Hôm nay,  

Thơ của một người Pháp da vàng

17/08/202318:31:00(Xem: 1681)

paris

Nhận được bài thơ của người bạn Phạm Xuân Tích, tôi thấy bài thơ của ông bạn khá độc đáo và lý thú, tôi mạo muội viết lại sao y bản chính – cả hai bản tiếng Pháp và bản dịch tiếng Việt cũng của ông ấy, để hầu các vị đọc cho vui. Tuy nhiên, tôi xin mạn phép nói rõ về người bạn Phạm Xuân Tích. Anh là roommate của tôi trong thời gian anh học phân khoa Sư Phạm Pháp Văn hệ 3 năm 1963-1966. Anh hành nghề thầy giáo dạy Pháp văn tại các trường trung học Saigon. Sau một thời gian anh được bổ nhiệm làm Công Cán Ủy Viên (Chargé de mission) của ông Tổng Trưởng Giáo Dục VNCH trong thời gian 3 năm, 1972-1974. Anh đến Pháp vào năm 1980 thuộc diện bảo lãnh. Ở Pháp, anh làm Quản Trị Viên trong một xí nghiệp tư tai Paris cho tới khi về hưu năm 66 tuổi (2009). Trong thời gian sống ở Paris gần 30 năm anh tham gia các sinh hoạt văn hóa, xã hội của cộng đồng người Việt tại Pháp. Anh cũng là một nhà văn, nhà thơ, họa sĩ, kịch nghệ, nhạc sỹ hồ cầm... Chính tôi đã nhiều lần viết bài giới thiệu nhận định những tác phẩm văn học, hội họa của anh và đươc phổ biến rộng rãi trên các diễn đàn của VietBao On line ở Cali, Diễn Đàn Thế Kỷ, Vietnnam Nhật báo, Nhật Báo Văn Hóa... – Đào Như.

 

UN FRANCAIS JAUNE

 

Aujourd’hui un francais jaune est né

La Seine, comme d’habitude, continuer à couler

Et les pauvres chanteurs, comme d’habitude, chantent dans le métro Parisien

Et la tour Eiffel, comme d’habitude, a toujours les yeux fermés

Je suis là, un francais jaune

Sous le soleil éclatant

Loin du drapeau sanglant

De mon pays natal manquant!

Mais près de vous, mes amis blancs

Oh! quel bonheur pour tous les francais!

Même le plus pauvres du monde!

parce que chez vous, vous avez le droit de l’homme

On ne craint rien, même quand on a faim!

Et enfin

Je suis là

Evidemment à côté de vous

Mais sur le trottoir

Pas en haut, pas en bas!

Et un jour, je ne sais quand,

Votre cimetière aura

Un francais de plus! c’est moi!

Merci! 

 

Paris Mai-1986

 

MỘT NGƯỜI PHÁP DA VÀNG

 

Ngày hôm nay, một người Pháp da vàng ra đời

Sông Seine, như thường lệ, vẫn trôi xuôi

Và những ca sĩ nghèo khổ, như thường lệ, vẫn ca hát trong hầm métro

Và tháp Eiffel, như thường lệ, mắt vẫn nhắm thôi!

Tôi đây một người Pháp da vàng

Dưới ánh mặt trời rực sáng

Cách xa lá cờ rực máu

Của quê hương mà tôi nhớ thương!

Nhưng tôi gần bên cạnh các anh, những nguòi bạn da trắng

Ôi! Hạnh phúc thay, các người bạn Pháp của tôi!

Dù cả những người nghèo khổ nhất

Vì nơi các bạn, các bạn có đủ quyền làm người!

Người ta không phải sợ hãi điều gì dù ngay cả khi bụng đói

Và sau cùng

Có mặt tôi đây

Đương nhiên tôi ở bên cạnh mọi người

Nhưng trên vỉa hè thôi

Không ở trên cao, mà cũng không dưới thấp!

Rồi có một ngày tôi không biết khi nào

Nghĩa trang của các bạn sẽ có một người!

Một người Pháp! và đó là tôi!

Xin cám ơn...

 

Paris-5-1986

 

