Hôm nay,  

Thế hệ đổ vỡ và dang dở

16/06/202321:50:00(Xem: 3194)
Tùy bút

ARVN 1

Tháng Sáu mọi người sửa soạn chào đón Ngày Father’s Day, Ngày Của Cha.  Công Cha như Núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Một lòng thờ mẹ kính cha, Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con!
    Bài ca dao đã đi sâu vào lòng người bởi những hình ảnh so sánh rất độc đáo: “Công cha với núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ với nước trong nguồn”. Hình ảnh “núi Thái Sơn” là ngọn núi cao, đồ sộ vững chãi nhất ở Trung Quốc. “Nước trong nguồn” là dòng nước tinh khiết nhất, mát lành nhất, dạt dào mãi chẳng bao giờ cạn. Từ hiện tượng cụ thể ấy, tác giả dân gian đã ca ngợi công lao của cha mẹ. Tình cha mạnh mẽ, vững chắc, tình mẹ thật ngọt ngào vô tận và trong sáng. Ân nghĩa đó to lớn, sâu nặng biết bao. Chính vì vậy mà chỉ có những hiện tượng to lớn bất diệt của thiên nhiên mới có thể so sánh. Công lao đó, ông cha ta khuyên mỗi chúng ta phải làm tròn chữ hiếu để có thể phần nào bù đắp lại công ơn trời biển của cha mẹ. Bao bút mực đã viết về Tình Cha, câu tục ngữ “Con không Cha như nhà không nóc”đã nói lên sự tối quan trọng của người Cha trong gia đình. Trong cuộc chiến Ba Mươi Năm 1945-1975 bao oan khiên, máu và nước mắt, bao triệu người đã khổ đau mất Cha. Xin hết lòng tri ân những người Cha, người Chồng, người Anh, người Em và gia đình họ đã hy sinh bảo vệ cho chính nghĩa.
    Bút mực nào viết hết cho được về những oan khiên, đau khổ  đã xẩy ra cho thế hệ của chúng tôi, thế hệ ở vào tuổi trên 60 tuổi trở lên, thế hệ chịu bao nhiêu hậu quả Đổ Vỡ và Dang Dở của cuộc chiến Ba Mươi Năm 1945-1975. Xin kể lại một thí dụ nhỏ về Đổ Vỡ và Dang Dở, Lễ Tốt Nghiệp mùa Hè năm 1974 của các sinh viên khoá 1971-1974, Ban Sử Địa Đại Học Sư Phạm Saigon. Lễ Tốt Nghiệp được đặt tên là Trao Hành Trang,  với bao ước nguyện của các sinh viên tốt nghiệp là các vị thày tương lai sẽ đạt dược nguyện vọng Lương Sư Hưng Quốc. Sau Biến Cố 30/4/1975, nguyện vọng chỉ còn là vô vọng mà thôi! Các Thày Cô tốt nghiệp nay đã ở tuổi thất thập cổ lai hy.
    Từ đầu tháng Sáu, thấy tôi nước mắt nhạt nhòe đọc đi đọc lại tin buồn về một vị y sĩ Thủy Quân Lục Chiến, Anh Tr. X. Dũng vừa mới vĩnh viễn ra đi, Anh Dũng là anh ruột của T. Vi, cô bạn tuổi thơ của tôi. Nhà Tôi bảo tôi đừng khóc nữa Vân, em biết thế hệ chúng ta là thế hệ Đổ Vỡ và Dang Dở mà! T. Vi có hai người Anh trai, họ mất Mẹ rất sớm, khi người Anh lớn tuổi lên 10, hai Anh trai của T. Vi đều là hai Y Sĩ nổi tiếng. T. Vi rất nhỏ khi mất Mẹ nhưng T. Vi, thuyền nhân tị nạn, là người rất gỉỏi giang, rất chịu khó, đi làm cả đời một việc toàn thời gian và một việc bán thời gian và hết sức lo săn sóc, bảo trợ cho nhiều người.  Xin mạn phép chép lại lời của Anh Đặng Kh. Khánh, rất thân với chúng tôi và cũng thân quen với gia đình T. Vi, đã viết cho tôi khi tôi báo tin buồn “... rất bàng hoàng vì chúng ta đã mất một nhà đấu tranh đầy nhiệt huyết...”  Anh Tr. X. Dũng là tác giả tác phẩm Văn Hóa Quân Đội, ngoài ra Anh Tr. X, Dũng còn làm thơ rất hay nữa. Xin mạn phép chép lại bài viết của Hội Cựu Sinh Viên Quốc Gia Hành Chánh Liên Bang Úc Châu:

