Hôm nay,  

Nộp Đơn Xin Thẻ Xanh

8/9/200800:00:00(View: 8312)
Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân.  Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc 1-800-411-0495.

Các đuơng đơn đã được cấp chiếu khán (visa), sau khi hồ sơ bảo lãnh diện hôn phu-thê, hoặc diện vợ-chồng được chấp thuận, sẽ bắt đầu cuộc sống tại Hoa Kỳ với tấm Thẻ Xanh "Có Điều Kiện" có giá trị 2 năm. Những người được bảo lãnh theo diện vợ chồng, nếu đến Mỹ sau khi hôn thú đã kéo dài trên 2 năm sẽ được cấp Thẻ Xanh Thường Trú có giá trị 10 năm. Trong thời gian 90 ngày trước khi hết hạn Thẻ Xanh có giá trị 2 năm, họ sẽ phải nộp mẫu đơn I-751 để xin Thẻ Xanh Thường Trú chính thức có giá trị 10 năm.

I-751 là mẫu đơn xin bỏ quy chế "Có Điều Kiện" để có Thẻ Xanh với quy chế "Thường Trú" chính thức. Thông thường, mẫu đơn I-751 phải được hoàn tất bởi người được bảo lãnh và người bảo lãnh; có nghĩa là 2 người đều phải ký tên trên đơn này; ngoại trừ người bảo lãnh qua đời hoặc tình trạng ly dị đã xảy ra.
Điều gì sẽ xảy ra nếu người chồng, hay vợ, bảo lãnh không muốn hợp tác"

Dữ kiện thực tế cho thấy một số cuộc hôn nhân đã trở nên xấu đi sau khi sống với nhau chưa được 2 năm. Điều này có thể ngăn cản người được bảo lãnh xin được Thẻ Xanh Thường Trú không" Câu trả lời là còn tùy theo những tình huống của cuộc hôn nhân. Nếu có thể chứng minh rõ rệt cho sở di trú về cuộc hôn nhân của họ là chân thật và người được bảo lãnh không phải là người gây tan vỡ mối liên hệ vợ chồng, thì họ sẽ có cơ hội được sở di trú cấp Thẻ Xanh Thường Trú chính thức.

Một số người được bảo lãnh không hiểu được quyền lợi của họ và nghĩ rằng họ không thể nộp đơn I-751 nếu người hôn phối - tức người bảo lãnh - không chịu hợp tác. Điều này không đúng. Họ Có Thể nộp đơn mà không cần người bảo lãnh hợp tác. Điều này xảy ra trong những trường hợp ly thân, ly dị hoặc bị ngược đãi bởi người bảo lãnh hay sự vắng mặt của người bảo lãnh.

Hơn nữa, nếu người được bảo lãnh chỉ nộp mẫu đơn I-485 để xin chuyển diện di trú mà không nộp đơn I-751 sau đó, có thể đưa đến việc cơ quan di trú tiến hành thủ tục trục xuất. Vì thế, chúng ta phải biết rằng việc nộp đơn I-751 là rất cần thiết, dù có hay không có sự hợp tác của người bảo lãnh.

Hỏi Đáp Di Trú

- Hỏi: Người được bảo lãnh nên làm gì để chứng minh cho cơ quan di trú biết rằng họ không là người gây ra sự đổ vỡ hôn nhân"

- Đáp: Câu trả lời tùy thuộc từng trường hợp của cuộc hôn nhân. Dĩ nhiên cơ quan di trú sẽ cảm thấy hài lòng nếu chính người bảo lãnh nộp đơn ly dị, hoặc bỏ rơi người hôn phối, hay ngược đãi ngưòi hôn phối.

- Hỏi: Điều gì sẽ xảy ra nếu người bảo lãnh qua đời dưới 2 năm kể từ ngày họ ký tên trên hôn thú"

- Đáp: Trong trường hợp này, người được bảo lãnh vẫn có thể nộp đưn I-751 để xin Thẻ Xanh Thường Trú dài hạn, nếu có đầy đủ chứng từ chung sống trong vòng hai năm qua. Hồ sơ có nhiều triển vọng được chấp thuận.

Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7PM và sáng Chủ Nhật từ 11:00AM, trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, và 106.3FM. Hoặc liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888 (duy nhất tại đường số 1, không phải đường Monterey), Oakland-San Francisco: (510) 533-8228, Sacramento (916) 393-3388 hay Email: [email protected].

