Hôm nay,  

Một Vài Số Liệu Chiếu Khán Trong Mùa NOEL

12/27/201300:00:00(View: 3641)
le-minh-hai-new-2013-le-minh-hai-resized

Lê Minh Hải

Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Ðề tài trên đây cũng được thảo luận trực tiếp trên trang nhà của văn phòng, www.rmiodp.com, tiết mục Radio, vào mỗi tối thứ Tư, từ 7:00-8:00 giờ.

Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ vừa phổ biến một vài thống kê về số chiếu khán (visa) trong tài khóa 2012, tính đến cuối tháng 9 năm 2013. Bảng thống kê này chỉ cho chúng ta thấy số lượng chiếu khán được chấp thuận, tỷ lệ chiếu khán bị từ chối, nhưng những số liệu này cũng cho thấy một số dữ kiện cần quan tâm.

Nhìn vào số liệu nguyên thủy trong tài khóa 2012, chúng ta thấy rằng Tòa lãnh sự Hoa Kỳ ở Sài Gòn đã cấp khoảng 23.000 chiếu khán di dân và 38.000 chiếu khán phi di dân. Chín mươi chín phần trăm chiếu khán phi di dân trong số này được cấp cho khách du lịch, sinh viên - học sinh du học và khách đến Mỹ vì lý do công việc.

Nhìn lại 10 năm trước, chúng ta thấy 14.400 chiếu khán di dân được cấp trong năm 2003 cho thân nhân của người Việt Nam tại Hoa Kỳ. Số chiếu khán tăng lên 23.000 trong năm 2008. Sau đó, vấn đề khủng hoảng tài chánh đẩy số chiếu khán xuống còn 20.000, nhưng sau đó sự phục hồi kinh tế đã đưa đến việc gia tăng số chiếu khán lên 27.000 trong năm 2010 và 2011. Trong hai năm sau cùng cho thấy tổng số chiếu khán hạ xuống 20.000.

Có thể nói một cách hợp lý rằng số chiếu khán thường tăng mỗi năm, nhưng nhiều yếu tố đã xảy ra như khía cạnh tài chính, số tuổi tăng lên trong thành viên gia đình ở Việt Nam, và thực tế cho thấy một số thân nhân đã quyết định ở lại Việt Nam vì lý do tuổi tác hoặc bệnh tật. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn nằm trong số 10 quốc gia đứng đầu về số lượng chiếu khán di dân được cấp, chiếm 4% tổng số chiếu khán di dân được cấp trên toàn thế giới.

Trong năm 2012-2013, trong số 24.000 chiếu khán di dân được cấp ở Việt Nam, có 8.500 chiếu khán được cấp cho người hôn phối, con cái hoặc cha-mẹ của công dân Mỹ. Muời lăm ngàn năm trăm chiếu khán được cấp cho các thân nhân khác của công dân Mỹ và thường trú nhân.

Điều đáng quan tâm là trong năm qua, chỉ có 75 chiếu khán được cấp cho người di dân diện con lai Mỹ. Con số này bao gồm đương đơn và các thành viên trong gia đình. Để được hợp lệ trong diện con lai này, các đương đơn phải sinh trước ngày 31 tháng 12 năm 1975. Vì thế, những người con lai Mỹ nhận được chiếu khán bây giờ cũng phải ít nhất 38 tuổi.

Trong năm 2003, Lãnh sự Hoa Kỳ ở Sài Gòn cấp khoảng 12.000 chiếu khán phi di dân cho khách du lịch, sinh viên di học và những người xin đi vì lý do công việc. Tổng số chiếu khán loại này đã tăng lên 37.000 trong năm 2008, nhưng đã hạ xuống trong 3 năm, nhưng trong năm 2012-2013 đã tăng lên 38.000 chiếu khán.

Mỗi tháng trong tài khóa 2012, có hơn 300 vợ-chồng của công dân Mỹ đã được cấp chiếu khán để đoàn tụ với người hôn phối ở Hoa Kỳ. Có khoảng 1.000 trẻ em được đi theo người hôn phối đến Hoa Kỳ.

Không có hồ sơ con nuôi nào được cấp trong tài khóa 2012 vì hiệp định con nuôi giữa Hoa Kỳ và Việt Nam đã ngưng lại từ năm 2008 và vẫn chưa được gia hạn.

Các công dân Mỹ đã bảo lãnh 3.700 cha-mẹ trong năm 2012.


Chín người góa bụa của các công dân Mỹ cũng đã được cấp chiếu khán trong năm 2012. Luật cũ trước đây nói rằng họ phải kết hôn với người hôn phối công dân Mỹ ít nhất 2 năm mới có thể được cấp chiếu khán. Nhưng luật mới hiện nay phán rằng họ sẽ được cấp chiếu khán dù kết hôn chỉ được 1 ngày. Người góa bụa phải nộp đơn xin thẻ xanh I-360 trong vòng 2 năm sau khi người hôn phối công dân Mỹ qua đời.

