Về thăm Việt Nam, tôi thấy trong các lễ tiết cần duy trì sự trang nghiêm, trong nhàthờ vàchùa chiền, trên bàn thờ, trước hương án, người mình chỉ dùng đèn nến màkhông thắp đèn điện, đèn dầu. Các vị cao niên cho rằng đèn nến tượng trưng cho sự tinh khiết, lòng thành tâm vàsự tôn kính; nến thường đi song song với nhang trong việc hiếu hỉ để được gọi chung là"nhang đèn".
Nhà thủy tạ trong khuôn viên lăng, nơi lúc sinh thời vua Tự Đức nghỉ ngơi và xướng họa thi ca với thi nhân và các nàng ca kỹ. Nguyên thủy, vua đặt tên nhà thủy tạ là Xung Khiêm, và hồ sen phía trước là Lưu Khiêm. Lăng Tự Đức được xây dựng từ 1864 đến 1867, với hơn 50 đền miếu bao bọc bởi 1500 mét tường rào. Do hết sức tốn kém vừa tiền của vừa xương máu nhân dân, nên trong năm 1866 đã xẩy ra nhiều vụ lính tráng và công nhân xây dựng nổi loạn chống đối, triều đình phải đàn áp. Tự Đức trị vì 35 năm, lâu nhất trong triều nhà Nguyễn. Sau khi chết, xác nhà vua được mai táng cùng với 200 tì nữ và vô số ngọc ngà châu báu ở một nơi bí mật nào đó, đến nay chưa phát hiện được.
"Trải qua một cuộc bể dâu, Những điều trông thấy mà đau đớn lòng". (Nguyễn Du) - Phần còn lại của nhà thờ Tam Tòa bên sông Nhật Lệ, Đồng Hới, sau cuộc chiến tranh dâu biển 30 năm... Chụp ngày 24-6-2004.
Rất quen thuộc với dân quê Việt Nam, bèo thường xuất hiện trong văn chương ca kịch nói về cuộc sống cơ cực lầm than, những thân phận oan khiên và rẻ rúng. (Hình chụp dọc con lộ từ Ninh Bình đi Phát Diệm, bằng phim Fujichrome Astia 100 -- Tháng 6-2004)
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.