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Tình trạng đại dịch Covid-19 tại Việt Nam bùng phát đã khiến Tỏa Tổng Lãnh Sự tại Sài Gòn đã phải đóng cửa, hủy bỏ rất nhiều lịch phỏng vấn các hồ sơ diện di dân và phi di dân. Điều này càng làm cho số hồ sơ đã hoàn tất tại Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia (NVC) tại Hoa Kỳ tiếp tục phải chờ đợi vì chưa thể được NVC xếp lịch phỏng vấn và chuyển hồ sơ cho Tòa Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn. Đây là một trong những nguyên nhân đưa đến việc lịch cấp chiếu khán di dân tháng 10 và tháng 11 không thay đổi. Các nhà phân tích ước tính tình trạng lịch cấp chiếu khán sẽ tiếp tục dậm chân tại chỗ trong nhiều tháng tới, cho đến khi bộ ngoại giao giải quyết hết số lượng trên 400 ngàn hô sơ tồn đọng trên thế giới.
Hỏi: Tôi đang ở Hoa Kỳ theo chiếu khán công việc/du lịch B1 / B2. Tôi có thể nộp đơn xin chiếu khán EB-3 như thế nào? Hỏi: Có ít phức tạp hơn không nếu tôi có được giấy phép làm việc OPT thông qua chiếu khán sinh viên F1 của mình không?
Khi quốc hội ủy quyền lại Chương Trình Trung Tâm Vùng EB5, Sở di trú USCIS sẽ cần cung cấp bản dự thảo về các quy định mới của Trung Tâm Vùng. Dự thảo này sau đó sẽ được đưa ra lấy ý kiến công chúng trong 60 ngày. Trong khoảng thời gian 60 ngày đó, các nhà đầu tư ngọai quốc có thể nộp đơn với khoản đầu tư 500,000 mỹ kim cho một số trung tâm vùng nhất định. Sau khoảng thời gian 60 ngày đó, có khả năng mức đầu tư tối thiểu sẽ là 900,000 mỹ kim cho các trung tâm vùng trong Những Vùng Công Việc Làm Đáng Quan Tâm (gọi là vùng TEA), tức những vùng có tỷ lệ thất nghiệp cao, ít nhất là 150% mức trung bình của cả nước.
Nghiên cứu của giáo sư Card cho thấy rằng sự xuất hiện của người di dân trong một thành phố không khiến người lao động bản xứ mất việc làm hoặc giảm thu nhập của họ. Giáo sư Card đã nghiên cứu thị trường lao động ở thành phố Miami, tiểu bang Florida, sau quyết định đầy toan tính của nhà nước cộng sản Cuba để cho 125.000 người di dân vượt biển đến Hoa Kỳ vào năm 1980. Điều này dẫn đến lực lượng lao động của thành phố Miami tăng 7%. Giáo sư Card nghiên cứu và đã cho thấy không có tác động tiêu cực nào cho người dân ở Miami. Nghiên cứu tiếp theo cho thấy di dân gia tăng có thể có tác động tích cực đến thu nhập của những người sinh ra ở Hoa Kỳ.
Bắt đầu từ ngày 1 tháng 10, các dịch vụ Lãnh sự Hoa Kỳ bao gồm các cuộc phỏng vấn xin chiếu khán (visa) không di dân và di dân sẽ dần dần hoạt động trở lại. Công việc của Tòa Lãnh sự bị ảnh hưởng bởi việc cắt giảm nhân sự, các hướng dẫn về an toàn và các quy định của địa phương. Các đương đơn sẽ tiếp tục gặp phải sự chậm trễ có lịch phỏng vấn đáng kể. Tòa Lãnh sự hiện phải đối mặt với nhiệm vụ giải quyết 33.000 đơn xin chiếu khán bị tồn đọng trong thời gian qua.
Bộ Ngoại Giao cho biết Hoa Kỳ cam kết dẫn đầu các nỗ lực mang lại sự bảo vệ và thúc đẩy các giải pháp lâu dài cho các cuộc khủng hoảng nhân đạo, bao gồm việc cung cấp tái định cư cho những người dễ bị tổn thương nhất.
Hàng chục nghìn người tị nạn A Phú Hãn (Afghanistan) trốn thóat khỏi phe Taliban đang đến Hoa Kỳ, và một số cựu viên chức thời Tổng thống Donald Trump đang cố gắng khiến đảng Cộng Hòa chống lại những người tỵ nạn khốn khổ này.
Số lượng và loại trường hợp chiếu khán mà các tòa lãnh sự cấp sẽ tiếp tục giải quyết tùy thuộc vào điều kiện địa phương, bao gồm các hạn chế về di chuyển và tụ tập đông người do chính phủ nước sở tại áp đặt. Ngoài ra, tuân theo hướng dẫn của chính phủ Hoa Kỳ về an toàn tại nơi làm việc của các công sở liên bang, các tòa đại sứ và tòa lãnh sự Hoa Kỳ đã thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội và các biện pháp an toàn khác. Những điều này đã làm giảm số lượng đương đơn mà văn phòng lãnh sự có thể giải quyết trong một ngày. Các văn phòng lãnh sự sẽ tiếp tục cung cấp tất cả các dịch vụ chiếu khán thông thường vì có thể an toàn thực hiện tại địa điểm của họ.
Nhiều quốc gia đã đề nghị giúp đỡ, hoặc để tái định cư người A Phú Hãn hoặc cho phép họ ở lại trong khi chờ chuyển đến các địa điểm khác. Ba trong số các quốc gia đã chào đón người A Phú Hãn là những quốc gia nghèo nhất ở châu Âu: Albania, Moldova và Bắc Macedonia. Thủ tướng Albania nói: "Chúng tôi không giàu, nhưng chúng tôi không thiếu ký ức, truyền thống hay đạo đức và chúng tôi rất vinh dự khi được giúp đỡ người khác như họ đã giúp chúng tôi".
Đầu tiên, một tòa án liên bang đã phán quyết rằng quy định của Sở di trú USCIS vào tháng 11 năm 2019 đã tăng mức đầu tư tối thiểu là không hợp lệ và Sở di trú phải sử dụng khoản đầu tư tối thiểu 500.000 mỹ kim cho các Trung Tâm Vùng trong Những Khu Vực Công Việc Làm Đáng Quan Tâm (gọi tắt là vùng TEA, tức những khu vực có tỷ lệ thất nghiệp cao). Thứ hai, Quốc hội Hoa Kỳ đã cho phép chương trình đầu tư EB-5 của các trung tâm vùng được gia hạn vào ngày 30 tháng 6 năm 2021.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.