Trong tài khóa 2012, các Thường trú nhân Hoa Kỳ đã đoàn tụ với 6.200 người hôn phối và các con, trong khi những người bảo lãnh công dân Hoa Kỳ đã đón mừng 4.800 các con trên 21 tuổi và 6.600 anh chị em và thân nhân của họ đến từ Việt Nam.

Năm 2014 sẽ là năm có thể nhìn thấy sự thay đổi về những hồ sơ diện CSPA-F2B nếu Tối Cao Pháp Viện đưa ra phán quyết ủng hộ, nhưng câu hỏi lớn nhất trong luật di trú của năm 2014 là Dự luật Cải Tổ Di Trú Toàn Diện có thể thành hình hay không. Chúng ta có thể nói chắc chắn rằng luật hiện nay đang có nhiều thuận lợi hơn cho cộng đồng Việt Nam. Tuy nhiên, một đạo luật mới về Cải Tổ Di Trú Toàn Diện cũng sẽ mang lại một số thay đổi bất lợi cho cộng đồng.

Giáng Sinh, Năm Mới Dương lịch và Tết Việt Nam là thời gian các gia đình ngồi lại với nhau và nghĩ về những người thân còn ở lại Việt Nam. Như chúng ta vẫn thường nói mỗi năm, đây là thời gian bắt đầu việc bảo lãnh. Những luật mới có thể mang nhiều điều không vui.

Ban Giám đốc và toàn thể nhân viên các văn phòng Tham vấn Di trú Robert Mullins International xin gửi lời chúc an vui và hạnh phúc đến qúy vị trong mùa Giáng sinh 2013.

Hỏi Đáp Di Trú

- Hỏi: Những đơn bảo lãnh hiện đã được nộp ở Sở di trú sẽ ra sao? Liệu luật Cải Tổ Di Trú Toàn Diện có sẽ gây bất lợi cho những hồ sơ này không?

- Đáp: Luật Cải Tổ Di Trú Toàn Diện sẽ không đưa đến việc hủy bỏ những hồ sơ đã được nộp cho Sở di trú. Luật Cải Tổ Di Trú Toàn Diện có thể sẽ đẩy nhanh hơn việc duyệt xét một số diện bảo lãnh. Tuy nhiên, một số đơn bảo lãnh nếu được nộp sau khi Luật Cải Tổ Di Trú Toàn Diện có hiệu lực sẽ gặp một số khó khăn.

- Hỏi: Khi nào Tối Cao Pháp Viện loan báo quyết định về những hồ sơ diện CSPA-F2B?

- Đáp: Không thể có ngày chính xác về việc này. Nhưng hy vọng quyết định sẽ có vào "đầu năm 2014".

- Hỏi: Có vẻ như một vài diện xin chiếu khán của sinh viên du học F1 và những người trình diễn nghệ thuật P3 hiện đang bị từ chối nhiều hơn năm ngoái. Có phải Lãnh sự Hoa Kỳ thay đổi chính sách không?

- Đáp: Lãnh sự Hoa Kỳ đã bảo đảm với chúng ta rằng chính sách không thay đổi. Tuy nhiên, sau biến cố đặt bom khủng bố ở cuộc đua "marathon" ở thành phố Boston, Lãnh sự chắc chắn đã quan tâm nhiều hơn về những hồ sơ xin chiếu khán du học và có lẽ đã đưa ra những luật lệ nghiêm khắc hơn.

Chiếu khán dành cho người trình diễn nghệ thuật luôn luôn gặp rắc rối vì nhân viên lãnh sự không biết nhiều về những nghệ sĩ này hoặc nghi ngờ rằng họ có theo đúng những quy định của loại chiếu khán này hay không. Những đơn từ cần phải chi tiết hóa với những bằng chứng cụ thể sẽ hỗ trợ rất nhiều khi nộp đơn xin chiếu khán P3.

Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh và phát hình trực tiếp của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7-8PM, trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, và 106.3FM và trên trang nhà của văn phòng: www.rmiodp.com, mục Radio. Hoặc liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: Văn Phòng mới trong khu Hanoi Plaza, trên đường Bolsa (714) 890-9933, San Jose (408) 294-3888 (779 Story Road, phía trước Wal Mart), Sacramento (916) 393-3388 hay Email: [email protected].