– Phạm Xuân Tích

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Vào những ngày cuối năm 2023, khi mà người Mỹ bắt đầu chuẩn bị cho những bữa tiệc Giáng Sinh, năm mới, bàn tán chuyện mua sắm, thì chiến sự giữa Isarel và Hamas chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Trên vùng đất thánh của cả ba tôn giáo lớn, những kiếp người lầm than chỉ mong có một ngày hòa bình, một ngày không bom đạn. Cũng vào những ngày cuối năm 2023, người Mỹ bắt đầu nhìn thấy một viễn cảnh Ukraine bị bỏ rơi, phải chấp nhận đổi đất lấy hòa bình. Nhiều người Việt cho rằng Ukraine sắp là một Việt Nam Cộng Hòa khác, một đồng minh bị Mỹ bỏ rơi, nhưng sau một thời gian có thể nhanh hơn nhiều.
Vào ngày 6 Tháng 12, giới truyền thông Mỹ đồng loạt đưa tin Taylor Swift, nữ ca nhạc sĩ đầy tài năng, được tạp chí Time vinh danh là “Nhân Vật Của Năm 2023” (Person of The Year). Đây là lần đầu tiên một ca nhạc sĩ được bình chọn danh hiệu giá trị này, càng nhấn mạnh thêm sự thành công và sức ảnh hưởng của cô gái hát nhạc pop-đồng quê. Trước đây, nhiều nhân vật được Time chọn từ năm 1927 là các tổng thống Hoa Kỳ, những nhà hoạt động chính trị lỗi lạc.
Bốn câu thơ này được bố tôi (nhà văn Doãn Quốc Sỹ) ghi lại như một giai thoại văn học, làm lời tựa cho tác phẩm Mình Lại Soi Mình. Bố tôi kể rằng khoảng năm 1984, phong trào vượt biên đang rầm rộ. Một người bạn mới gặp đó, mà hôm sau đã vượt biên rồi! Vào một ngày đẹp trời, bố tôi đạp xe từ Sài Gòn qua Làng Báo Chí bên kia cầu xa lộ để thăm chú Nguyễn Đình Toàn. Đến giữa cầu thì thấy chú đang đạp xe theo chiều ngược lại, cũng định đến thăm mình ở căn nhà hẻm Thành Thái. Hai người bạn gặp nhau giữa cầu. Có lẽ chú Toàn đã nhìn những cánh đồng lúa bên Thủ Thiêm, tức cảnh sinh tình, ngẫu hứng làm ra bốn câu thơ này.
Hôm đó, một chàng đương từ Sài Gòn đạp xe tới thăm bạn ở Làng Báo Chí bên kia cầu xa lộ. Chàng vừa đạp xe tới cầu thì gặp bạn cũng đương từ bên kia cầu phóng sang dự định về Sài Gòn thăm mình...
Có một người sống trong thành phố, bận rộn, tranh đấu, xông pha, lăn lộn giữa sự phức tạp như một sinh trùng bị mắc lưới nhện vẫn phải vùng vẫy để sống, để chờ ngày bị ăn thịt. Một hôm, ông ta đi du lịch, thấy một phong cảnh đẹp đến mức lặng người, cảm thấy siêu thoát, nhận ra đạo lý của mục tiêu tại sao con người tồn tại. Nhưng vẫn phải trở về phố cũ, y như Lưu Nguyễn phải trở về làng cũ vì những lý do chính xác, vì lẽ phải của những bổn phận làm người. Ông vẽ lại phong cảnh đó trên một vách tường lớn. Mỗi khi đời giông bão, mỗi khi hồn âm u, mỗi khi trí khổ não, ông đến trước bức tranh, nhìn ngắm, ngẫm nghĩ để tìm thấy sự thanh thản, sở hữu cảm giác bình an. Ông nghe được tiếng hát “chiều nay vang lừng trên sóng.” Ông thấy được “Âm ba thoáng rung cánh đào rơi. Nao nao bầu sương khói phủ quanh trời.” Hồn ông “lênh đênh dưới hoa chiếc thuyền lan.” Những giờ phút tĩnh lặng đó, tâm trí ông “Đèn soi trăng êm nhạc lắng tiếng quên … là cả một thiên thu trong tiếng đàn chơi vơi…”
Bùi Giáng qua đời tại Sài-gòn tháng 10-1998, tới tháng 10 năm này, 2023, đúng là 25 năm, một phần tư thế kỷ “Vắng bóng người Điên giữa kinh thành”. Trong tất cả các bút hiệu của Bùi Giáng, Sáu Giáng là tên hiệu dễ thương với mọi người, Bùi Giáng lại thích “anh Sáu Giáng” nhất; bởi/từ cái gốc gác quê mùa, đồi sim, ruộng lúa, tiếng gà trưa, con cò bãi nước xa, cái nền nhà lát gạch hoa, đứa con thứ sáu trong gia đình tộc Bùi, thằng bé Giáng tập bò tập đi.
Tôi để ý đến hắn, không phải vì cái tên với cái họ “lạ”, họ Mai. Cũng chẳng phải vì hắn là công tử con nhà giàu. Nghe nói ba hắn đi qua Mỹ từ ngày chạy loạn 30/4, nên cuộc sống mấy mẹ con rất ung dung khá giả. Mới học lớp 6 thôi, mà hắn đi học mặc quần tây áo sơ mi “đóng thùng” chỉnh tề, mang giày xăng-đan, tay còn đeo chiếc đồng hồ nữa cơ...
Ghi lên đá một thuở áo sờn vai / Vác thập ác quảy tiêu điều âm vọng / Nợ máu xương, nợ người lận đận / Của một thời vàng tím trẻ trai...
Một buổi trưa chan hòa ánh nắng trong vắt như thủy tinh của một ngày nắng ấm cuối đông, chớm bước sang xuân. Cảnh vật như bừng sáng dậy sau những ngày u ám. Tôi và Thi ngồi bên nhau tại một nơi vắng vẻ trong khu vườn sau nhà, dưới tàn cây mít, gần bên chiếc cầu ao soi bóng lung linh trên mặt nước đang gợn sóng lăn tăn...
Tôi có một người anh cá tính hoang nghịch trổ trời mà lên. Từ nhỏ, thích trèo cây trong vườn. Có bữa leo phải cành ổi giòn bị gãy, thế là anh rớt xuống nghe uỵch một cái như trái mít rụng. Anh đau điếng cảm giác rêm ram cả mạnh sườn...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.