Hôm nay,  

THƠ ĐINH CƯỜNG

16/02/201300:00:00(Xem: 2540)
Người minh hoạ Việt Báo Tết Quí Tỵ, 2013 là hoạ sĩ Đinh Cường. Ông sinh năm 1939 tại Thủ Dầu Một - Việt Nam. Sống ở Huế, Đà Lạt, Sài Gòn cho đến 1989. Hiện cư ngụ tại Burke, Virginia. Hoa Kỳ. Studio: 9826 Natick Road , Burke - Virginia 22015. Phone: 703 323 5046

Sau khi tốt nghiệp Cao Đẳng Mỹ Thuật Huế và Sư Phạm Hội Họa - Cao Đẳng Mỹ Thuật Gia Định, Sài Gòn, ông giảng dạy tại Trung Học Đồng Khánh, Nữ Trung Học Thành Nội và là giáo sư Cao Đẳng Mỹ Thuật- Huế. Hoạ sĩ Đinh Cường từng nhận nhiều giải thưởng hội hoạ nhưng ông cũng là một nhà thơ. Việt Báo Tết cám ơn hoạ sĩ và mời đọc thơ ông.
dinh-cuong
Chiều trên xa lộ
Về từ Baltimore
Mặt trời bên kia rừng cây khô cành
đồi tuyết trắng chưa tan
chiều cuối năm tôi còn trên đường
qua bến cảng Baltimore
xa lộ mênh mông một nỗi buồn
như giọng hát khàn Juliette Greco
suơng mù dày, xuống cửa kính
gió tạt buốt mặt
gọi thầm tên ai xa vắng
như dòng suối cô đơn, soi mặt
mùa này hoa thạch thảo nở tím
trong kè đá, và rừng dương sỉ xanh non
nhớ không Sơn đêm nghe vượn hú trên Dran
tấm chăn độn bông gòn dày vải ca-rô
không đủ ấm,
hơ hai bàn tay vào bếp củi thông tàn
và con trăng nào đã lặn
sáng tinh mơ …

Chiều còn trên xa lộ mù mù
những đốm đèn xe choá mắt
chập chờn bướm trắng Nhất Linh
như còn nghe vọng tiếng còi tàu
những đốm than hồng bay ngược trong đêm
núi rừng tím sẫm
dù thế nào cũng không thể quên
những mái tranh chiều lên khói
có bẹ cau khô vừa mới rụng
mưa lất phất qua khói nhang
bộ lư đồng sáng choang chiều ba muơi Tết
soi mặt thời ấu thơ
thơm ngát hương trầm

Chiều trên xa lộ về từ Baltimore
những đốm đèn nhoà suơng như nuớc mắt .

Virginia, 2.1 2011


Im

nắng lửa hè im trơ cỏ cháy
xóm im cây lá cũng im, trưa
ngồi im nghe tiếng cành khô rụng
tranh trên giá vẽ cũng im lìm

chiều im trong bóng rừng Natick
đi về quanh ngõ vắng im thôi
khuya im gõ mấy hàng ghi vội
tắt ngọn đèn, nằm im chơi vơi

bật ngọn đèn tìm tiếng im rơi …

Virginia, 23 Jul 2011

Để nhớ bến đò Tuần

Em biền biệt trước mùa đông nắng ải
Lau trắng bay hiu hắt cuối triền sông
(Võ Quê)

Tôi vẫn nhớ bến đò Tuần em ạ
có hàng lau dại gió chiều qua
bàn chân mát thả theo dòng nước
rũ bỏ ngày đi lao động xa

em ở truờng quen trong lớp học
tay cầm phấn trắng nhẹ nhàng thôi
khi cầm cây cuốc sao mà nặng
cuốc xuống đồi hoang quá nhọc nhằn

thôi thì cho biết mưa và nắng
mới đó mà xa ôi rất xa
nay em còn nhớ em còn nhắc
bến Tuần xưa về nhìn không ra …

Virginia, 24 Jul 2011

Đầu năm rong chơi với Giang*
Rong chơi với Giang
một ngày mưa mù
hàng cây ướt sũng
gợn buồn khói sông
một ngày đầu đông
như là mưa xuân
nhắc lại quê cũ
một bờ đê xưa