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Các chuyên gia về di trú hiện đang khuyên mọi người nên nộp đơn bảo lãnh và đơn xin khác với Sở di trú ngay bây giờ, càng sớm càng tốt, trước khi ông Trump trở lại Nhà Trắng vào tháng 1 và đưa trở lại các chính sách chống di dân của mình. Một ví dụ về điều này là Đạo luật RAISE. Đạo luật này đã được đưa vào Quốc hội vào năm 2017 với sự ủng hộ hoàn toàn của tổng thống Trump khi đó. Tuy nhiên, đạo luật này chưa trở thành luật vì đảng Cộng hòa không nắm toàn quyền kiểm soát Quốc hội.
Ngành EB-5 có thể mong đợi gì từ nhiệm kỳ tổng thống thứ hai của Trump? Hiện tại, ông Trump đang đưa ra lời hứa về việc sửa đổi các thủ tục của Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch (SEC). Có thể các kế hoạch của ông sẽ tạo ra những cơ hội tốt cho đầu tư và cải tổ.
Ông Donald Trump đã thắng cử Tổng thống. Đảng Cộng hòa đã thắng Thượng viện. Đảng Cộng hòa cũng đã thắng Hạ viện. Đó là một điểm số hoàn hảo ba trên ba. Nói cách khác, là một Trifecta. Đảng Cộng hòa sẽ có ít nhất 53 ghế trong Thượng viện tiếp theo. Với đa số đó, họ sẽ có thể phê chuẩn tất cả các lựa chọn thẩm phán của ông Trump, bao gồm cả các thẩm phán trẻ trung hơn cho Tòa án Tối cao. Các thẩm phán trẻ trung hơn có thể bảo đảm đa số bảo thủ tại Tòa án Tối cao trong nhiều thập kỷ tới. Thượng viện do đảng Cộng hòa chiếm đa số cũng sẽ có thể phê chuẩn các quan chức Nội các của ông Trump.
Tình trạng bảo vệ tạm thời - Temporary Protected Status (TPS) từ lâu đã được sử dụng như một giải pháp nhân đạo cho những người di dân mà không thể trở về quê nhà an toàn. Quốc hội đã thiết lập TPS như một phần của Đạo luật Di trú năm 1990 để cung cấp sự bảo trợ nhân đạo cho các cuộc xung đột vũ trang đang diễn ra, chẳng hạn như nội chiến; từ các thảm họa môi trường, chẳng hạn như động đất, bão lụt, hạn hán hoặc dịch bệnh; hoặc các điều kiện bất thường và tạm thời khác mà khiến đất nước đó trở nên không an toàn.
Người di dân gốc Á có nghĩ rằng hệ thống di trú của Hoa Kỳ cần phải thay đổi không? Phần lớn người di dân cho rằng hệ thống di trú của Hoa Kỳ cần phải thay đổi hoàn toàn hoặc nên thay đổi phần lớn. Tuy nhiên, trong số những người di dân Việt Nam, quyết định này lại được chia ra. Khoảng một nửa cho rằng hệ thống không cần thay đổi, hoặc chỉ cần thay đổi phần nhỏ. Nửa còn lại thì cho rằng hệ thống di trú cần phải thay đổi phần lớn, hoặc cần phải thay đổi hoàn toàn.
Dữ liệu mới nhất cho thấy các đơn xin mới từ hạng mục cho vùng Nông thôn đang nhanh chóng bắt kịp với các đơn cho vùng Thất nghiệp cao. Vào tháng 11 năm 2023, có 63% đơn là cho vùng Thất nghiệp cao và 32% là cho vùng Nông thôn. Vào tháng 3 năm 2024, có 52% là cho vùng Thất nghiệp cao và 46% là Nông thôn.
Một cuộc khảo sát gần đây của Kaiser Family Foundation cho thấy rằng rất nhiều người tin vào các thông tin sai lệch về di trú và họ bác bỏ những tuyên bố đúng cho về vấn đề này.
Sở Di Trú không nhận tiền từ chính phủ Liên bang. Cơ quan này dựa vào lệ phí nộp đơn để trang trải chi phí hoạt động. Do đó, vào ngày 01 tháng 4 năm 2024, Sở Di Trú bắt đầu tính thêm phí cho tất cả các đơn xin dựa trên việc làm. Họ hy vọng khoản lệ phí bổ sung này sẽ tạo ra 313 triệu Mỹ kim có thể được sử dụng cho việc duyệt xét các đơn xin tị nạn.
Chúng tôi cho rằng điều quan trọng nhất bạn có thể làm sau khi nhập tịch là truyền quốc tịch Hoa Kỳ cho con bạn. Bạn có thể làm điều này nếu con bạn vẫn là Thường trú nhân và nếu chúng dưới 18 tuổi khi bạn nhập tịch. Sở Di Trú không tự động cấp Giấy chứng nhận quốc tịch cho con bạn. Bạn phải yêu cầu cấp giấy này với mẫu đơn N-600
Bộ Ngoại giao thông báo rằng hệ thống gia hạn sổ thông hành (Passport) trực tuyến hiện đã đi vào hoạt động hoàn toàn. Công dân Hoa Kỳ tuổi từ 25 trở lên và có sổ thông hành đã hết hạn trong vòng năm năm qua hoặc sẽ hết hạn trong năm tới sẽ không cần phải điền hoặc in đơn, gửi séc, đặt lịch hẹn hoặc in ảnh passport mới. Một người có thể tạo tài khoản trên trang web của Bộ Ngoại giao để bắt đầu quy trình gia hạn. Bạn có thể chụp ảnh cho sổ thông hành bằng điện thoại di động và tải lên, miễn là ảnh mới chụp gần đây và không phải là ảnh chụp theo kiểu selfie. Bạn cần đứng trước phông nền trắng và không đeo mắt kính.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.