Hôm nay,  

Khánh Ly, Tiếng Hát Bất Hoại

18/02/201300:00:00(Xem: 3098)
DU TỬ LÊ
(Bài nói chuyện trong đêm 50 năm tiếng hát Khánh Ly, Nhà thờ kiếng,Nov. 31 – 2012.)
khanh-ly-tieng-hat-bat-hoai
Theo ghi nhận của tôi thì, 20 năm Văn Học, Nghệ Thuật miền Nam đã cống hiến cho chúng ta khá nhiều tiếng hát hiếm và, quý.

Mỗi tiếng hát tự thân là một chân dung hay, một biểu ấy, làm thành những mặt trời, có khả năng thả những hồi-quang-tâm-cảnh xuống tâm hồn người nghe. Những hồi-quang-kỳ-diệu, đi đến và, ở lại được trong từng tế bào ký ức, kỷ niệm của chúng ta.

Nhưng, oan nghiệt thay, khi biến cố 30 tháng 4- 1975 xẩy ra, cùng lúc với thảm kịch biển Đông vùi, chôn không biết bao sinh linh, không biết biết bao người thân yêu của chúng ta thì, đồng thời, sóng biển Đông cũng đã tiêu trầm, đã xóa, nhòa rất nhiều tiếng hát hiếm và, quý mà, tôi vừa nói.

Do đấy, những tiếng hát như những nhan sắc lộng lẫy, tiêu biểu của hai mươi năm Văn Học, Nghệ Thuật miền Nam, vượt qua được oan nghiệt, băng qua được bức tường lửa huy diệt khốc liệt của thời gian, để ở được với hải ngoại nói riêng, Việt Nam nói chung mà, không bị đứt đoạn trong suốt 37 năm qua, chúng ta lại càng còn quá ít!

Với cá nhân tôi, có dễ chỉ còn một tiếng hát:

- Tiếng hát Khánh Ly.

Tiếng hát Khánh Ly còn giữa chúng ta, như một huyền thoại. Huyền thoại, như cổ tích. Mang ý nghĩa đời. Đời.

Tôi không biết may mắn hay bất hạnh cho Khánh Ly, khi định mệnh đã chọn cô làm người cắm ngọn cờ đầu, trên đỉnh núi âm nhạc Trịnh Công Sơn.

Tôi cũng không biết may mắn hay, bất hạnh cho Khánh Ly, khi định mệnh một lần nữa, lại đã chọn cô làm người cắm ngọn cờ đầu, trên đỉnh núi âm nhạc của người tù, thi sĩ Trần Dạ Từ - - Cõi nhạc đánh dấu một tâm thức khác. Mở một cánh cửa khác cho văn học, nghệ thuật Việt Nam, sau 37 năm luân lạc, xứ người.

Tôi nghĩ, có thể chính định mệnh, cũng không biết tại sao nó đã chọn Khánh Ly, làm tiếng hát trèo non, vượt sóng, như vậy?

Hôm nay, ở đây, một lần thêm, định mệnh lại chọn Khánh Ly để dâng lên Mẹ Maria, những Thánh-khúc. Những Thánh-khúc tựa những hạt ngọc. Những hạt ngọc kết tinh từ hành trình lênh đênh của một lộng lẫy nhan sắc tiêu biểu 50 năm: Tiếng hát.

Tôi cũng thực sự không biết, thớ cổ của người ca sĩ sớm trở thành huyền thoại kia, được thượng đế cấu tạo thế nào? Ra sao?

Có thể đó là một trong những bí nhiệm của đấng toàn năng mà, không một ai trong chúng ta, hiểu được!

Nhưng, dù không thể hiểu, cá nhân tôi vẫn thấy, tôi thật may mắn, thật hạnh phúc có được nhan sắc tiếng hát Khánh Ly, cho đời sống tinh thần của mình.

Nhan sắc lộng lẫy, tiêu biểu ấy, tôi tin, nó sẽ còn mang lại nhiều phong phú, nhiều giầu có cho tâm hồn của những thế hệ sau tôi nữa.

