Hôm nay,  

Những Cao Tăng Trong Lịch Sử Phật Giáo Việt Nam

24/02/201100:00:00(Xem: 4691)
Den_tho_Tran_Nhan_Tong-content
Đền Thờ Trần Nhân Tông
  • NHỮNG CAO TĂNG TRONG LỊCH SỬ PHẬT GIÁO VIỆT NAM

Dưới đây xin phép tạm liệt kê tôn hiệu của một số Cao Tăng Việt Nam trong lịch sử, và một số Chùa Cổ danh tiếng còn lưu lại.

*niđalưuchi("-594), cũng được gọi là Diệt Hỉ, là Thiền sư Ấn Độsang Trung Quốctham vấn tu học, môn đệ đắc pháp của Tam tổ Thiền tông Tăng Xánvà là người khai sáng thiền phái Tì ni đa lưu chi tạiViệt Nam.

Sư là người nam Thiên Trúc (Ấn Độ), thuộc dòng dõi Bà la môn. Thuở nhỏ đã có ý chí khác thường, đi khắp mọi nơi cầu học Phật pháp. Năm 574, Sư sang Trung Quốc và nhân đây có cơ hội yết kiến Tam tổ Tăng Xán tại núi Tư Không. Thấy cử chỉ uy nghiêm của Tổ, Sư bỗng đem lòng kính mộ, đứng trước vòng tay cung kính. Tổ vẫn ngồi im nhắm mắt không nói (biểu tượng: thiền vô ngôn). Sư đứng im suy nghĩ giây lát bỗng nhiên tự ngộ, liền quỳ xuống lạy ba lạy (biểu tượng: cung kính Tam Bảo Phật Pháp Tăng). Tổ thấy vậy cũng chỉ gật đầu ba lần. Sư muốn đi theo hầu Tổ nhưng Tổ lại khuyên đến phương Nam giáo hóa.

Sư sang Việt Nam khoảng cuối thế kỷ thứ 6(~580), cư trú tại chùa Pháp Vân (chùa Dâu) tỉnh Hà Bắc. Nơi đây Sư dịch bộ kinh Đại thừa phương quảng tổng trìsau khi đã dịch xong bộ Tượng đầu tinh xá kinhtại Trung Quốc.


*Thiền sư Pháp Hiền("-626) họ Đỗ, người huyện Chu Diên nay là huyện Gia Lâm(Hà Nội) thuộc thế hệ thứ nhất dòng Pháp của Thiền sư Tì ni đa lưu chi. Sư tu chùa Pháp Vân, hương Cổ châu, huyện Long biên.

Ban đầu sư xuất gia thọ giới cụ túcvới đại sư Quán Duyên ở chùa Quán Vân. Sau khi nhận được yếu chỉ thiền từ Thiền sư Tì ni đa lưu chibèn đến núi Thiên Phúc tu tập thiền định, quên hết cả vật lẫn bản thân mình khiến cho chim chóc, dã thú tới tự do vui đùa; người đời hâm mộ danh tiếng đến học đạo nhiều nên sư cho dựng chùa Chúng Thiện làm nơi lưu trú. Dòng Thiền Nam phương hưng thịnh từ đó.

Tùy Cao tổ bèn cho đem xá lợi Phật sang ban cho sư Pháp Hiềnđể xây tháp cúng thờ. Sư đem chia cho các chùa Pháp Vân ở Luy Lâu và ở các châu: Phong Châu, Hoan Châu, Trường Châu để dựng tháp thờ.

Vô Ngôn Thông(759"-826), là một vị thiền sư Trung Quốc, đệ tử của thiền sư nổi tiếng Bách trượng Hoài hải. Năm 820, Sư qua Việt Nam, ở tại chùa Kiến Sơ, ngày nay thuộc tỉnh Bắc Ninh, thành lập phái thiền Vô Ngôn Thông. Sư mất năm 826, và phái Thiền của Sư kéo dài được 17 thế hệ.

