Hôm nay,  

Mùa thu đến tự bao giờ?

01/10/202211:26:00(Xem: 2102)

Tản mạn

autumn leave

Có bạn nói mùa thu đã đến từ hơn tháng trước, có bạn bảo mùa thu mới bắt đầu vài mấy hôm nay. Ai sai, ai đúng? Mùa thu bắt đầu tự ngày nào trong năm?

 

Thưa theo Âm lịch (ÂL) thì mùa thu bắt đầu vào ngày Lập Thu. Nhưng ngày Lập Thu là ngày nào, mùng mấy tháng mấy?

 

Thưa ÂL chia một năm ra làm 24 giai đoạn, hay 24 tiết (solar terms). Mỗi tiết kéo dài khoảng hơn 15 ngày. Tiết thứ 13 trong năm được gọi là tiết Lập Thu. Ngày thứ nhất của tiết thứ 13 ấy chính là ngày bắt đầu của mùa thu, gọi là ngày Lập Thu. Nhưng ngày đó là ngày mùng mấy trong Âm lịch ?  Và làm thế nào để biết nó rớt vào ngày nào?

 

Thưa đã đến lúc phải mở một dấu ngoặc ở đây. Âm lịch vừa dựa vào chuyển động của mặt trăng quanh trái đất vừa dựa vào vị trí của trái đất quanh mặt trời. Vì thế tiếng Anh gọi ÂL hay lịch Ta là luni-solar calendar, vừa nhật vừa nguyệt. Phải dựa vào mặt trời thì ÂL mới có thể phản ánh đúng khí hậu, mùa màng trên trái đất.

 

Để định ngày và tháng thì ÂL dựa vào mặt trăng. Ngày mà mặt trăng xoay đến vị trí giữa trái đất và mặt trời thì gọi là ngày mùng 1, hay ngày sóc (new moon), là ngày bắt đầu của một tháng. Mười bốn ngày sau, khi mặt trăng xoay đến phía bên kia của trái đất, thì là ngày rằm, ngày 15, hay ngày vọng (full moon). Chu kỳ của măt trăng quanh trái đất là 29 ngày rưỡi. Vì thế một tháng ÂL có khi có 29, có khi có 30 ngày.

 

Còn việc định năm thì ÂL, giống như DL, phải dựa vào mặt trời. Vị trí trên quỹ đạo quanh mặt trời xác định trục quay trái đất lúc ấy đang ngả về phương hướng nào, hướng về hay nghiêng xa khỏi mặt trời. Chính cái phương hướng khác nhau ấy làm cho khí hậu thay đổi theo mùa màng. Năm cũ chấm dứt và năm mới bắt đầu khi trái đất trở về vị trí cũ trên quỹ đạo của nó. Chu kỳ ấy là mỗi 365 ngày (+1/4). Điều này ai cũng biết. Nhưng một năm của Âm lịch bắt đầu vào ngày nào? Có phải là mùng một tháng giêng hay mùng một Tết Nguyên Đán không? Thưa, đứng trên cương vị khí tiết mùa màng, ngày đầu năm ÂL không phải là ngày mùng 1 tháng giêng. Mà bắt đầu vào ngày đầu tiên của tiết Lập Xuân. Đó là ngày mà khi nhìn từ trái đất thì mặt trời nằm ở vị trí 315 độ trên đường hoàng đạo. Ngày đó trùng hợp với ngày 3 hoặc 4 tháng 2 của Dương lịch, năm này sang năm khác đều như thế, và không can hệ gì đến chuyện lúc đó mặt trăng tròn hay khuyết.

 

Như đã nói ở trên, tiết Lập Thu là tiết thứ 13 trong năm. Sau 12 tiết, hay 12 x 15.3 = 183 ngày, thì ngày thứ 184 sẽ là ngày bắt đầu của tiết Lập Thu. Tính từ ngày 3 tháng 2 cộng thêm 184 ngày thì mùa thu bắt đầu vào ngày 7 hay 8 tháng 8 Dương lịch, và kéo dài khoảng 91 ngày. Đến ngày 6 tháng 11 thì mùa thu chấm dứt, nhường bước cho mùa đông. Ngày chính giữa của mùa thu ÂL gọi là ngày Thu Phân, thường rơi vào ngày 22 hay 23 tháng 9. Ngày ấy đêm và ngày dài bằng nhau. Lịch Tây gọi đó là ngày Autumnal Equinox, và quy định đó là ngày bắt đầu của mùa thu, sau lịch Ta 45 ngày.

Tóm lại, theo lịch Ta thì mùa thu bắt đầu ngày 7 hay 8 tháng 8. Theo lịch Tây thì ngày 22 hay 23 tháng 9. Ai đúng ai sai? Thưa chẳng ai đúng chẳng ai sai. Chỉ là vấn đề quy ước tên gọi. Nhưng có lẽ gọi mùa màng theo lịch Tây hợp lý hơn vì đầu tháng 8 ở Bắc Bán Cầu khí hậu còn nóng bức. Phải đến cuối tháng 9 thì khí trời mới mát mẻ, cây lá mới bắt đầu đổi mầu, trời mới sửa soạn khoác lên người tấm áo vào thu.

 

Thế ngộ nhỡ không có lịch, như các bác nông dân ngày xưa lo việc cấy trồng thì làm sao mà biết thu về hay chưa?

 

Thưa có thể nhìn trời sao mà biết: Khi ngôi sao ở cái đuôi của chòm sao Mục Phu (Bootes) hình con diều nằm ở chính hướng tây trên đường chân trời thì đã đến ngày Thu phân rồi vậy.

