Hôm nay,  

Di Trú Năm 2022 Và 2023, Phần 1

12/23/202200:00:00(View: 2850)

4.h. Di tru Le Minh Hai - Oct 2019
Lê Minh Hải
Di trú được kiểm soát bởi chính trị

(Robert Mullins International) Mỗi năm vào dịp Giáng Sinh và Năm Mới, văn phòng RMI-USA tổng kết những sự kiện di trú đáng quan tâm trong năm qua cũng như có thể xãy ra trong năm mới 2023.  Trước thềm Năm Mới, ban Giám Đốc và toàn thể nhân viên văn phòng RMI-USA kính chúc quý vị Năm Mới dồi dáo sức khỏe, an lành và đoàn viên.

Theo một cuộc khảo sát mới được công bố gần đây, người Mỹ đang bị chia rẽ sâu sắc về vấn đề di dân và thậm chí ngày càng có nhiều người tin rằng mức độ di dân vào Hoa Kỳ nên được giảm xuống.

Trong cuộc khảo sát này, có 38% số người cho rằng nên giảm số lượng người di dân vào nước này, trong khi 31% muốn giữ nguyên như hiện tại và 27% muốn tin rằng con số nên được tăng lên.

 Hai năm trước, chỉ có 28% người dân muốn mức di dân giảm xuống.

Theo cuộc khảo sát, việc tăng lên 38% những người muốn giảm là do đảng Cộng hòa gây ra. Gần 70% đảng viên Cộng hòa muốn thấy tình trạng di dân vào Hoa Kỳ ít hơn. Ngoài ra, nhiều đảng viên Cộng hòa coi di dân bất hợp pháp là một vấn đề nghiêm trọng, với 15% nói rằng đó là vấn đề nghiêm trọng nhất mà đất nước phải đối mặt.

Hầu hết các quan điểm của Đảng Dân chủ về mức độ di dân vẫn giữ nguyên trong nhiều năm. Trong cuộc khảo sát, chưa đến 1% đảng viên Đảng Dân chủ coi di dân bất hợp pháp là vấn đề nghiêm trọng nhất của đất nước.

DACA đang gặp rắc rối và chỉ có Quốc hội mới có thể cứu được

Vào ngày 28 tháng 11, một hội đồng gồm ba thẩm phán của Tòa phúc thẩm Hoa Kỳ đã khẳng định phán quyết của tòa án cấp dưới rằng Chương trình DACA là không hợp lệ. Theo tòa án, chương trình DACA không phù hợp với hệ thống di trú toàn diện do Quốc hội ban hành.

Chương trình DACA sẽ được phép tiếp tục đối với những người hiện tại đã có DACA, trong khi chờ xem xét thêm về mặt pháp lý, bao gồm cả việc có thể xem xét của Tòa án Tối cao Hoa Kỳ. Có vẻ như DACA chỉ có thể được cứu nếu có hành động của Quốc hội.

Di dân Hoa Kỳ

Động cơ di dân rất đa dạng và thường được chia thành hai loại chính: “yếu tố đẩy” là những yếu tố khiến người ta rời bỏ quê hương, chẳng hạn như bị ngược đãi, nghèo đói và áp bức; “yếu tố kéo” là những yếu tố kéo mọi người về quốc gia trong tầm ngắm của họ, chẳng hạn như đoàn tụ gia đình, giáo dục tốt hơn hoặc cơ hội việc làm.


Di dân và chính trị

Hoa Kỳ có một lịch sử lâu dài về di dân, với phần lớn dân số hiện tại là người di dân hoặc con cháu của người di dân. Kể từ năm 2007, Hoa Kỳ đã chấp thuận khoảng một triệu thẻ xanh mỗi năm. Gần 20% số thẻ xanh được chấp thuận vào năm 2020 là dành cho những người cư trú tại California.

Di dân vẫn là một vấn đề chính trị rắc rối. Trung tâm của cuộc tranh luận công khai là việc di dân bất hợp pháp. Năm 2020, các quan chức di trú đã bắt giữ 518,000 người di cư bất hợp pháp tại biên giới phía Nam. Vào năm 2022, Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới cho biết họ đã ngăn chặn hơn 2 triệu người di cư bất hợp pháp.

 Người tị nạn tại Hoa Kỳ

Việc chấp nhận người tị nạn luôn là một chủ đề căng thẳng ở Hoa Kỳ. Tuy nhiên, những cuộc xung đột gần đây ở châu Âu đã cho thấy một sự thay đổi tiềm ẩn trong trái tim của người Mỹ. Theo một cuộc khảo sát vào đầu năm 2022, phần lớn người Mỹ tin rằng những người tị nạn Ukraine nên được chấp nhận vào Hoa kỳ.

Gánh nặng xã hội

Vào ngày 8 tháng 9 năm 2022, Bộ Nội An đã công bố luật cuối mà sẽ áp dụng quy chế cấm nhập cảnh vì lý do gánh nặng xã hội. Luật cuối sẽ có hiệu lực vào ngày 23 tháng 12 năm 2022 và sẽ nhất quán với Hướng dẫn thực địa tạm thời (Interim Field Guidance) năm 1999. Nói cách khác, luật gánh nặng xã hội mới của chính quyền trước năm 2019 và các chỉ thị mới đi kèm với nó, giờ đã biến mất vĩnh viễn.

Nói cách khác, Sở di trú không xem xét việc người nộp đơn nhận được các phúc lợi như trợ cấp Medicaid ngắn hạn, nhà ở xã hội hoặc Chương trình Hỗ trợ Dinh dưỡng Bổ túc (SNAP) như một phần của quyết định cấm nhập cảnh vì gánh nặng xã hội.