Dòng thiền Vô Ngôn Thông có những thiền sư quan trọng là Khuông Việt("-1011), Thông Biện("-1134), Mãn Giác("-1096), Minh Không(mất 1141) và Giác Hải. Thế hệ cuối cùng là khoảng cuối thế kỷ thứ 13. Phái Vô Ngôn Thông theo đúng dòng Thiền của Huệ Năng, chủ trương đốn ngộ(giác ngộ nhanh chóng). Các vị Thiền sư dòng Vô Ngôn Thông đều có tâm hồn thi sĩ. Riêng thiền sư Không Lộvừa được cho là thuộc thiền phái Vô Ngôn Thông, nhưng cũng thuộc thiền phái Thảo Đường.

*Khuông Việt(933-1011) trước tên là Ngô Chân Lưu, tu chùa Phật Đà, làng Cát Lợi, Thường Lạc. Sư là người Cát Lợi, họ Ngô thuộc đời (hay thế hệ) thứ 4, dòng Vô Ngôn Thông. Đại sư Khuông Việt là vị Tăng thốngđầu tiên của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

*Trúc Lâm Yên Tửlà một dòng thiền Việt Nam đời nhà Trần, do vua Trần Nhân Tông sáng lập. Trúc Lâm cũng là pháp hiệu của Trần Nhân Tông, đồng thời cũng là hiệu của Thiền sư Đạo Viên, tiền bối của Trần Nhân Tông, Tổ thứ hai của dòng thiền Yên Tử. Thiền phái Trúc Lâm có ba Thiền sư kiệt xuất là Nhân Tông (Trúc Lâm Đầu Đà), Pháp Loavà Huyền Quang. Thiền phái này được xem là tiếp nối của dòng Yên Tử, dòng Yên Tử lại là sự hợp nhất của ba dòng thiền Việt Nam của thế kỷ thứ 12– đó là dòng Thảo ĐườngVô Ngôn Thôngvà Tì-ni-đa-lưu-chi.

Sau một thời gian ẩn dật, dòng thiền này có được những vị Thiền sư của Trúc Lâm Yên Tử như Viên Cảnh Lục HồViên Khoan Đại Thâmvà nổi bật nhất là Thiền sư Minh Châu Hương Hải, một vị Thiền sư xuất sắc đã phục hưng tông phong Trúc Lâm. Trong thế kỷ thứ 17-18, thiền phái này được hoà nhập vào tông Lâm Tế và vị Thiền sư xuất sắc cuối cùng là Chân Nguyên Huệ Đăng.

*Tuệ Trung Thượng Sĩ(1230-1291) tên thật là Trần Tung (hay Trần Quốc Tung), là một thành viên trong hoàng tộc nhà Trầnvới tước hiệu Hưng Ninh Vương và là một thiền sư Việt Namdanh tiếng. Ông là con trưởng của An Sinh Vương Trần Liễu, anh ruột của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấnvà hoàng hậu Nguyên Thánh Thiên Cảmhúy Thiều, vợ vua Trần Thánh Tông.Ông tham dự cả ba lần kháng chiến chống Nguyên Môngnăm 1258, 1285 và 1288 cùng Hưng Đạo Vương. Sau khi kháng chiến thành công, ông được phong chức Tiết độ sứ Thái Bình. Nhưng không lâu sau ông lại lui về ấp Tịnh Bang lập Dưỡng Chân trang để theo đuổi nghiệp thiền.

Thời trẻ, ông học đạo với thiền sư Tiêu Dao; vừa thực hành giải thoát tâm trong đời sống gia đình theo hình thức cư sĩ vừa đảm trách các công việc xã hội mà triều đình giao phó. Ông được vua Trần Thánh Tông nể vì do kiến thức uyên bác về đời lẫn đạo, được vua tôn làm đạo huynh. Ông sáng tác nhiều thi, kệ; một số được kiết tập trong "Thượng Sĩ Ngữ Lục"rất nổi tiếng.