Ngày bắt đầu của 4 mùa theo Âm lịch và Dương lịch thì như sau (năm này sang năm khác không thay đổi, chỉ xê dịch một đôi ngày tùy theo chu trình của trái đất): Theo Âm lịch thì là các ngày Lập Xuân, Lập Hạ, Lập Thu và Lập Đông, tức là các ngày 03/2, 05/5, 07/8, và 07/11 DL. Lịch Tây thì cho là 4 mùa bắt đầu vào các ngày Xuân Phân (Spring Equinox), Hạ Chí (Summer Solstice), Thu Phân (Autumnal Equinox), và Đông Chí (Winter Solstice), tức là các ngày 21/3, 21/6, 22/9 và 22/12. Ngày bắt đầu của mỗi mùa theo DL lại là ngày chính giữa của mùa ấy theo ÂL.

 

Tô Thẩm Huy

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tôi tự hỏi có phải anh không có ai để nói chuyện nên buồn quá muốn tiêu hóa những suy nghĩ từng nung nấu?...
chữ nghĩa nổi trôi theo sóng biển / ngày ươm nắng trên cánh chim thiên thần / da trời màu xanh đem lại bình an / thời gian như dừng lại / một khoảng không gian lắng đọng...
Người xa, để lại hương đời / Giấc mơ chốn cũ hồn vời vợi trông / Bóng đa, cánh bướm, dòng sông / Mở trang nhạc cũ, ngút lòng ca dao...
Âm nhạc của Nhạc Sĩ Cung Tiến đã chinh phục cả hai, ba thế hệ người thưởng ngoạn, suốt từ thập niên 50 cho đến ngày nay; và có lẽ trong một tương lai rất lâu nữa, người ta vẫn nghe nhạc của ông. Tuy đã khá trọng tuổi, nhưng sự ra đi của ông mới đây vẫn là sự bất ngờ đến bàng hoàng đối với những người thân yêu và mến mộ ông. Nỗi niềm thương tiếc này được biểu hiện bằng đôi lời chia biệt với ông và gia đình từ khắp nơi. Việt Báo trích đăng lại. Cầu mong Ông yên nghỉ.
Cái chết làm nên đời sống của chúng ta. Cũng như mất mát làm nên âm nhạc. Cái chết của một người, một nghệ sĩ, một quê hương...
buổi chiều nào se lạnh / mưa đổ muộn xuống mùa hè miền đông bắc / như trận mưa ở saint paul năm nào / ngày thanh tâm tuyền chết./ buổi chiều tôi biết muộn / cái chết của cung tiến...
Di sản nghệ thuật của nhạc sĩ Cung Tiến không nằm ở số lượng, mà đầy ở phẩm chất. Ngoài những ca khúc, tấu khúc thuần tuý giá trị về âm nhạc, ông còn để lại những bài viết, tiểu luận dưới nhiều đề tài văn học, kinh tế, và truyện dịch. Chúng ta đã đọc, đã nghe khá nhiều về tài hoa và khả năng sáng tác của Cung Tiến từ tuổi 15 cho đến những năm tháng sau cùng. Trong những quà tặng ông để lại tôi đặc biệt yêu thích nghệ thuật phổ thơ thành nhạc của ông, chẳng những cho chúng ta thưởng thức giai điệu bán cổ điển tây phương, ngủ âm đông phương, mà còn mang thơ Thanh Tâm Tuyền, một trong vài thi sĩ hàng đầu trong thời đại của ông đến giới thưởng ngoạn nhạc nghệ thuật và lưu trữ vào kho tàng âm nhạc Việt. Thơ Thanh Tâm Tuyền không dễ phổ thành nhạc.
Như những tiếng cầu xin cứu vớt linh hồn chúng tôi / ngoài khơi bí mật đến tự một con tàu biển; / qua những mảnh danh từ dệt nên hồn mầu nhiệm / em vẫn chỉ là tóc mây cổ nõn và môi./ Sau áo len danh từ là thế giới xa vời, / là đêm không trăng sao là trùng dương thăm thẳm; / qua những chuỗi ngọc cười, em vui nước mất đẫm / vai anh, em buồn. Đêm hồn anh dài không nguôi.
Phiến đá là một vầng trán nơi những giấc mơ hiền than thở/ Không một dòng nước uốn quanh và những cây tùng bách giá băng / Phiến đá là một cánh vai trần để chở đi thời gian / Với những cây nước mắt những dải băng và những tinh cầu / Tôi đã thấy những trận mưa xám chạy dài theo những đợt sóng / Giơ cao lên những cánh tay ngọt ngào lỗ chỗ / Để không cho phiến đá duỗi dài với được / Phiến đá chặt tay chân ra thành từng mảnh mà không thèm hút máu
Cung Tiến là một tên tuổi lớn của âm nhac Việt Nam, nhưng ông cũng là một tác giả có nhiều đóng góp vào hai mươi năm văn học miền Nam và văn học hải ngoại. Vào những thập niên 1950 và 1960, với bút hiệu Thạch Chương, Ông đã sáng tác, nhận định và phê bình văn học, cũng như dịch thuật, cho các tạp chí Sáng Tạo, Quan điểm, và Văn. Hai trong số các truyện ngắn ông dịch và xuất bản ở Việt Nam là cuốn Hồi ký Viết Dưới Hầm của Dostoievsky và cuốn Một Ngày Trong Đời Ivan Denisovitch của Solzhenitsyn. Mời đọc lại một bài viết về Hermann Hesse của Thạch Chương, tức nhạc sĩ Cung Tiến.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.