 

Bài Xướng: Sống Chẳng Còn Quê

 

Nghe chó sủa khuya, thấy não nề
Nhắc đời đất khách kéo lê thê
Ta vì thảm họa miền Nam mất
Sống chẳng còn quê, thác chẳng về. 

 

Bài Họa: Thác Sẽ Về

Dù trải phong ba, giữ lấy nề
Tài, Tâm, Đức, Tuệ , có Hiền Thê
Quốc Gia, Chính Nghĩa : Không hề mất
Sinh dẫu tha hương : Thác sẽ về

Sinh dẫu tha hương : Thác sẽ về
Thăm từ làng mạc đến sơn khê
Thăm Sài Gòn với Kinh Nhiêu Lộc
Thăm Tiếc Thương : Ngồi đấy lạnh tê

Thăm Tiếc Thương : Ngồi đấy lạnh tê
Bao ngàn Chiến Sĩ vẹn câu thề
Hy sinh xương máu cho hồn nước
Thân xác bao lần gối ruộng, đê

Thân xác bao lần gối ruộng, đê
Tinh thần chiến đấu vẫn đam mê
Ta vì Tổ Quốc, vì Dân Việt
Lưu lạc muôn trùng, vẫn nhớ quê

Lưu lạc muôn trùng, vẫn nhớ quê
Rồi đây vận nước: Khắp nơi nghe
Độc Tài Cộng Sản không còn nữa
Toàn thể dân ta sẽ họp về

(Đức Hùng, Sydney, Úc Châu, 27/08/2018)

 

Viết tới đây lại ngậm ngùi nghĩ tới bài hát của Nhạc Sĩ Trần Thiện Thanh và xin chép lại vài câu trong bài hát thay cho kết luận:

 

Anh không chết đâu anh, người anh hùng mủ đỏ tên Đương
Tôi vẫn thấy đêm đêm một bóng dù sáng trên đồi máu
Nghe trong đêm kêu gào từng tiếng súng pháo đếm mau
Và tiếng súng tiếng súng hay nhạc chiêu hồn đưa anh đi anh đi…

 

