Hôm nay,  

Tị nạn Asylum là gì?

10/27/202300:00:00(View: 3100)

4.h. Di tru Le Minh Hai - Oct 2019
Lê Minh Hải


(Robert Mullins International)  Tị nạn Asylum là một hình thức bảo vệ, cho phép người được lưu lại ở Hoa Kỳ, tránh bị trục xuất về một quốc gia, nơi họ lo sợ bị ngược đãi hoặc bị bức hại vì lý do danh tính, tôn giáo hoặc quan điểm chính trị của họ.

 
Theo luật pháp Hoa Kỳ và luật pháp quốc tế, những người mà gặp nguy hiểm ở quê hương họ có quyền đến các quốc gia khác để tìm kiếm sự an toàn và được xem xét yêu cầu tị nạn của họ.

 
Để xin tị nạn Asylum tại Hoa Kỳ, người đó phải có mặt tại Hoa Kỳ. Họ cũng phải đáp ứng được định nghĩa về người tị nạn.

 
Theo luật, người tị nạn là người không thể hoặc không muốn trở về quốc gia của họ vì lo sợ bị bức hại. Sự bức hại có thể vì lý do chủng tộc, tôn giáo, quốc tịch, thành viên của một nhóm xã hội cụ thể hoặc quan điểm chính trị.

 
Điều gì xảy ra với người sau khi họ xin tị nạn?


Ở Hoa Kỳ, không có câu trả lời rõ ràng. Một số người xin tị nạn bị ICE - Cơ quan Thực thi Di trú và Hải quan giam giữ, một số thì được gửi đến các nơi trú ẩn đông đúc của chính phủ, và một số thì được tự do chờ đợi cùng gia đình trong khi yêu cầu tị nạn của họ chờ được xem xét. Thời gian chờ đợi trung bình là 4 năm. Hiện có hơn 1,3 triệu đơn xin tị nạn Asylum đang chờ duyệt xét.


Bộ Ngoại Giao (DOS) công bố thời gian duyệt xét cấp sổ thông hành Hoa Kỳ

 
Bộ Ngoại Giao (DOS) thông báo rằng thời gian duyệt xét sổ thông hành (passport) Hoa Kỳ đã thay đổi nhiều lần vào năm 2023. Tính đến ngày 2 tháng 10 năm 2023, các đơn xin thông thường sẽ được duyệt xét trong 8 đến 11 tuần. Các đơn xin cấp khẩn sẽ được hoàn thành trong vòng 5 đến 7 tuần.

 
DOS cho biết, từ tháng 10/2022 đến tháng 9/2023, DOS đã cấp phát hơn 24 triệu sổ và thẻ thông hành, nhiều nhất trong lịch sử Hoa Kỳ.

 
DOS cũng đưa ra những gợi ý sau cho người xin sổ thông hành (passport) Hoa Kỳ:


1. Nếu bạn đang xin cấp lại sổ mới, hãy gửi sổ thông hành gần đây nhất cùng với mẫu  đơn của bạn. Ký tên và ghi ngày vào Mẫu đơn DS-82.


2. Hoàn thành tất cả các phần trong mẫu đơn của bạn, bao gồm cả việc nhập số An sinh xã hội chính xác của bạn. Đừng để trống bất cứ điều gì.

Nếu bạn nộp đơn lần đầu tiên và hiện diện trực tiếp tại cơ sở cấp sổ thông hành, hoặc bạn đang nộp đơn hiện diện trực tiếp cùng với con cái dưới 16 tuổi của mình, hãy đợi để ký tên vào mẫu đơn cho đến khi nào bạn được hướng dẫn làm như vậy.

 
Nếu bạn xin cấp lại sổ mới qua thư, hãy tự mình ký tên và ghi ngày vào mẫu đơn.


3. Tuân thủ chặt chẽ các yêu cầu về ảnh passport. Điều đó có nghĩa là một bức ảnh được chụp gần đây, không phải ảnh selfie và không có đeo mắt kính.


4. Cung cấp bằng chứng về quốc tịch Hoa Kỳ, chẳng hạn như bản sao Giấy chứng nhận Nhập tịch của bạn.


5. Nếu tên hiện tại của bạn không giống với tên trên sổ thông hành gần đây nhất của bạn, hãy gửi kèm theo giấy thay đổi tên của bạn (chẳng hạn như giấy đăng ký kết hôn, giấy ly hôn hoặc lệnh của Tòa án).


Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933, San Jose (408) 294-3888, Sacramento (916) 393-3388   Email: 
[email protected] Hoặc www.facebook.com/rmiodp

 

