Hôm nay,  

My First Macro

5/26/200500:00:00(View: 5008)
Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Vào cuối thế kỷ 19 thật khó kiếm ra những người chuyên môn tại một vùng đất tân bồi như Kim Sơn, vì thế kiến trúc sư Trần-Lục đã phải tự mình tính toán và thu xếp công việc toàn bằng vật liệu và phương tiện thô sơ. Dạo ấy không có phương tiện chuyên chở, xây cất, cần trục và các phương tiện tân kỳ khác như ngày nay. Người ta cần những khối đá từ 7 đến 8 thước khối, với trọng lượng khoảng 20 tấn. Phải chuyên chở các khối đá này từ 30, 50 cây số ở xa như từ Thiện-Dưỡng về; hoặc các cây gỗ từ Bến-Thủy (Vinh, cách Phát-Diệm 200 cây số). Rồi các phiến gỗ lớn cũng phải chuyên chở về như vậy. Lúc này việc thi công phải dùng trí để tính toán và lợi dụng các yếu tố thiên nhiên bên ngoài, như sức nước, dòng sông, thủy triều lên xuống. Viết về Cha Trần-Lục, tác giả Celsi Costantini trong tạp chí Illustration, ngày 9-11-1929 đã ghi nhận như sau: "Cha Trần-Lục không muốn làm cho các tân tòng bỡ ngỡ bị mất gốc, khi cho hủy bỏ phong tục khác thường, nhưng Ngài biết làm cho họ yêu thích sự khiêm nhường kitô gíáo...".
Là công trình xây cất cuối cùng của quần thể nhà thờ chính tòa Phát Diệm, nằm giữa hồ nước và Nhà Thờ Lớn, Phương-Đình được linh mục kiến trúc sư Trần Lục xây theo kiểu á đông và dựa theo quan điểm thần học: nhà vuông với kích thước gần bằng nhau, chiều ngang 24m, sâu 17m và cao 25m, bằng đá phiến, lớn nhất là tầng dưới cùng được xây dựng bằng đá xanh. Nghệ thuật xây dựng Phương Ðình rất đáng khâm phục, với kỹ nghệ thủ công những người thợ địa phương đã ghép những phiến đá nặng hàng nghìn cân, mức độ chính xác rất cao. Các vòm cửa bằng đá được lắp ghép đến trình độ tinh xảo. Giữa Phương Ðình đặt một sập làm bằng đá nguyên khối, phía ngoài và bên trong là những bức phù điêu được khắc chạm trên đá hình ảnh chúa và các vị thánh rất đẹp với những đường nét thanh thoát. Tầng thứ hai của Phương Ðình treo một trống lớn. Tầng ba treo một quả chuông nặng gần 2000 kg. Mái của Phương Ðình có năm vòm, bốn vòm ở bốn góc thấp hơn, vòm cao nhất là vòm ở giữa tầng ba cao 25m65. Mái không cao vút kiểu ngọn tháp như những nhà thờ khác mà là mái cong thấp cổ kính như mái đình, mái chùa. Cách xếp đặt này có tính cách thần học, vì "phương đình" là con đường dẫn vào yết kiến các thần. Phương-Đình của Phát-Diệm có nét hao hao giống Đại Hồng Môn (cổng vào lăng Minh Mạng ở Huế), hoặc chùa Thiên Trù. Tuy nhiên Phương-Đình có ba tầng: tầng mặt đất có 5 cửa (ngũ quan); sau đó tầng trên mới có 3 cửa (tam quan) và lầu chuông. Vừa làm khoa học, vừa làm mục vụ, cả hai mặt đạo đời kiêm toàn, nên trên những kim khánh của nhà vua gửi thưởng cho cụ Trần Lục, có khắc những câu như sau :"Lời nói của cụ làm cho ai nấy tín nhiệm. Cụ làm cho khắp chốn được thái bình. Cụ là người tài giỏi biết giáo dục dân chúng và đem hạnh phúc cho họ. Cụ là người ngay thẳng có một".
Location: Grand Teton National Park. Technical Data: Metering at the tree, used the split ND filter to block the sky highlight by 2 stops.Used circular polarizer to saturate blue color. Set at f16, 1seconds
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.