Hôm nay,  

Năm 2024 công dân Hoa Kỳ cần xin chiếu khán vào Châu Âu?

04/08/202300:00:00(Xem: 793)

4.h. Di tru Le Minh Hai - Oct 2019
Lê Minh Hải

(Robert Mullins International) Công dân Hoa Kỳ sẽ KHÔNG cần chiếu khán để đến Châu Âu bắt đầu từ năm 2024. Tuy nhiên, trước khi đi du lịch, họ sẽ phải điền vào một mẫu đơn trực tuyến. Nó được gọi là European Travel Information and Authorization (Hệ thống Khai báo thông tin và Cấp phép Du lịch Châu Âu). Điều này là cần thiết cho mỗi du khách và sẽ có phí $8.00 USD cho mỗi du khách. Người Mỹ vẫn sẽ dễ dàng đi du lịch đến Châu Âu sau khi họ hoàn thành đơn đăng ký trực tuyến đơn giản này.

Hệ thống Khai báo thông tin và Cấp phép Du lịch Châu Âu không phải là chiếu khán. Đó là một quy trình ghi danh trực tuyến đơn giản và việc chấp thuận sẽ được gửi qua email cho du khách. Du khách sẽ chỉ cần điền vào mẫu đơn trực tuyến với các thông tin cá nhân cơ bản, kế hoạch du lịch và lịch sử du lịch, cùng với các câu hỏi bảo mật.

Hầu hết các đương đơn sẽ nhận được sự chấp thuận trong vòng một giờ, nhưng một số người có thể phải chờ tới 96 giờ để các cơ quan có thẩm quyền của Liên minh Châu Âu kiểm tra lý lịch. Chi phí của đơn là khoảng $8.00 USD và được yêu cầu đối với tất cả du khách ở mọi lứa tuổi.

Giấy phép du lịch sẽ có hiệu lực cho nhiều lần nhập cảnh trong ba năm hoặc cho đến khi Sổ thông hành của du khách hết hạn. Hệ thống khai báo thông tin và cấp phép du lịch châu Âu sẽ được yêu cầu để đi đến tất cả các quốc gia EU, bao gồm đầy đủ các thành viên khối Schengen như Tây Ban Nha, Pháp và Ý và các quốc gia thuộc Hiệp hội thương mại tự do châu Âu, như Ái Nhĩ lan, Na Uy và Thụy Sĩ, các thành viên Schengen trong tương lai, như Bulgaria và Síp, và các tiểu bang châu Âu, như Andorra và Monaco.

Mục đích chính của Hệ thống Khai báo thông tin và Cấp phép Du lịch Châu Âu là để thắt chặt an ninh biên giới, đồng thời để kiểm tra và theo dõi kỹ thuật số các du khách ra vào các quốc gia.

Điều cần thiết phải nhớ là thời gian du khách Hoa kỳ có thể được lưu trú ở Châu Âu không có thay đổi. Người mang sổ thông hành Hoa kỳ vẫn được phép ở lại cho tới 90 ngày trong vòng thời gian 180 ngày bất kỳ nào mà không cần phải xin chiếu khán. Đối với thời gian lưu trú dài hơn 90 ngày, chiếu khán đặc biệt sẽ được yêu cầu.

Khảo sát chi phí sinh hoạt – tính đến HÈ 2023

Một cuộc khảo sát gần đây cung cấp các con số về chi phí sinh hoạt và chất lượng sống. Nhìn vào cuộc khảo sát, thật dễ dàng để thấy rằng những nơi rẻ nhất thường không phải là tốt nhất.

Nơi đắt đỏ nhất để sống ở Mỹ là thành phố New York, với xếp hạng 100. San Francisco cũng đắt đỏ gần bằng, với xếp hạng 98. San Jose xếp hạng 88 và Los Angeles xếp hạng 84. Không có con số nào cho Quận Cam.

Còn Sài Gòn thì sao? Nó rẻ hơn 64% so với thành phố New York và giá thuê nhà thấp hơn 85% so với New York.