Trong số báo tới chúng tôi sẽ trình bày những sự kiện di trú có thể xãy ra vào năm 2023.

Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933, San Jose (408) 294-3888, Sacramento (916) 393-3388   Email: [email protected] Hoặc www.facebook.com/rmiodp
 

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Một nghiên cứu mới cho thấy sinh viên quốc tế ở Mỹ đã tăng 12% trong năm học 2022-23, mức tăng lớn nhất trong hơn 40 năm. Hơn 1 triệu sinh viên đến từ nước ngoài, nhiều nhất kể từ năm học 2019-20 khi đại dịch Covid bắt đầu. Số sinh viên đến từ Ấn Độ tăng 35%. Mỹ vẫn là điểm đến yêu thích của sinh viên quốc tế muốn đi du học. Điều này đã đúng trong hơn một thế kỷ. Ngày nay, hầu hết sinh viên nước ngoài đến học các chương trình sau đại học, thường là về khoa học, công nghệ và kinh doanh. Sinh viên đến từ Trung Quốc vẫn chiếm nhiều sinh viên nước ngoài nhất ở Mỹ với 290,000.
Hoa Kỳ là một đất nước được thành lập và xây dựng bởi những người di dân từ khắp nơi trên thế giới. Kết quả đây là nơi có nhiều người di dân hơn bất kỳ các quốc gia nào khác. Tính đến năm 2021, có hơn 45,3 triệu người sống ở Hoa Kỳ là người được sinh ra ở nước ngoài, chiếm khoảng 1/5 số người di dân trên toàn thế giới. Nhưng trong khi một số người, di dân là để đoàn tụ gia đình, thì một số khác, di dân là để tìm việc làm hoặc để lánh nạn. Vậy tại sao người ta di dân vào Hoa Kỳ? Đây là 5 lý do chính vào năm 2021
Năm 1910, Cục điều tra dân số phát hiện ra rằng 14,7% dân số Hoa Kỳ là người sinh ra ở nước ngoài. Đó là con số cao nhất – trước đây. Vào tháng 8 năm nay, tỷ lệ người sinh ra ở nước ngoài ở Hoa Kỳ là 15%. Các ước tính về dân số mới từ Cục điều tra dân số cho biết tỷ lệ người sinh ra ở nước ngoài sẽ tiếp tục tăng trong suốt thế kỷ này, lập kỷ lục mới từ năm này sang năm khác.
Năm 1910, Cục điều tra dân số phát hiện ra rằng 14,7% dân số Hoa Kỳ là người sinh ra ở nước ngoài. Đó là con số cao nhất – trước đây. Vào tháng 8 năm nay, tỷ lệ người sinh ra ở nước ngoài ở Hoa Kỳ là 15%. Các ước tính về dân số mới từ Cục điều tra dân số cho biết tỷ lệ người sinh ra ở nước ngoài sẽ tiếp tục tang trong suốt thế kỷ này, lập kỷ lục mới từ năm này sang năm khác.
Kết hôn với người có thẻ xanh hoặc công dân Hoa Kỳ có thể nhận được thẻ xanh dựa trên hôn nhân. Nhưng những người nộp đơn vội vàng có thể bị buộc tội do vi phạm Quy tắc của Sở Di Trú. Quy tắc này là Quy tắc 90 ngày. Mục đích của Quy tắc này là ngăn chặn mọi người sử dụng chiếu khán tạm thời để lưu trú dài hạn ở Hoa Kỳ.
Gần đây, Tổng thống Biden đã ký một Sắc lệnh Trí tuệ nhân tạo ngày thứ Hai nhằm giúp Hoa Kỳ dễ dàng thu hút các nhân tài AI người nước ngoài nhiều hơn. Hiện tại, không có thay đổi nào. Ông Biden đã chỉ đạo một số cơ quan chính phủ để chuẩn bị các đề xuất, chính sách mới.
Đây là ý kiến của một người về cách làm thế nào để một quốc gia có thể có một xã hội đa văn hóa thành công. Một xã hội đa văn hóa là gồm các nhóm dân tộc đa dạng; việc không hòa nhập và đối địch nhau sẽ dẫn đến tự sát tập thể. Chúng ta đang bắt đầu thấy điều đó ở Hoa Kỳ. Hoa Kỳ hiện đang chứng kiến sự gia tăng các tội ác bạo lực về phân biệt chủng tộc và tội ác có động cơ từ thù hận tôn giáo.
Một trong những điều khiến người xin chiếu khán khó chịu nhất là sự chậm trễ trong quá trình phỏng vấn ở Lãnh sự. Những sự chậm trễ này có thể do nhiều lý do, bao gồm cả Giấy INA §221(g) và Duyệt xét hành chính.
Sở Di Trú đã ra mắt công cụ tự phục vụ Thay đổi Địa chỉ (E-COA) mới để giúp công dân nước ngoài cập nhật địa chỉ của họ dễ dàng hơn. Tất cả công dân nước ngoài, kể cả người có thẻ xanh, phải thông báo cho Sở Di Trú về việc thay đổi địa chỉ trong vòng 10 ngày kể từ ngày chuyển đi. Ngoài ra, điều quan trọng là phải thông báo cho Sở Di Trú biết về việc thay đổi địa chỉ, đặc biệt nếu bạn có các hồ sơ đang chờ duyệt xét mà Sở Di Trú có thể cần liên hệ với bạn hoặc gửi thông tin cho bạn - chẳng hạn như Giấy phép Làm việc hoặc Thẻ xanh.
Số phận của đồng bào tị nạn Việt Nam… nằm trong tay người Việt tại hải ngoại. Nhưng có lẽ chính xác nhất là nằm trong tay cộng đồng người Việt ở Hoa Kỳ. Tại sao tôi lại khẳng định như vậy?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.