Cẩm Giàng quê nội
về lại buồn không
phố phường xưa cổ
nao nao trong lòng
một thời trẻ dại
bốn mươi năm xa
tìm lại quả trám
bóng hoàng lan xưa

xác hoa gạo đỏ
lung linh chiều mưa
đêm trăng hoa sữa
bên ai bây giờ
bên ai Hồ Tây
mái nhà xưa cổ
mái nhà mẹ Lê
theo giòng, nhớ bố

Trở lại New York
tàu đêm qua nhanh
người đàn ông buồn
sờ lên tóc bạc
rong chơi với Giang
một ngày mưa suốt
trầm mình góc quen

ném màu lên toile
Một màu xám nhớ.

Virginia ,1.1.96

ĐINH CƯỜNG

(*) Nguyễn tường Giang, con trai út nhà văn Thạch Lam, bác sĩ sản dạy Đại học Y khoa New York, đã nghỉ hưu. Mừng Khói Hồ Bay, Thơ & Văn Nguyễn Tường Giang Thạch Ngữ xuất bản 2012.

Nhấn Vào Đây Để Tải Tập Tin PDF

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
(Bài nói chuyện trong đêm 50 năm tiếng hát Khánh Ly, Nhà thờ kiếng,Nov. 31 – 2012.)
Nói về thơ Nguyễn Chí Thiện, thường người ta chỉ chú ý tới những ngôn từ khô khốc, lạnh lùng, đanh thép để hài tội cộng sản của ông. Điều này có thể hiểu được. Bởi vì ngay từ đầu thập niên 80,
Không có gì quý hơn sự sống. Không những các nhà đạo đức, thần học, tu hành tôn giáo nói thế mà cả các nhà khoa học cũng xác định như vậy. Điều khác biệt là các nhà bác học đặt vấn đề nặng nề phần vật lý hơn đạo lý.
“…Và bạn tôi, ông phải vẽ thôi (tôi hay kêu ông bằng tiếng kêu thân mật) khi xem bức tranh “Trên Ngọn Buồn Thánh Thót, Treo cao,” ghi tháng 5-2012 trên website của Hạnh Tuyền (người bạn đời hỗ trợ Du Tử Lê không ít về việc rẽ qua thế giới hội họa, tôi nghĩ vậy) tôi như gặp lại mối đồng cảm của sự cô đơn cùng tận, và phải chăng như tiếng hát đớn đau của Billie Holiday nghe lại những ngày này,
“Nhịp điệu uy nghi hùng dũng mà trong sáng êm dịu.”
Nguồn tin cuối cho biết họ đã tìm ra cha tôi, bằng cách đơn giản nhất là đảo nghịch tên tôi: A M A B O K C A R A B < = > B A R A C K O B A M A
Đại Hội Điện Ảnh Việt Nam Quốc Tế (Vietnamese International Film Festival – ViFF) do hai tổ chức bất vụ lợi là Hội Văn Học Nghệ Thuật Việt Mỹ (VAALA) và Hội Văn Hóa và Ngôn Ngữ (Vietnamese Language & Culture) tại đại học UCLA thực hiện cách mỗi năm một lần, kể từ năm 2003.
Người Việt từ lâu thường nói tới 4000 năm văn hiến, nhưng chỉ là truyền thuyết. Đây là lần đầu tiên, từ những xương cốt cổ, có thể mô tả thấy được nếp sống văn hiến thời ấy, dựa trên những bằng chứng và luận cứ khoa học.
Một ngày nhàn rỗi trước tuần lễ Giáng Sinh ở New York, tôi tỉnh dậy khoảng 2 giờ trưa, tôi cố thức dậy pha ly cà phê đen. Liếc qua trang bìa tờ Science Time, một phụ bản của báo New York Times, hình ảnh một cái xác chôn ở tư thế thai nhi nằm trong bào thai đập vào mắt tôi.
Mặt bàn và cả nhà đều nám bụi. Không sao. Thân thong thả lôi trong túi đồ nghề thầy thuốc ra từng món. Sau ống nghe, dụng cụ đo huyết áp, là một chai cognac.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.