Ở Sài Gòn, ước tính một gia đình bốn người cần $1,860 Mỹ kim mỗi tháng để sống tốt, không bao gồm tiền thuê nhà. Mức tối thiểu cho một người là $525 mỗi tháng, không tính chi phí thuê nhà. Những con số này dựa trên mức sống tiêu chuẩn quốc tế.

Xem xét tất cả các loại chi phí, chi phí sinh hoạt ở New York là 100 so với 36 ở Sài Gòn. Nhưng chúng ta cũng cần xem xét về xếp hạng chất lượng cuộc sống.

Chất lượng cuộc sống bao gồm chi phí sinh hoạt, chi phí nhà ở, ô nhiễm, tội phạm, dịch vụ y tế và giao thông. Trong phần khảo sát này, những nơi mà có con số cao hơn sẽ tốt hơn để sống. San Jose được xếp hạng 164, San Francisco hạng 140, Los Angeles hạng 139 và New York hạng 136. Sài Gòn đạt kết quả tốt trong cuộc khảo sát chi phí sinh hoạt, nhưng về chất lượng cuộc sống, thành phố chỉ có số điểm ở mức trung bình là 64.

Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933, San Jose (408) 294-3888, Sacramento (916) 393-3388   Email: info@rmiodp.com Hoặc www.facebook.com/rmiodp

