Quần thể nhà thờ Phát Diệm gồm một nhà thờ lớn (nay dùng làm nhà thờ chính tòa của địa phận), 4 nhà nguyện khác kiểu nhau quây quần ở 4 góc, 3 hang đá, và một nhà thờ đá ở góc tây bắc. Trong hình chụp là các bộ cửa ở hàng hiên mạn đông của nhà nguyện thánh Phê-Rô. Cửa tại các nhà thờ Phát-Diệm được chạm trổ công phu theo nghệ thuật kiến trúc á đông, nếu so sánh với những cánh cửa chạm trổ tinh vi tại các cơ sở kiến trúc khác ở Việt-Nam, sẽ nhận ra cái giá trị nghệ thuật cao của công trình thực hiện tại Phát-Diệm và mức độ thích nghi trong phạm vi nghệ thuật của công trình kiến trúc này. Qua bao thăng trầm của thế sự, công trình kiến trúc tư nhân nầy đã tồn tại hơn một thế kỷ, hơn một chế độ, luôn luôn vẫn là nơi cầu nguyện hoặc điểm hành hương cho du khách thế giới.
Sách vở bảo tên cúng cơm của hoa là Salvia Guaranitica nhưng người chụp không tìm thấy tên Việt Nam. Bà con gần xa ai biết vui lòng chỉ giùm. Xin cảm ơn.
Thiên an có nghĩa là sự an lành từ trời ban xuống. Khi chúng tôi tới thăm, báo chí quốc tế nhắc nhở 15 năm chẳn sau ngày quảng trường tắm máu. Thoạt đầu mượn cớ để tang cho Hồ Diệu Bang, một người có đầu óc cấp tiến, sinh viên đi tới chỗ yêu sách đòi chấm dứt hối lộ và hối mại quyền thế. Chính quyền càng dẹp, sức chống đối càng tăng. Tới 2-6, có 200 ngàn lính vào bao vây quảng trường rộng 440000 mét vuông này, và Bắc Kinh thiết quân luật. Ngày 4-6-1989, súng cá nhân và súng lớn trên xe tăng đã khai hỏa vào thường dân. Sinh viên và dân giáp chiến với lính, đốt 34 xe tăng cùng hàng trăm xe quân sự khác. Quân đoàn 27 của Quân Đội Giải Phóng Nhân Dân đã bắn thẳng vào nhân dân không vũ trang. Báo cáo của đại sứ Mỹ ở Bắc Kinh gửi về Bộ Ngoại Giao ghi rõ dân tay không chạy tránh đạn đã bị bắn sau lưng, và con số tử vong là 2600 người, còn con số tử thi do các bệnh viện cọng lại là 7000, chưa kể số xác bị quân đội xúc lên xe chở đi thiêu để dấu diếm sự thực. Đó là cái giá của tự do và dân chủ.
Nhà thờ Phát Diệm thuộc huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình, cách Hà Nội 130 km về phía Nam. Tên Phát Diệm có nghĩa là phát sinh ra cái đẹp, do Nguyễn Công Trứ đặt. Khi được cử về coi giáo xứ năm 1865, cha Trần Lục (còn gọi là cụ Sáu) đến thì đây chỉ là một bãi bùn lầy đầy những cói và sậy. Cha đã trăn trở nghĩ suy mười năm, một mình cưu mang việc xây dựng nhà thờ, bắt đầu từ con số không. Khi đạo Công Giáo được tự do, Đức Cha Theurel đã sai cha vào Huế yết kiến vua Tự-Đức để xin trả lại làng Vĩnh Trị cho người công giáo. Dịp nầy, cha đã đi quan sát đền đài miếu vú và lăng tẩm ở kinh đô để phác họa trong đầu bản thiết kế kết hợp hai giòng kiến trúc Đông, Tây. Những mái dốc, những mái cong, những chông diềm, những hành lang bao quanh và dáng vẻ kiến trúc chung này phải quen thuộc, phải gần gũi tâm hồn Việt Nam. Cha đã vận động giáo dân mỗi nhà góp 10 ký gạo một năm để có quỹ thi công. Nhà thờ đá được xây dựng trong suốt thời gian 24 năm liên tục (1875-1899), với trình độ kỹ thuật và điều kiện giao thông của những năm cuối thế kỷ 19 thì chỉ việc vận chuyển hàng nghìn tấn đá, có những phiến nặng 20 tấn, cùng hàng trăm cây gỗ lim về tới Phát Diệm để xây nhà thờ là một kỳ công. Kim Sơn vốn là vùng đất rất lầy lội, người ta đã chuyển cả một quả núi nhỏ cách 40 km về để chống lún. Quần thể Phát Diệm bao gồm Nhà Thờ Lớn và 4 nhà thờ khác ở chung quanh; trên lầu có quả chuông nặng gần hai tấn, cao 1m90, đường kính 1m10, ở giữa treo một trống cái cao 1m90, đường kính 1m10. --- Ngày 18-1-1988, nhà nước đã xếp quần thể kiến trúc Nhà Thờ Phát Diệm vào hạng Di Tích Văn-Hóa. (Ảnh chụp ngày 17-6-2004).
We use cookies to help us understand ease of use and relevance of content. This ensures that we can give you the best experience on our website. If you continue, we'll assume that you are happy to receive cookies for this purpose.