sau cuộc vui xuân trò chuyện hỏi thăm nhau, chúc tét cũng như nhắc nhở những tập tục làng xã mình ở. Hội đồng hương Lãng Hà đã được thành lập với mục đích tương thân tương trợ lúc sống cũng như khi qua đời. Hàng năm tổ chức họp mặt nhân dịp đầu xuân kêu gọi mọi người kẻ ít người nhiều đóng góp để gởi về giúp đỡ quê nhà, khuyến khích các bạn trẻ hàng năm nên tổ chức picnic để làm quen, giúp đỡ nhau nhất là hy sinh đóng góp và tài trợ cho các em nhỏ không có trường học vì đã đổ nát từ lâu.


Hội đồng quản trị nhiệm kỳ 2003-2006
Ban tư vấn: Cụ Nguyễn Đình Hoành, cụ Hoàng Xuân Tiếp, cụ bà Lê Thị Giáng, ông Nguyễn Xuân Thoái, bà Lê Thị Chín.
Ban quản trị:
Chủ tịch: ông Trần Viết Thân
Phó nội vụ: ông Nguyễn Tất Tiến
Phó ngoại vụ: ông Lê Hoài Đức
Thủ quỹ: bà Nguyễn Lệ Dung
Thư ký; cô Trần Thị Thu HỒng
Uûy viên giao tế: ông Trần Đình Tứ và bà Nguyễn Thị Hường
Uûy viên tổ chức: anh Nguyễn Năng Tạo và chị Nguyễn Thị Hằng Nga
Địa chỉ: 305 1 5th street, Los Angeles, CA 90013
Điện thoại: 213-649-2128
(Đặc trách liên lạc Hội Đoàn: Nguyễn Ngọc Cường, Việt Báo, Tel: (714) 693-3270, Pager: (714) 435-5581)<"xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Năm 1954, phần đông dân làng thuộc xứ Đông Chu phải đứt ruột từ giã nơi chôn rau cắt rốn, mồ mã cha ông, bạn hữu để di cư vào Nam để được tự do giữ đạo. Sau vài chục năm sống tại miền Nam, những vị cao niên luôn mong ước cho màu mỡ đời sống đã tạm yên, thì rồi lại bồng bế nhau bỏ mọi kinh doanh, ruộng vườn
Năm 1975, phần đông dân làng Nam Hoàng đã vội vã bồng bế nhau di tản sang các nước tự do trên thế giới. Lần di tản này rời bỏ quê hương yêu dấu VN chứ không như cuộc di cư từ Bắc vào Nam năm 1954. Nam Bắc vẫn cũng là quê hương mình. Sau nhiều năm sống tại đất Mỹ vì không chịu nỗi sự lạnh lẽo gần như quanh năm
Sau bao nhiêu năm sống xa quê hương, mặc dù cuộc sống an bình và không phải lo ăn hàng ngày, lo ngày mai như khi còn sống tại miền Bắc Việt Nam . Với hai cuộc di cư và di tản đã làm tan nát nhiều cõi lòng, phải bỏ nơi chôn rau cắt rốn, bỏ xóm làng mà đã bao đời ông bà, cha mẹ, cô bác, chú dì sống với những đồng lúa
Dù ở nơi đâu người dân Nam Thành hàng năm vẫn khắc sâu trong lòng không quên ngày lễ Kính Quan Thầy là Thánh Ca Giuse, trong dịp lễ họ cùng khuyến khích nhau tham dự Thánh Lễ tụ họp cầu nguyện cho chính họ cũng như mọi thành phần của Giáo xứ.Sau năm 1954 tại miền Nam nhiều đền Thánh Kính Thánh Giuse
Cây có cội, nước có nguồn, không ai muốn rời bỏ xóm cũ, làng xã mà mình được sinh ra, nơi có bao kỷ niệm, hình hài Tổ tiên, ông bà, cha mẹ thân bằng quyến thuộc đã bao đời sống tại đó. Vì hoàn cảnh đất nước nên năm 1954 đã bao gia đình đã phải bồng bế nhau từ Bắc vào Nam vì biết rằng CS không chấp nhận tôn giáo
Năm 1954 Việt Nam bị chia đôi Nam-Bắc đa số những người Bắc sống tại thành thị nhất là những tín hữu công giáo đã phải bỏ nơi chôn rau cắt rốn, nơi mồ mả tổ tiên, ông bà họ hàng thân thích đứt ruột bỏ miền Bắc để di cư vào Nam mục đích chính là để giữ đạo vì biết rằng CS sẽ không chấp thuận tôn giáo, cũng nghĩ rằng
Một trong những Trường Trung-Học Công Lập lớn trước đây tại Sàigòn, thủ-đô của nước Việt-nam Cộng-hòa, là TRƯỜNG PETRUS TRƯƠNG VĨNH-KÝ. Sau ngày đen tối 30 tháng 4 năm 1975, tại hải ngoại có nhiều Hội Ái Hữu được thành lập. Và trong bài này chúng tôi xin được giới thiệu
Năm 1954 cả triệu người Bắc phải đứt ruột từ giã nơi chôn rau cắt rốn, mồ mả tổ tiên bạn bè thân hữu di cư vào miền Nam Việt Nam để được tự do giữ đạo. Sau vài chục năm sống ở miền Nam màu mỡ nhiều nơi ruộng đồng thẳng cánh cò bay, đời sống đã tạm yên chỉ nhờ đất nước thống nhất là lại trở về quê hương
Cây có cội nước có nguồn. Hoàn cảnh lịch sử Việt nam năm 1954 cả triệu người Bắc đã phải bỏ nơi chôn rau, cắt rốn, nơi mồ mả tổ tiên đã sinh sống đời nọ qua đời kia, vì muốn được tự do giữ đạo nên đã bồng bế nhau vượt qua bao nguy hiểm để vào miền Nam. Tưởng rằng cũng chỉ ít năm khi đất nước thống nhất thanh bình
Bùi Chu là vùng đất hẹp người đông, nằm giữa hạ lưu của sông Hồng ở phía Bắc, sông Vị Hoàng ở phía Tây, sông Đáy ở phía Nam và vịnh Bắc Việt ở phía Đông, tạo nên một hình tam giác. Diện tích vào khoảng từ 1,271 đến 1,350 cây số vuông tùy theo nguồn tài liệu. Giáo dân công giáo khoảng 350,000 người trong tổng số
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.