Hôm nay,  

Vui Xuân Nối Bút

20/01/202300:00:00(Xem: 2879)
2tr
Nữ Sĩ Trùng Quang

XƯỚNG THƠ, MỜI HỌA

1.
Một sáng mùa Xuân ngập ánh hồng,
Một cung đàn ấm khắp Tây, Đông.
Một rừng thông điểm trời mây biếc,
Một vũng vàng tô biển nước trong.
Một khối bao la hoa lá trổ,
Một bầu bát ngát sắc hương nồng.
Một tia nắng đẹp soi muôn cõi Một chữ là mang một tấc lòng.
2.
Một thoáng đua vui bút nối vần,
Một trời Xuân đẹp nắng vàng sân.
Một trang giấy trắng mươi hàng chữ,
Một ngọn chì đen mấy đoạn văn.
Một phút tiêu dao thơ với nhạc,
Một giây phiêu lãng ảo và chân.
Một vài lơiø lãi trong khuôn sống:
"Một tiếng tri âm gọi góp phần".

Trùng Quang



Hue Thu
Huệ Thu họa thơ

1. TẠ ƠN LÒNG

Chút duyên thêm thắm, má thêm hồng
Chút lạnh pha vào gió cuối Đông
Chút nghĩa tình nồng câu sách cũ
Chút duyên nghiệp nặng mắc dòng trong
Chút thơm lại tưởng hoa vừa nở
Chút nhớ mà như rượu đã nồng
Chút kính, cầu dâng câu thượng thọ
Chút xin khép nép tạ ơn lòng

2. GẮNG GÓP PHẦN

Chút quản tình ai đã lựa vần
Chút vui hồng tía rải đầy sân
Chút mừng tuổi thọ nơi quê tạm
Chút vị lòng già giữa tiệc văn
Chút tiếc sắc vào hàng bạc tóc
Chút mừng vì chửa kẻ chồn chân
Chút mong hô lớn câu đoàn kết
Chút nghĩ vì dân gắng góp phần

Huệ Thu



Ha Thuong Nhan
Hà Thượng Nhân
 nối bút

ĐÃ NGHE CHỊ GỌI

1.
Đã nghe rực rỡ một màu hồng
Đã thấy xuân về với gió Đông
Đã hiểu duyên dày mà phận mỏng
Đã từng gạn đục lại khơi trong
Đã hay nhìn lại bàn tay trắng
Đã tưởng dâng lên chén rượu nồng
Đã rõ Chín Tư là đại thọ
Đã đành nhiều ít tự nơi lòng

2.
Đã tiếp thơ ai phải họa vần
Đã hồng đầy ngõ, cúc đầy sân
Đã nhiều phen múa trên trường bút

Đã lắm khi đùa giữa trận văn
Đã đọc cổ kim không mỏi mắt
Đã xem gai góc chẳng chồn chân
Đã nghe chị gọi là xin tới
Đã vụng về mong góp chút phần.

Hà Thượng Nhân

CaoMyNhan
Cao Mỵ Nhân hoạ thơ

MỘT CHÚT TÌNH XUÂN

1.
Một cõi càn khôn ánh sáng hồng
Một trời tâm sự tỏa hừng đông
Một trang dĩ vãng vừa rơi nhẹ
Một chuỗi tương lai mới gạn trong
Một chuyện tình thơ đang viết dở
Một đường chân lý đã hun nồng
Một ai tri kỷ nơi thiên hạ
Một ước mơ trao tận đáy lòng

2.
Một bức hoa tiên khách mở vần
Một nàng xuân nữ đợi ngoài sân
Một mầu phẩm hạnh xô hài gấm
Một nét tinh khôi nổi sóng văn
Một vẻ mơ màng tô hướng thiện
Một lời bóng bẩy vẫn là chân
Một câu thưa thốt đầy thâm ý
Một chút tình riêng cũng dự phần

Cao Mỵ Nhân

caotieu
Cao Tiêu tiếp vần

BA BÀI THƠ

1. MộNG LÒNG

Hai mái đầu xanh đẹp tuổi hồng
Năm năm chung lớp xếp hàng đông
Hai bên trai gái cùng vào lớp
Hai đứa hai bàn sát chỗ trong
Mấy lượt đón Xuân cùng áo mới
Hai nhà như ước một duyên nồng
Hai con bướm lượn vườn thơ đó
Hai áng mây phong dệt mộng lòng

2.CHợ TếT QUÊ XưA

Những sạp rau xanh, những cốm, hồng
Nhiều hàng quán tết, chợ quê đông
Dăm thầy hương lý ô che nắng
Những thúng cam sành xếp phía trong
Mấy cô thôn nữ môi trầu đỏ
Vài cụ già râu nếm rượu nồng
Bao quẻ nhân duyên thầy bói đoán
Lắm cậu chờ xem thấp thỏm lòng

3. CHUNG NHÌN MộT HưỚNG

Mấy khúc tình ca vút điệu vần
Hai hàng tùng cúc dọc theo sân
Một đàn chim sẻ bay ngoài nắng
Dăm tiếng cười vui giọng đọc văn
Hai giải thắt lưng hoa lý sẫm
Đôi hài thêu gấm dấu in chân
Hai cuộc đời chung nhìn một hướng
Hai tấm lòng son để sẵn phần