Tran_Nhan_Tong

*Trần Nhân Tông(1258-1308), tên thật là Trần Khâm là vị vua thứ ba của nhà Trần(sau vua cha Trần Thánh Tôngvà trước Trần Anh Tông). Ông ở ngôi 15 năm (1278– 1293) và làm Thái Thượng hoàng 15 năm. Ông được sử sách ca ngợi là một trong những vị vua anh minh nhất lịch sử Việt Nam.

Sau khi nhường ngôi cho con trai là Trần Anh Tông, ông xuất gia tu hành tại cung Vũ LâmNinh Bình, sau đó đến Yên Tử (Quảng Ninh) tu hành và thành lập Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, lấy đạo hiệu là Điều Ngự Giác Hoàng (hay Trúc Lâm đầu đà). Ông là tổ thứ nhất của dòng Thiền Việt Nam nói trên. Về sau ông được tôn xưng là “Phật Hoàng” nhờ các việc này.

Trần Nhân Tông còn là một nhà thơ thiền xuất sắc trong dòng thơ thời Lý-Trần.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Kể từ ngày quân Nga xâm lược Ukraine vào tháng hai 2022 đến nay, ít nhất 35 nhà báo đã chết tại Ukraine khi đnag làm công việc của mình.
Michelle Obama mang đến cho độc giả một loạt câu chuyện mới mẻ và những suy ngẫm sâu sắc về sự thay đổi, thách thức, sức mạnh, bao gồm cả niềm tin của bà: khi thắp sáng cho người khác. Chúng ta có thể khai sáng sự phong phú và tiềm năng của thế giới xung quanh, khám phá những sự thật sâu sắc hơn và những con đường mới cho sự tiến bộ. Rút ra từ kinh nghiệm của mình với tư cách là người mẹ, con gái, người phối ngẫu, người bạn và Đệ nhất phu nhân, bà ta chia xẻ những thói quen và nguyên tắc mà bà đã phát triển để thích nghi thành công với sự thay đổi và vượt qua những trở ngại khác nhau.
Tiểu thuyết gia người Sri Lanka Shehan Karunatilaka đã giành được Giải thưởng Booker 2022 cho cuốn tiểu thuyết thứ hai của mình, Bảy Mặt Trăng của Maali Almeida. Giải thưởng này không thể đến vào thời điểm tốt hơn cho Sri Lanka, một quốc gia từng vướng vào bất ổn chính trị và kinh tế, khi nước này phải trải qua một trong những cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất thế giới, với lạm phát tăng vọt, thiếu lương thực và nhiên liệu, và nguồn cung cấp hàng hóa ngoại quốc rất thấp. Và tất nhiên, chính phủ đã bị lật đổ vào tháng Bảy, sau khi Tổng thống Gotabaya Rajapaksa bỏ trốn sau các cuộc biểu tình lớn.
Nhà văn Mỹ gốc Việt Khánh Hà đã từng có nhiều tác phẩm tạo được tiếng vang trong cộng đồng văn học Hoa Kỳ; từng nhận nhiều giải thưởng; từng có một quyển sách được trao đến hai giải thưởng văn học giá trị của Hoa Kỳ cách nhau chỉ một tháng—đó là giải truyện ngắn 2020 William Faulkner Literary Competition trong tháng 9, 2020, và tháng 10, 2020 anh lại đoạt tiếp giải The 2020 Orison Anthology Award in Fiction từ tác phẩm The Woman-Child. Những điều hiếm có này đã được người viết trình bày trước đây trong bài Khánh Thúc Hà (Khanh Ha) Ngôi Sao Việt Tỏa Sáng Trên Vòm Trời Văn Học Hoa Kỳ, đăng trên Việt Báo ngày 29/10/2020. Và sau đó thì tuyển tập truyện ngắn A Mother’s Tale and Other Stories của anh cũng được C&R Press 2020 Fiction Award trao giải thưởng và phát hành năm 2021. Sẽ có bài viết khác về quyển sách đặc biệt này.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.