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Nên bảo lãnh diện vợ - chồng hay hôn phu - thê? Bảo lãnh diện vợ - chồng không bảo đảm là hồ sơ sẽ được Lảnh sự dễ dàng chấp thuận, nhưng hồ sơ này sẽ dễ gây ấn tượng tốt đối với nhân viên lãnh sự hơn là hồ sơ hôn phu - thê. Bảo lãnh vợ - chồng thường đòi hỏi người bảo lãnh phải có ít nhất hai chuyến đi Việt Nam - một chuyến đi để gặp mặt trực tiếp và chuyến đi thứ hai để kết hôn. Đôi khi người bảo lãnh cần phải đi chuyến thứ ba chỉ để ký giấy hôn thú vì không đủ thời gian hoàn tất thủ tục xin hôn thú rất nhiêu khê trong lần thứ hai về Việt Nam. Đó là lý do tại sao một số người chọn bảo lãnh diện hôn phu - thê.
Một người vợ hoặc chồng là người ngoại quốc nhập cảnh Hoa Kỳ với loại chiếu khán (visa) phi-di-dân, không vi phạm diện nhập cảnh, có thể nộp đơn xin Thẻ Xanh nếu họ hợp lệ để xin chiếu khán di dân. Ngoài ra cũng có một số trường hợp nộp đơn xin thẻ xanh theo diện đầu tư EB-5 trực tiếp kinh doanh, hay lao động EB-3. Chúng tôi sẽ viết về 2 diện EB này trong những kỳ tới.
Tiếp theo phần 1 kỳ trước, việc nhận con nuôi quốc tế từ Việt Nam sang Hoa Kỳ đã không còn giới hạn đối với trẻ em có nhu cầu đặc biệt, trẻ em trên năm tuổi và trẻ em trong nhóm anh chị em ruột. Chúng tôi tiếp tục giai đoạn 4 đến 6 trong thủ tục xin nhận con nuôi gồm có 6 giai đoạn.
Sau khi sở di trú USCIS xác định bạn hợp lệ và đủ điều kiện để nhận con nuôi thông qua đơn I-800A, nhà cung cấp dịch vụ nhận con nuôi của bạn sẽ cung cấp thông báo chuẩn nhận, nghiên cứu gia cư và bất kỳ thông tin cần thiết nào khác cho cơ quan nhận con nuôi tại Việt Nam như một phần trong đơn xin nhận con nuôi của bạn . Cơ quan nhận con nuôi của Việt Nam sẽ duyệt đơn của bạn để xác định xem bạn có phù hợp và đủ điều kiện để nhận con nuôi theo luật của Việt Nam hay không.
Vào ngày 24 tháng 6 năm 2022, một tòa án Quận hạt Hoa Kỳ ở California đã yêu cầu Sở Di trú và Nhập tịch Hoa Kỳ (USCIS) phải duyệt xét đơn I-526/E mới (Đơn xin di dân của Doanh nhân nước ngoài) từ việc đầu tư di dân thông qua các Trung tâm vùng EB-5 đã được ủy quyền trước đây. Đạo luật về Liêm chính và Cải tổ EB-5, một phần của Luật chi tiêu Omnibus, có hiệu lực vào ngày 15 tháng 3 năm 2022. Nó đã tái ủy quyền và thực hiện các thay đổi đối với chương trình Trung tâm vùng sau khi hết hạn. Quyết định của tòa án trong vụ Behring Regional Center LLC kiện Mayorkas đã tuân theo quyết định của Sở di trú rằng tất cả các Trung tâm vùng trước đây cần phải tìm kiếm sự tái ủy quyền sau khi chương trình được khôi phục.
Từ nhiều năm qua chúng ta đã thấy chính phủ Hoa Kỳ ưu đãi những thường trú nhân,bảo lãnh vợ/chồng, con cái độc thân trên và dưới 21 tuổi bằng cách xét nhanh hơn trước gần một nửa thời gian? Và thường trú nhân có thể xin miễn giảm (đơn I-601A) cho người phối ngẫu mà từ trước chỉ có công dân Hoa Kỳ mới đủ tiêu chuẩn lập mẫu đơn này.
Các loại chiếu khán tôn giáo R-1 có thể xin được bằng cách nộp đơn xin chiếu khán phi di dân theo cách thông thường ở Tòa Lãnh sự Hoa Kỳ ở Sài Gòn. Loại chiếu khán dành cho người di dân đặc biệt phục vụ tôn giáo cần phải nộp mẫu đơn I-360 và phải được cơ quan di trú tại Hoa Kỳ phê chuẩn. Sau khi được chấp thuận, người phục vụ tôn giáo này có thể xin ở lại Hoa Kỳ làm việc tôn giáo với quy chế thường trú nhân
Văn phòng Robert Mullins International thường nhận nhiều câu hỏi về di trú của độc giả và thân chủ. Chúng tôi sẽ lần lược đăng tải những câu hỏi tiêu biểu đa số quý vị có cùng một thắc mắc. Bài viết tuần này chúng tôi sẽ nói đến câu hỏi về sự khác biệt cũng như quyền lợi di trú và không-di-trú giữa hai loại chiếu khán B1/B2 chiếu khán tham quan du lịch, và WT, chiếu khán miễn thị thực.
Nhân Viên Lãnh Sự: Nhân viên lãnh sự chỉ được huấn luyện căn bản về luật di trú, thông thường chỉ tham dự khóa học 31 ngày để bắt đầu sự nghiệp của họ tại các Văn Phòng Ngoại Vụ. Họ cũng được huấn luyện để giải thích "những sự biểu lộ trên mặt" của đương đơn và làm sao có thể dựa vào bản năng của họ để quyết định số phận hồ sơ xin chiếu khán. Các nhân viên lãnh sự cũng như chúng ta - họ đôi khi cũng phạm lỗi lầm. Vấn đề đối với các đương đơn xin chiếu khán là những lỗi lầm của nhân viên Lãnh sự không dễ sửa và có thể mất nhiều thời gian để sửa.
Chiếu khán (visa) là giấy phép du hành đến Hoa Kỳ và các viên chức di trú tại phi trường ở Mỹ đều yêu cầu xuất trình giấy phép này để nhập cảnh Hoa Kỳ. Những cuộc phỏng vấn cấp chiếu khán được thực hiện nhằm giúp cho viên chức lãnh sự quyết định nếu đương đơn hợp lệ theo luật để được nhập cảnh Hoa Kỳ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.