Cao Tiêu

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ở Âu châu gần đây bỗng nổi lên phong trào đòi xóa bỏ giới tính trong ngôn ngữ thường ngày và cả trong giấy tờ như căn cước. Vấn đề trở nên căng thẳng khi bộ từ điển danh tiếng Robert thay thế đại danh từ «il» và «elle» bằng một từ mới, «ile», trung tính, phi Nam phi Nữ, và từ đấy nổ ra một vụ tranh cãi kịch liệt. Phe cấp tiến nhiệt liệt tán thành, bảo đây là cơ hội cho chúng ta xóa bỏ giai cấp và tính kỳ thị nơi con người. Phe bảo thủ như Tổng trưởng Giáo dục Pháp bảo, «Không nên nhồi nặn tiếng Pháp như vậy dù với những lý do nào đi nữa». Phần lớn chúng ta đứng ngoài trố mắt tự hỏi: Giữa mùa đại dịch COVID-19, bộ mấy người hết chuyện làm rồi hay sao mà toàn nói ba chuyện ruồi bu như vậy? Việt Báo hân hạnh giới thiệu bài viết của tác giả Nguyễn thị Cỏ May về vấn đề này, một bài viết bẩy phần thông tin ba phần phiếm luận.
Một bài phiếm luận thú vị của một tác giả sống bên Đức Quốc. Những điều tủn mủn tầm thường của cuộc sống đôi khi lại định đoạt cho hạnh phúc của mình. Việt Báo hân hạnh giới thiệu.
Thơ ba dòng là một thứ “hố đen” trong vũ trụ thơ. Đó là thứ “thơ còn lại” sau khi thiêu rụi những rườm rà, những quy cách, những lối mòn của những đường lối thơ đã trở nên chán ngắt mà, trong đó, nổi bật nhất, là sự mượt mà du dương của chủ nghĩa lãng mạn. Thơ ba dòng, do đó, là thơ để nghĩ hơn là để ngân nga như những nhạc điệu êm tai và, trong tương tác với người đọc, như là một thứ thơ đã nén chặt, nó sẽ bùng nổ theo những liên tưởng và suy tưởng không ngờ.
Mời nghe Alexandra Huỳnh đọc bài thơ Di Sản (Inheritance) "live" trên đài truyền hình LX News. Nữ sinh gốc Việt Alexandra Huynh, tên Việt là Thụy An, 18 tuổi, trong buổi chung kết đêm Thứ Năm 20/5/2021 vừa qua đã thắng giải: "2021 National Youth Poet Laureate -- Nhà Thơ Khôi Nguyên Giới Trẻ Quốc Gia 2021". Huynh trả lời phỏng vấn AP đêm Thứ Năm qua điện thoại từ nhà, rằng thơ đối với cô là phương tiện để tự bày tỏ và để giúp công lý xã hội. Cô nói “Tiếng Việt tự nó đã là một tiếng nói giàu chất thơ. Trong sinh hoạt văn hóa của người Việt người ta đã nói thành thơ trong cuộc sống hằng ngày.” Cô cho hay là đã tập viết những lời thơ phổ nhạc từ khi mới 7 tuổi; đặc biệt là sau những lần đọc thơ trước công chúng thì lại càng cảm thấy sức mạnh của chữ nghĩa có tác động tích cực lên tâm lý và tinh thần đại chúng. Alexandra Huynh căn bản sáng tác thơ bằng tiếng Anh nhưng luôn nuôi hy vọng là sẽ có tác phẩm thơ ra đời và sẽ được chuyển ngữ sang “tiếng Mẹ đẻ”, ngôn ngữ Việt Nam.
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu tên thật là Nguyễn Khắc Hiếu, sinh ngày 8 tháng 5 năm 1888 (tức ngày 29 tháng 4 năm Mậu Tý), tại làng Khê Thượng, huyện Bất Bạt, tỉnh Sơn Tây, nơi có núi Tản sông Đà. Thân sinh ông là Nguyễn Danh Kế, đỗ Cử nhân, từng giữ chức Ngự sử trong kinh. Mẹ là Lưu Thị Hiền, cũng có sách ghi là đào Nghiêm, vốn là một đào hát, nổi tiếng tài sắc, giỏi văn thơ.
“Tất cả đều là khói sóng trên sông cả”. Chuyên buột miệng với tiếng thở dài. “Mất mát, tan biến không thể nào tìm lại được”. Vũ đứng dậy, bứt rứt. “Bỗng nhiên mà thấy nhớ nhà ghê! Nhớ dòng sông cũ.
Một bức biếm họa của họa sĩ Ricardo Caté đang gây sôi nổi trong giới trẻ Việt Nam và nhiều nước. Họa sĩ Caté là người Mỹ gốc da đỏ duy nhất trong nghề vẽ biếm họa có tranh đăng từ 2006 trên một nhật báo dòng chính
Năm 2017, khi in tập Thơ Ngắn Đỗ Nghê, tôi viết tặng Hoàng Quốc Bảo một bài thơ ngắn: CÓ KHÔNG. Bài thơ rất ngắn, như để dành riêng cho người bạn của mình, nhưng thực ra cũng để chia sẻ cùng các bạn đang hành thiền Quán niệm hơi thở
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.