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Vào ngày 13 tháng 9, một thẩm phán liên bang lại nói rằng DACA là bất hợp pháp. Tuy nhiên, thẩm phán đã không ra lệnh cho các quan chức chấm dứt chương trình và những người DACA hiện hữu vẫn có thể gia hạn trạng thái DACA của họ. DACA hiện bảo vệ 580,000 người di dân “Mơ ước” khỏi bị trục xuất và cho phép họ làm việc. Tại thời điểm này, không có đơn xin DACA mới nào được tiếp nhận
Chính sách di dân của Hoa Kỳ có một số mục tiêu. Đầu tiên, nó giúp đoàn tụ cho các gia đình bằng cách tiếp nhận những người di dân mà đã có người thân ở Hoa Kỳ. Thứ hai, nó tiếp nhận lao động nước ngoài khi thiếu người lao động Hoa kỳ. Thứ ba, nó cung cấp nơi lánh cư cho những người nước ngoài đang phải đối mặt với sự đàn áp vì lý do chủng tộc, tôn giáo, quốc tịch, thành viên của một nhóm xã hội cụ thể hoặc quan điểm chính trị.
Luật gánh nặng xã hội thời chính quyền trước đã có tác động lớn đến người di dân ở Hoa Kỳ. Theo luật đó, người di dân có thể bị từ chối thẻ xanh nếu họ sử dụng một số phúc lợi công cộng nhất định. Khi họ nghe về Luật gánh nặng xã hội này, nhiều gia đình di dân bắt đầu rút tên ra khỏi danh sách các phúc lợi công cộng mà họ và những đứa con sinh ra ở Hoa Kỳ của họ từng có đủ điều kiện được hưởng.
Đây là phần cuối của loạt bài “Người di dân có du nhập văn hóa của họ không?” Hiện nay, một nghiên cứu mới cho thấy rằng, những người Mỹ da trắng sinh ra ở miền Nam chuyển đến các vùng khác của Hoa Kỳ, đã gây ảnh hưởng đến văn hóa ở nơi ở mới của họ như thế nào. Sau năm 1900, có một cuộc di cư lớn của những người da đen miền Nam đến các thành phố công nghiệp miền Bắc. Nhưng cũng có một số lượng lớn hơn những người da trắng miền Nam chuyển đến các vùng khác của đất nước, không phải đến các thành phố Đông Bắc mà thay vào đó là các bang ở phía Tây.
Các nền kinh tế định hướng tăng trưởng đòi hỏi tiết kiệm và đầu tư. Sẵn sàng tiết kiệm tiền là một đặc điểm văn hóa được tiếp tục trong các nhóm người chuyển đến nơi ở mới. Con cháu của những người di dân có hành vi tiết kiệm rất giống với nơi quê cha đất tổ của họ. Nhìn vào các khoản đóng góp hưu trí của những đứa trẻ người di dân sinh ra ở Mỹ. Các nghiên cứu cho thấy rằng những điều này tương tự như những gì xảy ra ở các quốc gia tổ tiên của họ. Hai nhóm người di dân quan tâm nhất đến việc đóng góp cho quỹ hưu trí của họ là Ireland và Ấn Độ. Tiếp theo là những người di dân đến từ Hà Lan và Thái Lan. Người Việt Nam nằm ở nhóm trên trung bình. Những người từ Campuchia, Lào, Mexico và Trung Mỹ có đóng góp ít tiền nhất vào khoản tiết kiệm hưu trí của họ ở Mỹ và ở nước họ. Những người di dân mang theo hành vi tiết kiệm từ quê hương của họ và sau đó truyền hành vi đó cho con cái của họ.
Đây là phần một của loạt bài gồm có 3 phần. Một số nghiên cứu và sách vở đã cho chúng ta biết về những người di dân, những người trong nội bộ quốc gia hoặc từ quốc gia này sang quốc gia khác, đã truyền tải một số yếu tố văn hóa nhất định của họ cho con cháu của họ như thế nào. Nói cách khác, có những hành vi văn hóa nhất định không được đồng hóa hoàn toàn và không bị bỏ lại ở quê hương của họ.
Dự luật của thượng nghị sĩ Ohio là nhằm mục đích ngăn chặn hàng trăm ngàn trường hợp quá hạn chiếu khán xảy ra mỗi năm. Dự luật sẽ yêu cầu người nước ngoài có chiếu khán không di dân, chẳng hạn như khách du lịch và sinh viên, phải trả hàng ngàn Mỹ kim trước khi vào Hoa Kỳ. Dự luật được đề xuất có tên là Đạo luật Rời khỏi đúng hạn (The Timely Departure Act). Nó sẽ không áp dụng cho các công dân từ 40 quốc gia hiện đang ở trong chương trình được Miễn chiếu khán. Ngoài các quốc gia châu Âu, các quốc gia châu Á duy nhất nằm trong Chương trình được miễn chiếu khán là Brunei, Nhật Bản, Nam Hàn, Singapore và Đài Loan.
Việc sử dụng trí tuệ nhân tạo ("AI") của Sở Di Trú có thể giúp việc duyệt xét đơn EB5 dễ dàng hơn không? Liệu sự thay đổi từ người thẩm định sang AI có ý nghĩa khách quan, hợp lý hơn không?
Theo một cuộc khảo sát gần đây, nhiều người Mỹ gốc Việt ủng hộ Đảng Cộng hòa hơn so với những người Mỹ gốc Á khác. Tuy nhiên, thế hệ trẻ người Mỹ gốc Việt có thể thay đổi điều đó. Trong nhiều thập kỷ, dân số người Mỹ gốc Á ngày càng tăng của Hoa Kỳ có xu hướng bỏ phiếu cho Đảng Dân chủ. Nhưng luôn có một ngoại lệ: những người Mỹ gốc Việt từng trải qua chiến tranh. Họ giống như những người Cuba thoát khỏi chủ nghĩa cộng sản ở quê nhà, và họ coi đảng Cộng hòa chống cộng nhiều hơn và ít cải cách hơn đảng Dân chủ.
Bộ Nội An (DHS) hiện đề xuất loại bỏ yêu cầu xin Giấy tái nhập cảnh tạm thời cho những người có đơn Điều chỉnh đang chờ duyệt xét và chấm dứt luật tự động từ bỏ đối với các chuyến du lịch quốc tế. Nếu đề xuất này trở thành hiện thực, những đương đơn xin Điều chỉnh sẽ có thể ra nước ngoài trong khi đơn xin Thẻ xanh của họ còn đang chờ được Sở Di Trú duyệt xét.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.