 – Khánh Vân

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bản thân tôi ít khi nào dám ngó về biển cả, dù thấy biển cả rất mênh mông, thoáng mát và êm ả qua nhiều hình ảnh. Cũng có lúc tôi trực diện biển khơi, nhưng chỉ là lúc biển êm sóng dịu rì rào ru hát « Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào… » hoặc là lúc mơ mộng, biển nhớ…
Thời gian sau 1975, tôi cỡ 9-10 tuổi, ngoài ông anh lớn đi dạy ở Cần Thơ, tôi có ba người anh đang học Đại Học, hằng tuần có bạn bè kéo về nhà tôi tụ tập ăn uống, đờn địch ca hát rất vui. Tôi nhỏ tuổi không được tham gia, nhưng có núp ở sau bếp... nghe lỏm...
Kanchanaburi là một tỉnh miền trung Thái Lan có biên giới chung với Miến Điện. Thủ phủ là thành phố cùng tên cách Bangkok 140km. Ở đây có cây cầu nổi tiếng xây dựng từ WWII, cầu sông Kwai...
Chiến trận ngày mỗi lan rộng, mức độ tàn phá cũng gia tăng khủng khiếp. Mỗi lần quân Pháp vào làng càn quét, dân chúng lại bồng bế nhau tản cư, chỉ còn dân quân tự vệ ở lại bảo vệ nhưng cũng yếu ớt lắm. Khi quân Pháp rút, để lại hàng chục xác chết, dân lại trở về chôn cất người chết, dựng lại gian nhà tranh bị thiêu rụi rồi tiếp tục cày cuốc kiếm sống. Cuộc sống đã nghèo khổ nay càng nghèo khổ hơn...
Câu chuyện bắt đầu, một người kể: “Sở dĩ con kên kên sói đầu vì nó ăn mít. Nó đút đầu vào ruột trái mít đục khoét. Mủ mít dính chặt lông. Khi rút đầu ra, lông dính lại. Đầu trọc lóc.” Người thứ hai lên tiếng: “Nói vô lý. Kên kên ăn xác chết, ăn đồ hôi thúi. Mít có mùi thơm. Kên kên không ăn đồ thơm.” Người thứ nhất trả lời: “Nói có lý nhưng xét ra vô lý. Kên kên không ăn mít thường nhưng ăn Sầu riêng. Mít Sầu riêng hôi lắm.” “Nói vô lý. Sầu riêng thơm kiểu khác. Cả triệu người ăn. Cả triệu người ghiền. Điên hay sao mà ăn đồ hôi.” “Bà thấy thơm nhưng tui thấy hôi. Quyền tự do mà. Cả triệu người không ăn Sầu riêng. Cả triệu người thấy Sầu riêng hôi.” “Nói tào lao. Hoa thì thơm. Phân thì hôi. Ai có thể ngửi thấy hầm lù thơm?” “Có thể hôi thúi, nhưng ở đó lâu ngày, quen đi. Thúi cũng như thơm. Giống những người ở xung quanh Kinh Nước Đen.”
Chắc bạn cũng có nghe câu chuyện về ông Phó Thủ Tướng Đức gốc Việt, từng là đứa trẻ mồ côi bên Việt Nam. Tôi thật sự cảm động muốn khóc, không phải vì ông là người có tài, đẹp trai, ăn nói khôn ngoan hay làm lớn mà vì nếu cha mẹ nuôi không mang ông về Đức, có thể hôm nay ông cũng đã là kẻ lang thang đầu đường xó chợ ở một nơi nào đó trên đất nước Việt Nam...
Thơ của hai thi sĩ Quảng Tánh Trần Cầm & Nguyễn Hàn Chung...
thăng trầm lên xuống / như những bậc đá trên đồi xanh / tóc bay theo gió / mùa hạ êm đềm thắp lửa mặt trời / trong từng đôi mắt mong đợi / dõi cánh chim bay xa...
Ông bà Năm quê quán ở Thuận Hòa, Sóc Trăng, ông bà sinh cơ lập nghiệp cùng với và tiếp nối tổ phụ tổ mẫu nhiều đời ở quê. Họ yêu đồng ruộng, yêu vùng đất màu mỡ phù sa ruộng vườn gieo trồng thoải mái. Vậy mà sau ngày quốc nạn 30– 04– 1975, họ chật vật vì ruộng vườn, làm nhiều phải đóng thuế nhiều, làm ít thì bị tổ sản xuất phê bình kiểm thảo. Lúa mạ thiếu nước, thiếu thuốc trừ sâu, trồng tỉa khó khăn...
Trời nắng chang chang, thỉnh thoảng từng cơn gió bụi bốc lên bay rát cả mặt, dòng xe máy xình xịch chạy như mắc cửi trên đường. Hai bên lề đường có cả mấy mươi tiệm vịt quay, heo quay, những con vịt quay vàng ươm, có con thì da sậm màu hơi ngả nâu tất cả đều béo nhẫy mỡ, treo tòng teng trong tủ kiếng trông rất bắt mắt. Những con heo sữa quay vàng ruộm hoặc ngã màu cánh kiến, chủ tiệm còn gắn vào miệng nó một cái bông đỏ thắm...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.