Từ đó, tôi thấy, dù cho định mệnh đứng trước hay đứng sau (?) Định mệnh đứng bên phải hay bên trái (?) - - Thì, sau 50 năm, với tôi, Khánh Ly đã trở thành một tiếng hát bất hoại.

Tiếng hát cô bất hoại, như nhan sắc Mona Lisa, trong tranh của họa sĩ Leonardo Vinci, vậy.

Và, bây giờ, tôi lại tự hỏi, không biết tôi phải:

- Cảm ơn nhan sắc tiếng hát Khánh Ly?

- Cảm ơn Định Mệnh?

- Cảm ơn Đấng Toàn Năng?

Hay tôi cần phải cảm ơn tất cả?

Du Tử Lê

Nhấn Vào Đây Để Tải Tập Tin PDF

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nói về thơ Nguyễn Chí Thiện, thường người ta chỉ chú ý tới những ngôn từ khô khốc, lạnh lùng, đanh thép để hài tội cộng sản của ông. Điều này có thể hiểu được. Bởi vì ngay từ đầu thập niên 80,
Không có gì quý hơn sự sống. Không những các nhà đạo đức, thần học, tu hành tôn giáo nói thế mà cả các nhà khoa học cũng xác định như vậy. Điều khác biệt là các nhà bác học đặt vấn đề nặng nề phần vật lý hơn đạo lý.
“…Và bạn tôi, ông phải vẽ thôi (tôi hay kêu ông bằng tiếng kêu thân mật) khi xem bức tranh “Trên Ngọn Buồn Thánh Thót, Treo cao,” ghi tháng 5-2012 trên website của Hạnh Tuyền (người bạn đời hỗ trợ Du Tử Lê không ít về việc rẽ qua thế giới hội họa, tôi nghĩ vậy) tôi như gặp lại mối đồng cảm của sự cô đơn cùng tận, và phải chăng như tiếng hát đớn đau của Billie Holiday nghe lại những ngày này,
Người minh hoạ Việt Báo Tết Quí Tỵ, 2013 là hoạ sĩ Đinh Cường. Ông sinh năm 1939 tại Thủ Dầu Một - Việt Nam. Sống ở Huế, Đà Lạt, Sài Gòn cho đến 1989. Hiện cư ngụ tại Burke, Virginia. Hoa Kỳ. Studio: 9826 Natick Road , Burke - Virginia 22015. Phone: 703 323 5046
“Nhịp điệu uy nghi hùng dũng mà trong sáng êm dịu.”
Nguồn tin cuối cho biết họ đã tìm ra cha tôi, bằng cách đơn giản nhất là đảo nghịch tên tôi: A M A B O K C A R A B < = > B A R A C K O B A M A
Đại Hội Điện Ảnh Việt Nam Quốc Tế (Vietnamese International Film Festival – ViFF) do hai tổ chức bất vụ lợi là Hội Văn Học Nghệ Thuật Việt Mỹ (VAALA) và Hội Văn Hóa và Ngôn Ngữ (Vietnamese Language & Culture) tại đại học UCLA thực hiện cách mỗi năm một lần, kể từ năm 2003.
Người Việt từ lâu thường nói tới 4000 năm văn hiến, nhưng chỉ là truyền thuyết. Đây là lần đầu tiên, từ những xương cốt cổ, có thể mô tả thấy được nếp sống văn hiến thời ấy, dựa trên những bằng chứng và luận cứ khoa học.
Một ngày nhàn rỗi trước tuần lễ Giáng Sinh ở New York, tôi tỉnh dậy khoảng 2 giờ trưa, tôi cố thức dậy pha ly cà phê đen. Liếc qua trang bìa tờ Science Time, một phụ bản của báo New York Times, hình ảnh một cái xác chôn ở tư thế thai nhi nằm trong bào thai đập vào mắt tôi.
Mặt bàn và cả nhà đều nám bụi. Không sao. Thân thong thả lôi trong túi đồ nghề thầy thuốc ra từng món. Sau ống nghe, dụng cụ đo huyết áp, là một chai cognac.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.