Tháng Sáu mọi người sửa soạn chào đón Ngày Father’s Day, Ngày Của Cha. Công Cha như Núi Thái Sơn,Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Một lòng thờ mẹ kính cha,Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con!
Bài ca dao đã đi sâu vào lòng người bởi những hình ảnh so sánh rất độc đáo: “Công cha với núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ với nước trong nguồn”. Hình ảnh “núi Thái Sơn” là ngọn núi cao, đồ sộ vững chãi nhất ở Trung Quốc. “Nước trong nguồn” là dòng nước tinh khiết nhất, mát lành nhất, dạt dào mãi chẳng bao giờ cạn. Từ hiện tượng cụ thể ấy, tác giả dân gian đã ca ngợi công lao của cha mẹ. Tình cha mạnh mẽ, vững chắc, tình mẹ thật ngọt ngào vô tận và trong sáng. Ân nghĩa đó to lớn, sâu nặng biết bao. Chính vì vậy mà chỉ có những hiện tượng to lớn bất diệt của thiên nhiên mới có thể so sánh. Công lao đó, ông cha ta khuyên mỗi chúng ta phải làm tròn chữ hiếu để có thể phần nào bù đắp lại công ơn trời biển của cha mẹ. Bao bút mực đã viết về Tình Cha, câu tục ngữ “Con không Cha như nhà không nóc”đã nói lên sự tối quan trọng của người Cha trong gia đình. Trong cuộc chiến Ba Mươi Năm 1945-1975 bao oan khiên, máu và nước mắt, bao triệu người đã khổ đau mất Cha. Xin hết lòng tri ân những người Cha, người Chồng, người Anh, người Em và gia đình họ đã hy sinh bảo vệ cho chính nghĩa.
Bút mực nào viết hết cho được về những oan khiên, đau khổ đã xẩy ra cho thế hệ của chúng tôi, thế hệ ở vào tuổi trên 60 tuổi trở lên, thế hệ chịu bao nhiêu hậu quả Đổ Vỡ và Dang Dở của cuộc chiến Ba Mươi Năm 1945-1975. Xin kể lại một thí dụ nhỏ về Đổ Vỡ và Dang Dở, Lễ Tốt Nghiệp mùa Hè năm 1974 của các sinh viên khoá 1971-1974, Ban Sử Địa Đại Học Sư Phạm Saigon. Lễ Tốt Nghiệp được đặt tên là Trao Hành Trang, với bao ước nguyện của các sinh viên tốt nghiệp là các vị thày tương lai sẽ đạt dược nguyện vọng Lương Sư Hưng Quốc. Sau Biến Cố 30/4/1975, nguyện vọng chỉ còn là vô vọng mà thôi! Các Thày Cô tốt nghiệp nay đã ở tuổi thất thập cổ lai hy.
Từ đầu tháng Sáu, thấy tôi nước mắt nhạt nhòe đọc đi đọc lại tin buồn về một vị y sĩ Thủy Quân Lục Chiến, Anh Tr. X. Dũng vừa mới vĩnh viễn ra đi, Anh Dũng là anh ruột của T. Vi, cô bạn tuổi thơ của tôi. Nhà Tôi bảo tôi đừng khóc nữa Vân, em biết thế hệ chúng ta là thế hệ Đổ Vỡ và Dang Dở mà! T. Vi có hai người Anh trai, họ mất Mẹ rất sớm, khi người Anh lớn tuổi lên 10, hai Anh trai của T. Vi đều là hai Y Sĩ nổi tiếng. T. Vi rất nhỏ khi mất Mẹ nhưng T. Vi, thuyền nhân tị nạn, là người rất gỉỏi giang, rất chịu khó, đi làm cả đời một việc toàn thời gian và một việc bán thời gian và hết sức lo săn sóc, bảo trợ cho nhiều người. Xin mạn phép chép lại lời của Anh Đặng Kh. Khánh, rất thân với chúng tôi và cũng thân quen với gia đình T. Vi, đã viết cho tôi khi tôi báo tin buồn “... rất bàng hoàng vì chúng ta đã mất một nhà đấu tranh đầy nhiệt huyết...” Anh Tr. X. Dũng là tác giả tác phẩm Văn Hóa Quân Đội, ngoài ra Anh Tr. X, Dũng còn làm thơ rất hay nữa. Xin mạn phép chép lại bài viết của Hội Cựu Sinh Viên Quốc Gia Hành Chánh Liên Bang Úc Châu:
Bài Xướng: Sống Chẳng Còn Quê
Nghe chó sủa khuya, thấy não nề Nhắc đời đất khách kéo lê thê Ta vì thảm họa miền Nam mất Sống chẳng còn quê, thác chẳng về.
Bài Họa: Thác Sẽ Về
Dù trải phong ba, giữ lấy nề Tài, Tâm, Đức, Tuệ , có Hiền Thê Quốc Gia, Chính Nghĩa : Không hề mất Sinh dẫu tha hương : Thác sẽ về
Sinh dẫu tha hương : Thác sẽ về Thăm từ làng mạc đến sơn khê Thăm Sài Gòn với Kinh Nhiêu Lộc Thăm Tiếc Thương : Ngồi đấy lạnh tê
Thăm Tiếc Thương : Ngồi đấy lạnh tê Bao ngàn Chiến Sĩ vẹn câu thề Hy sinh xương máu cho hồn nước Thân xác bao lần gối ruộng, đê
Thân xác bao lần gối ruộng, đê Tinh thần chiến đấu vẫn đam mê Ta vì Tổ Quốc, vì Dân Việt Lưu lạc muôn trùng, vẫn nhớ quê
Lưu lạc muôn trùng, vẫn nhớ quê Rồi đây vận nước: Khắp nơi nghe Độc Tài Cộng Sản không còn nữa Toàn thể dân ta sẽ họp về
(Đức Hùng, Sydney, Úc Châu, 27/08/2018)
Viết tới đây lại ngậm ngùi nghĩ tới bài hát của Nhạc Sĩ Trần Thiện Thanh và xin chép lại vài câu trong bài hát thay cho kết luận:
Anh không chết đâu anh, người anh hùng mủ đỏ tên Đương Tôi vẫn thấy đêm đêm một bóng dù sáng trên đồi máu Nghe trong đêm kêu gào từng tiếng súng pháo đếm mau Và tiếng súng tiếng súng hay nhạc chiêu hồn đưa anh đi anh đi…
Như đã có lần thổ lộ với anh: Đại khái là tôi được thả ra từ trại tù cải tạo vào cuối năm 1981, một mình về tạm trú tại căn nhà trong khu Thanh Đa, quận Bình Thạnh. Căn nhà này vốn được cho phép mua hồi bố tôi làm đốc công của Tổng Cục Gia Cư trước Bẩy Lăm. Ở tạm là vì đã có sẵn giấy báo là phải thu xếp ngay để đi vùng kinh tế mới ở nông trường Phước Bình, Phước Long. Vợ con vốn trước đấy, trong thời gian tôi ở tù, đã phải co cụm lại mới mong sống còn, rúm ró về cư ngụ nhà mẹ vợ; mình tôi vác xác đi kinh tế mới.
Sự trân quý đối với nghệ thuật đã giúp Lê Văn Khoa có cái nhìn tích cực, cầu toàn trong quá trình sáng tạo của ông, và xuất phát từ đấy những hoài bão ông ôm ấp từ thuở thiếu thời. Ông có nhiều hoài bão. Riêng bên lĩnh vực âm nhạc, nó là một giấc mơ, giấc mơ làm thế nào nhạc Việt có thể đi sâu vào dòng chính của âm nhạc thế giới, làm thế nào nhạc Việt vang vọng – và lấp lánh qua đó là bản sắc văn hóa Việt – từ các đại thính đường trang trọng khắp nơi...
Người Việt bị người Tàu đô hộ hàng ngàn năm, các triều đại phong kiến Tàu ra sức hủy diệt văn hóa Việt, đồng hóa người Việt, sáp nhập đất Việt vào đất Tàu. Lịch sử cho thấy họ không thể làm được việc đó. Người Việt vẫn giữ được nước và bản sắc văn hóa riêng của mình, tuy nhiên bị ảnh hưởng nặng nề về văn hóa, ngôn ngữ, lịch sử, tư tưởng, thể chế chính trị…
An lớn lên bên cạnh mẹ từ tấm bé, đến khi có trí khôn hiểu biết em cũng chỉ thấy có mẹ. Em không thắc mắc dù trên khai sinh của em tên cha là vô danh. Một đôi lần hiếm hoi lúc mẹ con gần khít bên nhau, rảnh rang như đi hè, ngồi trên bãi biển, trời cao gió mát, biển mênh mông, An vô tình hỏi mẹ vô danh là gì? Mẹ trả lời là không có tên, rồi mẹ cũng giải thích thêm là, ba đi buôn bán xa, tận ngoài Bắc hay đâu đó, bên tàu bên tây, đi lâu quá là lâu rồi, cũng quên liên lạc về nhà nên phải khai như vậy, đặng con có giấy khai sinh đi học...
Thỉnh thoảng, tôi vẫn hồi tưởng lại thời gian hai năm dịch Covid hoành hành, chuyện khẩu trang, cách ly, hand sanitizers, vaccine Pfizer, Astrazeneca... đặng mai mốt còn kể lại cho đám cháu chắt nghe. Chúng sẽ không thể tưởng tượng nổi những cảm xúc mà chúng ta đã trải qua, lo lắng, buồn phiền, âu sầu với những hệ lụy còn kéo dài sau đó. Nhưng hôm nay tôi xin nhớ lại chuyện vui, dẫu sao cũng là chút “điểm sáng vui vẻ” trong những tháng ngày u ám đó...
Chúng tôi rời toà nhà “Tuyên Bố Độc Lập” để đến Quảng Trường Lịch Sử xem chiếc Chuông Tự Do (Liberty Bell) nổi tiếng. “Chuông Tự Do” với đường nứt của nó đã dính liền với nhiều biến cố lịch sử. Những câu chuyện về chuông đôi khi đã trở thành huyền thoại rất nhiều thú vị và cũng đã gây nhiều tranh cãi. Một điều chính yếu mà mọi người công dân Hoa Kỳ không ai chối bỏ và hãnh diện, đó là: “Chuông Tự Do” là một biểu tượng của nền độc lập Hoa Kỳ...
Mười năm rồi / Chưa về thăm lại Phan Rang / Vùng đất khô cằn cát bụi / Những bãi bờ nắng nóng bốc hơi / Hoa xương rồng lung linh nhuộm đỏ khung trời mùa hạ...
We use cookies to help us understand ease of use and relevance of content. This ensures that we can give you the best experience on our website. If you continue, we'll assume that you are happy to receive cookies for this purpose.